- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần 5,39 3,63 2,19 0
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠ
3.2.2.1. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện và đẩy mạnh các hình thức huy động vốn công ty đã áp dụng tính đến thời điểm hiện nay
vốn công ty đã áp dụng tính đến thời điểm hiện nay
Tính đến thời điểm hiện nay, công ty chủ yếu huy động vốn thông qua hai hình thức đó là: tín dụng ngân hàng và huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, tiếp đến là tín dụng thương mại cũng góp một phần đáng kể vào tổng nguồn vốn huy động được của công ty. Ngoài ra, một số hình thức huy động vốn khác mà công ty đã thực hiện đó là: huy động vốn từ các khoản tiền nhàn rỗi của các cá nhân và tổ chức công đoàn công ty, huy động vốn thông qua hình thức mượn giá trị tài sản nhà đất của cán bộ công nhân viên và gia đình họ. Cụ thể như sau:
Hiện nay, các hình thức tài trợ vốn cho doanh nghiệp được các ngân hàng thương mại sử dụng ngày càng phong phú nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đối với công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến, thì tín dụng ngân hàng thông qua các hợp đồng tín dụng vẫn là kênh huy động vốn chủ yếu của công ty. Vì vậy công ty cần áp dụng nhiều hình thức vay vốn ngân hàng hơn nữa, chứ không nên chỉ tập trung vào hình thức thông qua hợp đồng tín dụng (tín dụng hạn mức). Cụ thể: Do đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là nhập khẩu hàng hoá ở nước ngoài và bán thương mại trong nước. Vì vậy, công ty cần đẩy mạnh hình thức mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu, hay cho vay thanh toán bộ chứng từ nhập, bảo lãnh vay vốn thanh toán hàng nhập khẩu bằng cách phát hành bảo lãnh. Đặc biệt cần đẩy mạnh phương thức phát hành bảo lãnh trong thanh toán hàng nhập khẩu, vì mức phí thanh toán cho dịch vụ bảo lãnh thấp hơn nhiều so với chi phí lãi vay. Đồng thời, tuỳ từng thời điểm công ty có thể lựa chọn việc vay vốn bằng đồng nội tệ hay ngoại tệ cho phù hợp vì lãi suất vay vốn giữa đồng nội tệ và ngoại tệ thường chênh lệch khá lớn.
*Đẩy mạnh huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán:
Thị trường chứng khoán có thể coi là kênh cung cấp vốn quan trọng thứ hai của các doanh nghiệp nói chung cũng như công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Phúc Tiến nói riêng. Từ năm 2008 đến nay, công ty đã thực hiện 02 lần phát hành cổ phiếu ra công chúng để nâng vốn điều lệ lên đến 200 tỷ đồng. Đây là kênh huy động vốn hữu hiệu đối với công ty trong việc nâng vốn điều lệ theo mục tiêu công ty đặt ra nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng, ổn định, hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy, công ty cần khai thác triệt để hơn nữa nguồn vốn huy động thông qua kênh huy động này dựa trên sự tính toán kỹ lưỡng thời điểm phát hành cổ phiếu, số
lượng cổ phiếu phát hành, loại cổ phiếu phát hành, đối tượng mua cổ phiếu hay phương thức phát hành cổ phiếu, nhằm thu được những kết quả cao nhất từ việc phát hành cổ phiếu, tạo nguồn vốn huy động dồi dào và hiệu quả cho công ty.
Để thực hiện các kế hoạch đầu tư cũng như các kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, đảm bảo cơ cấu tài chính đạt mức an toàn, giảm bớt rủi ro về tài chính do sự lệ thuộc nhiều vào nguồn vay ngân hàng và tăng cường khả năng tự chủ về tài chính của công ty, bên cạnh việc huy động nợ công ty đã đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 400 tỷ đồng (năm 2015), thông qua việc phát hành cổ phiếu. Tác giả xin đề xuất phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ của công ty từ 200 tỷ đồng lên 400 tỷ đồng, cụ thể như sau:
Số lượng cổ phiếu phát hành: 20.000.000 cổ phiếu Loại cổ phiếu phát hành: Cổ phiếu phổ thông Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu
Đối tượng mua cổ phiếu: Các cổ đông chiến lược (13 triệu cổ phiếu), các cổ đông hiện hữu (7 triệu cổ phiếu).
Phương thức phát hành: Phát hành riêng lẻ Số lượng nhà đầu tư: Dưới 100
Tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược: Do HĐQT xây dựng tiêu chí và lựa chọn cổ đông chiến lược.
Giá chào bán: HĐQT quyết định mức giá chào bán, nhưng không thấp hơn giá thị trường.
Thời gian hạn chế chuyển nhượng: Tối thiểu 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.
Vốn điều lệ sau đợt phát hành: 400.000.000.000 đồng.
thị trường chứng khoán là hai hình thức huy động vốn truyền thống của công ty. Nguồn vốn huy động được từ hai kênh huy động này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn mà công ty đã huy động được. Vì vây, công ty cần đặc biệt quan tâm đến việc củng cố, hoàn thiện và đẩy mạnh hai hình thức huy động vốn này.
*Củng cố và đẩy mạnh tín dụng thương mại:
Bên cạnh việc vay vốn ngân hàng và thông qua thị trường chứng khoán, công ty cần đẩy mạnh tín dụng thương mại thông qua các đối tác, các nhà cung ứng trong và ngoài nước. Dựa vào uy tín của công ty cũng như mối quan hệ lâu năm với các đối tác, công ty tiến hành đàm phán với nhà cung cấp để nâng thời gian trả chậm lên cao hơn trước đây.
Cụ thể: Công ty nên lựa chọn, tìm kiếm những nhà cung ứng có tiềm lực. Vì các nhà cung ứng có tiềm lực thường bán cho công ty với giá cả phù hợp nhất và cho thời gian trả châm được dài hơn. Đa dạng hoá các nhà cung ứng vì khi đó các nhà cung ứng sẽ cạnh tranh nhau để bán được hàng cho công ty, vì vậy công ty sẽ có được sự ưu đãi từ các nhà cung ứng trong việc trả chậm, giá cả tốt. Bên cạnh đó, công ty cần tạo uy tín trong việc thanh toán công nợ đối với nhà cung ứng, cần cân đối tốt nguồn tiền và có thứ tự ưu tiên trong thanh toán công nợ thật hợp lý, tránh để nợ quá hạn lâu. Khi xây dựng được lòng tin về thanh toán công nợ đối với các nhà cung ứng thì các nhà cung ứng sẽ sẵn sàng ưu đãi cho công ty trả chậm với khối lượng vốn ngày càng nhiều hơn và thời gian lâu hơn. Đây cũng là một kênh huy động vốn hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
Đối với việc huy động vốn từ khách hàng: Huy động vốn từ khách hàng hay còn gọi là hình thức chiếm dụng vốn của người mua. Nguồn vốn từ tài khoản người mua trả tiền trước có rất nhiều ưu điểm như không mất chi phí vốn, giúp chủ động được vốn trong kinh doanh, ngoài ra còn đảm bảo cho khả
năng tiêu thụ hàng hoá tốt. Để tăng cường huy động được từ nguồn này công ty cần lựa chọn được các mặt hàng ít nhà cung cấp, công ty có thể làm đại lý độc quyền phân phối một số mặt hàng. Khi nắm được lợi thế đó thì việc chiếm dụng vốn từ nguồn này sẽ dễ dàng hơn. Đồng thời công ty cần không ngừng mở rộng thị trường tìm kiếm các khách hàng có năng lực tài chính tốt để bán hàng và có các chính sách thanh toán phù hợp sao cho mang lại lợi ích nhất cho công ty.
Công ty cần chú ý kết hợp tốt việc huy động vốn từ khách hàng cũng như nhà cung ứng để mang lại nhiều lợi ích cho công ty. Để làm được điều đó, đối với từng mặt hàng, sản phẩm công ty cần vừa là nhà phân phối độc quyền hoặc nhà phân phối chi phối có mạng lưới tiêu thụ rộng lớn, nhà bán buôn hiệu quả hoặc là nhà đại lý độc quyền. Nếu kết hợp nhịp nhàng các hoạt động trên thì công ty chỉ cần sử dụng một số ít vốn chủ sở hữu và vốn vay từ ngân hàng hay thậm chí không cần sử dụng một đồng vốn nào từ vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng mà vẫn có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
*Phát huy hơn nữa tính hiệu quả của việc huy động vốn thông qua cán bộ công nhân viên công ty và gia đình
Công ty cần xây dựng bộ phận nhân lực có nhiệm vụ tuyên truyền, kêu gọi và giải thích rõ ràng cho cán bộ công nhân viên để họ nắm được những quyền lợi cũng như những chính sách đảm bảo của công ty đối với tài sản của họ khi cho công ty mượn hoặc khi tham gia cho công ty vay vốn, tạo dựng niềm tin và thu hút sự hưởng ứng nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên. Trong đó, chi phí công ty trả khi mượn giá trị tài sản nhà đất và lãi suất nhận được khi cho công ty vay tiền là yếu tố hàng đầu mà họ quan tâm.Với mức chi phí và lãi suất hiện nay công ty đưa ra còn quá thấp: chi phí 1,2%/năm/giá trị thẩm định của ngân hàng (đối với trường hợp mượn giá trị
tài sản nhà đất), công ty đảm bảo mức lãi suất huy động bằng lãi suất quy định của ngân hàng tại thời điểm hiện tại (đối với trường hợp huy động nguồn tiền gửi của cán bộ công nhân viên vào công ty) (theo thông báo số 77/TB- TGĐ, Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến, ngày 08/08/2011, về chủ trương huy động nguồn tiền gửi và mượn giá trị tài sản nhà đất), vì vậy chưa thu hút được cán bộ công nhân viên tham gia. Do đó, công ty cần nghiên cứu và đưa ra mức chi phí cũng như lãi suất cao hơn nữa, cụ thể: lãi suất tương đương hoặc cao hơn lãi suất ngân hàng khoảng 1%-2%/năm (trong trường hợp huy động nguồn tiền gửi của cán bộ công nhân viên), hoặc chi phí công ty trả cho cán bộ công nhân viên hay gia đình của họ khi cho công ty mượn giá trị tài sản nhà đất là 1.8%/năm/giá trị thẩm định của ngân hàng, để thu hút sự tham gia của các cán bộ công nhân viên cũng như gia đình họ. Nguồn vốn huy động được từ mỗi cá nhân riêng lẻ là không lớn, nhưng nếu công ty có thể huy động vốn từ nhiều cá nhân trong công ty thì sẽ tạo nên nguồn vốn huy động đáng kể cho công ty mà không cần bất cứ một tài sản thế chấp nào. Vì vậy, công ty cần đẩy mạnh và phát huy tác dụng của kênh huy động vốn này, nhằm tạo nên một nguồn vốn đáng kể và hiệu quả trong tổng nguồn vốn huy động của công ty.