Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến (Trang 39)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI PHÚC TIẾN

2.2.1.Tình hình nguồn vốn

Quy mô, cơ cấu nguồn vốn của công ty có sự biến động khá rõ nét trong những năm gần đây. Sự biến động này được thể hiện qua bảng 2.2 về nguồn vốn hoạt động của công ty, cụ thể:

Bảng 2.2: Nguồn vốn hoạt động Đơn vị: nghìn đồng Năm Nội dung 2009 (1) 2010 (2) 2011 (3) T06/2012 So sánh (%) (2/1) (3/2) I - NỢ PHẢI TRẢ 351.150.179 314.238.497 259.711.883 145.703.551 89.48 82,65 1.Nợ ngắn hạn 350.947.883 314.027.101 259.489.388 145.460.483 89.48 82,63 2. Nợ dài hạn 202.296 211.396 222.496 243.067 104.5 105,25 II-VỐN CHỦ SỞ HỮU 169.766.642 322.172.539 303.812.598 305.749.071 189.77 94,3 1.Vốn chủ sở hữu 167.576.853 322.172.539 303.812.598 305.749.071 192,25 94,3 1.1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 110.000.000 199.999.930 199.999.930 199.999.930 181,82 100 1.2.Thặng dư vốn cổ phần 373.063.235 78.067.483 78.067.483 78.067.483 20,93 100 1.3. Cổ phiếu quỹ -12.110.636 -22.910.999 -22.910.999 189,18 1.4.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 2.878.634 -371.220

1.5.Quỹ đầu tư phát triển 17.009.248 17.009.248 27.009.248 100 1.6.Quỹ dự phòng tài chính 9.791.850 14.578.261 14.578.261 4.578.261 148,89 100 1.7.Lợi nhuận sau thuế

chưa phân phối 47.411.940 21.749.620 17.439.895 19.005.149 45,87 80,18 2.Nguồn kinh phí và các quỹ khác 2.189.789 2.1.Quỹ KT phúc lợi 2.189.789 III-LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 10.570.474 10.477.719 10.004.737 99,12 TỔNG CỘNG 520.916.821 646.981.510 574.002.200 461.457.358 124,2 88,72

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán hợp nhất – Công ty CP SX&TM Phúc Tiến)

Xét về tổng nguồn vốn: Năm 2010 là năm tổng nguồn vốn đạt giá trị cao nhất (hơn 646 tỷ đồng), tiếp đến là năm 2011 (hơn 574 tỷ đồng), năm 2009 là hơn 520 tỷ đồng. Sự biến động về tổng nguồn vốn này là do sự biến động của cả nguồn nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Trong đó, năm 2009, vốn đầu tư của chủ sở hũu là 110 tỷ đồng, nợ phải trả là hơn 351 tỷ đồng

chiếm 67,4% tổng nguồn vốn. Năm 2010, khi vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng lên đến gần 200tỷ đồng thì nguồn nợ phải trả lại giảm xuống còn hơn 314 tỷ đồng, chiếm 48,6% tổng nguồn vốn. Năm 2011: giá trị các khoản vay ngắn hạn giảm xuống đáng kể (chỉ bằng 82,6% giá trị vay ngắn hạn năm 2010) do công ty khó tiếp cận được với nguồn vốn bên ngoài, nên nợ phải trả giảm xuống tương ứng (bằng 82,5% nợ phải trả năm 2010); giá trị vốn chủ sở hữu giảm một chút do lượng mua cổ phiếu quỹ tăng lên so với năm 2010; do đó tổng nguồn vốn năm 2011 giảm xuống và bằng 88,9% tổng nguồn vốn năm 2010. Tuy nợ phải trả năm 2010 giảm, nhưng lượng giảm ít hơn là lượng tăng lên từ nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu. Do vậy tổng nguồn vốn năm 2010 vẫn đạt ở mức cao nhất trong ba năm.

Xét về cơ cấu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn thì tỷ lệ nợ phải trả trong tổng nguồn vốn giảm dần qua các năm, lần lượt như sau: năm 2009: 67,4%, năm 2010: 48.5%, năm 2011: 45,2%. Điều đó chứng tỏ rằng công ty ngày càng chủ động hơn về mặt tài chính, giảm dần sự phụ thuộc vào các nguồn vốn bên ngoài. Tuy nhiên sự sụt giảm này cũng nói lên một điều là công ty đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn bên ngoài (đặc biệt là vốn vay từ các ngân hàng), do chính sách thắt chặt tín dụng và sự suy thoái nghiêm trọng của nền kinh tế từ những năm gần đây. Điều đó được thể hiện rõ nhất thông qua sự sụt giảm tổng nguồn vốn năm 2011, trong khi vốn chủ sở hũu giảm xuống, nhưng nợ phải trả cũng giảm xuống một cách đáng kể.

Xét trong sáu tháng đầu năm 2012, nợ phải trả bằng 56.1% nợ phải trả năm 2011, vốn chủ sở hữu chưa có sự biến động đáng kể tính đến thời điểm hiện nay. Mặc dù năm 2012 là năm nền kinh tế suy giảm nghiêm trọng, thị trường tài chính, thị trưòng bất động sản, thị trưòng chứng khoán đều giảm sút nhưng với tỷ lệ nợ phải trả như trên có thể nói rằng công ty vẫn đang duy

trì tốt các mối quan hệ với bên ngoài để tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, có thể suy đoán rằng những tháng cuối năm sẽ là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với công ty trong việc tăng cường huy động vốn. Vì vậy đây cũng là một bài toán khó cho ban lãnh đạo công ty để có thể phát huy được kênh huy động vốn hiệu quả này.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến (Trang 39)