Củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và nước ngoà

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến (Trang 78 - 79)

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần 5,39 3,63 2,19 0

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠ

3.2.3.1. Củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và nước ngoà

Củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước là việc làm hết sức quan trọng nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của công ty. Theo đó:

Công ty cần tăng cường công tác tiếp thị và giới thiệu sản phẩm thép Phúc Tiến vào các công trình, dự án trọng điểm mang tầm quốc gia và các công trình dự án có quy mô lớn có sự hợp tác của các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời quảng bá thương hiệu thép Phúc Tiến bằng nhiều hình thức khác nhau.

Nghiên cứu và phân tích tình hình doanh nghiệp để đánh giá những tác động trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời phân tích theo mô hình SWOT, với sáu bước: sản phẩm (bán cái gì?), quá trình (bán bằng cách nào?), khách hàng (bán cho ai?), phân phối (tiếp cận khách hàng bằng cách nào?), tài chính (giá, chi phí bằng bao nhiêu?), quản lý (làm thế nào để quản lý được tất cả những hoạt động đó?), để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với công ty. Từ đó có những quyết sách hợp lý phù hợp với tình hình thực tế của công ty.

Không ngừng tìm kiếm các đối tác bán buôn, bán lẻ trong và ngoài nước. Xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài và tốt đẹp trên tinh thần hai bên cùng có lợi, để đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ lên cao.

Nâng cao hơn nữa vai trò của việc nghiên cứu phát triển thị trường, khuyến khích các sáng kiến nhằm củng cố, hoàn thiện và mở rộng thị trường tiêu thụ. Thúc đẩy công tác bán hàng: thực hiện các chính sách bán hàng nhanh chóng, kịp thời; thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng; thực hiện tốt việc chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi bán, nhằm tạo niềm tin nơi khách hàng và củng cố mối quan hệ lâu dài.

Như vậy, khi thị trường tiêu thụ được mở rộng sẽ tạo điều kiện để sản lượng tiêu thụ tăng lên. Khi sản lượng tiêu thụ tăng lên thì số lượng hàng tồn đọng trong kho sẽ giảm xuống, vốn kinh doanh được quay vòng liên tục, công ty sẽ có vốn từ hoạt động bán hàng để nhập khẩu hàng hoá mà không cần phải nhờ đến nguồn vốn bên ngoài. Qua đó, công ty sẽ tiết kiệm được chi phí lãi vay và chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, nếu công ty có hàng tồn đọng chưa tìm được thị trường tiêu thụ thì dù lãi suất cho vay ưu đãi họ cũng không dám tiếp cận nguồn vốn vay vì lo sợ làm ăn thua lỗ, không trả được nợ ngân hàng.

Hơn nữa, khi thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng cả trong và ngoài nước thì thương hiệu Phúc Tiến sẽ được các nhà cung ứng biết đến nhiều hơn, tạo niềm tin đối với các nhà cung ứng. Khi đó, việc thanh toán trả chậm đối với các nhà cung ứng sẽ trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn về cả giá trị và thời gian trả chậm. Và đây chính là nguồn tín dụng thương mại có giá trị đáng kể trong việc tăng cường huy động vốn cho công ty.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w