CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI PHÚC TIẾN
2.2.3.2. Huy động nợ
Mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng khá dồi dào, song so với quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh doanh lớn của công ty thì nhu cầu về vốn của công ty là rất lớn. Vì vậy, ngoài việc huy động từ phát hành cổ phiếu, Công ty còn phải huy động thêm một nguồn vốn đáng kể thông qua việc huy động nợ. Các hình thức huy động nợ mà công ty áp dụng đó là: tín dụng ngân hàng, tín dụng thưong mại và một số hình thức khác. Trong đó, tín dụng ngân hàng là công cụ chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động được theo phương thức huy động nợ mà công ty đang thực hiện:
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Phúc Tiến)
Theo biểu đồ trên ta thấy: cơ cấu vốn vay và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn là tương đối hợp lý. Cơ cấu vốn vay về mặt tỷ lệ không thay đổi nhiều qua các năm, nhưng về mặt giá trị thì năm sau ít hơn năm trước do có sự thay đổi vốn chủ sở hữu. Năm 2009, vốn vay đạt 351.150.179 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 67,4% trong tổng nguồn vốn. Như vậy năm 2009,công ty đã huy động vốn bằng hình thức vay vốn khá nhiều. Sang đến năm 2010, bằng việc phát hành thêm cổ phiếu, nâng mức vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng, làm cho
vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng gần gấp đôi năm 2009. Do đó, nguồn vốn vay năm 2010 giảm xuống đáng kể, còn 314.238.497 nghìn đồng, tỷ trọng trong tổng nguồn vốn giảm xuống còn 48,57%. Năm 2011, do Công ty mua lại một lượng cổ phiếu phát hành làm cổ phiếu quỹ làm cho nguồn vốn chủ sở hữu giảm 18.359.941 nghìn đồng, còn 303.812.598 nghìn đồng. Tuy nhiên giá trị nguồn vốn vay cũng giảm một lượng nhiều hơn là 54.526.614 nghìn đồng, xuống còn 259.711.883 nghìn đồng nên tỷ trọng vốn chủ sở hữu vẫn cao hơn tỷ trọng vốn vay trong tổng nguồn vốn. Sáu tháng đầu năm 2012, vốn vay chiếm 31,57% trong tổng nguồn vốn, nhưng chỉ bằng 51,7% so với nguồn vốn vay cùng kỳ năm trước (281.625.836 nghìn đồng), do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các ngân hàng thương mại thắt chặt tín dụng nên công ty khó tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng.
Như vậy, qua biểu đồ cơ cấu nguồn vốn trên ta thấy, nguồn vốn vay giảm dần qua các năm, vốn chủ sở hữu tăng đáng kể và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn. Điều đó chứng tỏ công ty ngày càng chủ động hơn về mặt tài chính, sự phụ thuộc vốn vào các ngân hàng ngày càng giảm dần. Đây là một tín hiệu rất tốt, giúp công ty chủ động hơn trong việc đầu tư cũng như mở rông hoạt động sản xuất kinh doanh.
PHT là một trong những công ty đã tạo được uy tín và thương hiệu trên thị trường. Do đó, việc vay vốn ngân hàng không phải là khó khăn đối với công ty. Kể từ khi thành lập cho đến nay, công ty đã có mối quan hệ thân thiết và bền vững với rất nhiều các NHTM lớn, như: Vietcombank, Vietinbank, Sacombank, VP bank. Do vậy, nguồn vốn vay của công ty chủ yếu là vay từ các ngân hàng thông qua các hình thức khác nhau, cụ thể:
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn vay
Đơn vị: nghìn đồng
Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 T6/ 2012
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Vay ngắn hạn NH 179.075.504 51 259.869.619 82.7 178.934.700 68.91 75.716.735 52 Vay cá nhân, tổ chức khác 4.675.324 1.33 1.109.369 0.35 1.271.644 0.49 4.713.423 3.23 Phải trả người bán 148.526.946 42.3 37.508.262 11.94 58.892.700 22.68 46.498.848 31.9 Người mua trả tiền trước 3.768.954 1.07 -2.913.309. 0.93 351.377 0.14 379.403 0.26 Thuế và các khoản phải nộp NN 12.391.021 3.53 9.186.857 2.92 11.417.192 4.4 11.026.460 7.56 Phải trả NLĐ 914.675 0.26 1.567.506 0.5 1.780.457 0.69 475.361 0.33 Chi phí phải trả 1.537.805 0.44 1.727.979 0.55 565.926 0.22 244.068 0.17 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 57.654 0.02 48.791 0.02 751.515 0.29 498.108 0.34 Quỹ KT phúc lợi 5.922.027 1.88 5.908.077 4.05 Phải trả DH người bán 169.670 0.05 Phải trả dài hạn khác 178.770 0.06 189.870 0.07 201.970 0.14
Thuế TN hoãn lại phải trả
DP trợ cấp mất việc làm
32.626 0.01 32.626 0.01 32.626 0.01 32.626 0.02
Tổng cộng 351.150.179 100 314.238.497 100 259.711.883 100 145.703.551 100
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Công ty CP SX&TM Phúc Tiến)
Qua bảng 2.4 phản ánh cơ cấu vốn vay ta thấy: Các khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn. Các khoản nợ dài hạn chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể. Trong đó các khoản vay ngắn hạn ngân hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu: năm 2009 là 51%, năm 2010 là 82,7%, năm 2011 là 68,91%. Về mặt giá trị, năm 2010 là năm mà giá trị các khoản vốn vay và nợ ngắn hạn cao nhất trong ba năm 2009, 2010, 2011. Do năm 2010, chính chính phủ thực
hiện chính sách kích cầu nhằm phục hồi tăng trưởng, giữ vững ổn định nền kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa lạm phát tăng cao và đảm bảo an sinh xã hội. Theo đó, chính phủ đã thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vay vốn để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính nhờ các gói kích cầu liên tiếp của chính phủ mà Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến đã huy động được một nguồn vốn đáng kể thông qua việc vay ngắn hạn ngân hàng.
Vay ngắn hạn ngân hàng:
Bảng 2.5: Chi tiết vay ngắn hạn ngân hàng
Đơn vị: nghìn đồng Năm Ngân hàng Năm 2009 (1) Năm 2010 (2) Năm 2011 (3) T6/2012 So sánh (%) (2)/ (1) (3)/ (2) Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – CN Long Biên
7.315.793
Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín – CN Hà Nội
40.532.972 28.307.114 15.038.628 13.233.974 69,84 53,12
Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín – CN Hưng Yên
54.278.132 70.765.776 29.454.990 20.630.281 130,38 100,6
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hưng Yên
1.382.747 25.576.970 45.469.374 25.756.310 1850 158,23
Ngân hàng Công thương Việt Nam – CN Hoàng Mai
75.565.861 85.824.441 88.971.708 16.096.170 113,58 103,67
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Hoàng Mai
49.395.318
Tổng cộng 179.075.504 259.869.619 178.934.700 75.716.735 145,12 68,86
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các năm 2009,2010,2011 - Công ty CP SX&TM Phúc Tiến)
Các khoản vay trên được thực hiện thông qua hợp đồng tín dụng, hạn mức tối đa lên tới 150 tỷ đồng (đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam – CN Hoàng Mai, năm 2011), còn lại là các hạn mức 60 tỷ đồng, 80 tỷ đồng, 90 tỷ đồng). Để có được các khoản vay này, công ty phải tuân thủ các quy trình, thủ tục vay vốn mà các ngân hàng đưa ra, với các mức lãi suất cụ thể theo từng
hợp đồng, các hình thức đảm bảo tiền vay: tài sản đảm bảo (bao gồm toàn bộ hệ thống nhà xưởng, nhà văn phòng, kho bãi, đường nội bộ và các tài sản hình thành từ vốn vay), tài sản thế chấp là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại địa chỉ 309 Tam Trinh, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, Hà Nội), cầm cố sổ tiết kiệm của công ty gửi tại Chi nhánh ngân hàng.
Như vậy, tỷ lệ vay ngắn hạn vẫn duy trì cao qua các năm, chứng tỏ công ty ngày càng có mối quan hệ mở rộng với các ngân hàng, công tác điều phối vốn vay hợp lý, trả nợ đúng hạn, tăng uy tín của doanh nghiệp đối với ngân hàng theo thời gian.
Về tín dụng thương mại: Nguồn vốn từ tín dụng thương mại cũng
chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng nguồn vốn vay, đó chính là các khoản phải trả người bán, tiền ứng trước của người mua, v.v…Những khoản nợ này không phải công ty không có tiền thanh toán, mà do tính chất của tài chính doanh nghiệp có thể chiếm dụng trong thời gian cần thiết. Số lượng vốn vay từ nguồn chiếm dụng này chiếm tỷ lệ không cao trong tổng nguồn vốn vay nhưng nó lại là nguồn huy động không mất phí và trong ngắn hạn nó không ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Nếu sử dụng nguồn vốn này một cách hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí vốn vay và nâng cao ảnh hưởng của mình với các đối tác khác. Nói cách khác, chừng nào còn khả năng chiếm dụng, sử dụng tiền của người khác thì không một doanh nghiệp nào lại từ chối. Tỷ lệ huy động này không cao nhưng bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều sử dụng.
Để tiếp cận được với nguồn vốn huy động này không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng làm được, phải chứng minh được thực lực và khả năng tài chính của mình thì doanh nghiệp mới được đối tác cho hưởng tín dụng thương mại. PHT là công ty chuyên kinh doanh, bán buôn, bán lẻ các loại thép với các đối tác trong và ngoài nước. Đặc biệt là với các đối tác trong nước, công
ty thường sử dụng phương thức mua hàng trả chậm. Do vậy, quỹ tiền mặt của PHT vẫn được sử dụng cho trường hợp khác một cách linh hoạt và tự chủ, trong khi đó PHT cũng không phải trả lãi suất cho món tiền trả chậm này, mà hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, hiệu quả.
Bảng 2.6: Tỷ trọng tín dụng thương mại trong tổng nguồn vốn vay
Đơn vị: nghìn đồng
Năm Tín dụng thương mại Nguồn vốn vay
Tỷ trọng TDTM/Nguồn vốn vay (%) 2009 152.295.900 351.150.179 43.37 2010 34.594.953 314.238.497 12.87 2011 59.244.077 259.711.883 22.82 T6/2012 46.878.251 145.703.551 32.17
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Công ty CP SX&TM Phúc Tiến 2009, 2010, 2011,06/2012)
Theo bảng số liệu trên ta thấy, năm 2009, tỷ trọng của các khoản tín dụng thương mại này cao nhất trong ba năm (từ năm 2009 đến năm 2011), đạt 43,37%. Kết quả đó là do năm 2009, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng tín dụng ngân hàng thấp, công ty khó tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Vì vậy, công ty không có khả năng thanh toán được hết các khoản phải trả cho đối tác, nên bắt buộc phải sử dụng nguồn vốn chiếm dụng cao. Năm 2010, khi nguồn vốn tín dụng ngân hàng tăng lên cao, thì nguồn tín dụng thương mại lại giảm mạnh, còn 12,87% trong tổng nguồn vốn vay. Sang đến năm 2011, nguồn vốn tín dụng thương mại lại tăng lên đến 59.244.077 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 22,82% trong tổng nguồn vốn vay. Trong sáu tháng đầu năm 2012, nguồn vốn tín dụng thương mại đạt 46.878.251 nghìn đồng, chiếm 32,17% tổng nguồn vốn vay, và bằng 66,77% nguồn vốn tín dụng cùng kỳ năm trước (nguồn vốn tín dụng thương mại sáu tháng đầu năm 2011 là 70.206.699 nghìn đồng), do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sáu tháng đầu năm 2012 (487.832.095 nghìn đồng) chỉ bằng 65,87% doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sáu tháng đầu năm 2011(740.524.404 nghìn
đồng).
Như vậy, tín dụng thương mại là một trong những công cụ huy động