Đối với Chính phủ Ổn định kinh tế vĩ mô:

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến (Trang 86)

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần 5,39 3,63 2,19 0

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠ

3.3.1. Đối với Chính phủ Ổn định kinh tế vĩ mô:

Ổn định kinh tế vĩ mô:

Chính phủ cùng với các cơ quan chức năng của mình đảm bảo ổn định nền kinh tế vĩ mô, điều tiết một nền kinh tế thị trường phát triển ổn định, kiềm chế và đầy lùi lạm phát, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh hiệu quả, thị trường vốn sôi động trở lại giúp các doanh nghiệp huy động vốn dễ dàng và thuận lợi hơn. Đồng thời môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo tiền đề để thu hút các nhà đầu tư có tổ chức, các nhà đầu tư chuyên nghiệp trong và ngoài nước, góp phần tăng cầu và tính thanh khoản cho thị trường.

Hoàn thiện môi trường pháp lý:

Nhà nước với các cơ quan chức năng quyền lực của mình thông qua lập pháp, lập quy cần xây dựng và củng cố một môi trường pháp lý đảm bảo tính đồng bộ và ổn định, hệ thống pháp lý rõ ràng, đầy đủ và bình đẳng nhằm bảo vệ quyền lợi, trách nhiệm của các doanh nghiệp vay vốn cũng như các tổ chức cho vay vốn. Môi trường pháp lý ổn định góp phần thu hút các hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn.

Xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật chứng khoán sửa đổi:

Luật chứng khoán sửa đổi bổ sung được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2010. Tính đến tháng 6/2012, chưa có văn bản hay nghị định hướng dẫn thi hành luật chứng khoán sửa đổi bổ sung này. Vì vậy, các cơ quan Chính Phủ cần nhanh chóng xây dựng các văn bản, các Nghị định hướng dẫn thi hành nhằm đưa luật sớm đi vào thực tiễn cuộc sống. Nghị định cần đưa ra các quy định cụ thể hơn, đồng thời hướng dẫn những nội dung mới trong Luật chứng khoán sửa đổi, đặc biệt là cần quy định chi tiết về hồ sơ, thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ.

Điều chỉnh lại tỷ lệ hạn chế cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, tiến tới ban hành quy chế mới về bán cổ phần và xác lập tỷ lệ cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài:

Luật doanh nghiệp và luật đầu tư đã xoá bỏ tỷ lệ hạn chế cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam, chỉ trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện là hạn chế tỷ lệ góp vốn. Tuy nhiên chưa có văn bản nào quy định danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện và tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài, chưa có danh mục này thì chưa thể xác định những ngành nghề còn lại là không hạn chế tỷ lệ cổ

phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, quy chế bán cổ phần và xác lập tỷ lệ cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cho doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp thì nên là một văn bản do Thủ tướng Chính Phủ ban hành. Điều này hoàn toàn phù hợp với Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư, phù hợp với cam kết quốc tế về mở cửa thị trường và hội nhập. Trong khi chờ đợi quy chế mới thì cần sửa đổi lại Điều 1, Quyết định 238/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam: “ Tổ chức, các nhân nước ngoài mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch của một tổ chức niêm yết, đăng ký trên trung tâm giao dịch chứng khoán”. Cần được sửa đổi lại là: “Tổ chức, các nhân nước ngoài mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 100% tổng số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch của một tổ chức niêm yết, đăng ký trên trung tâm giao dịch chứng khoán, trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện”

Chính phủ cần có chính sách đầu tư cho những ngành công nghiệp luyện thép và cán thép:

Ngành công nghiệp luyện thép và cán thép là những ngành có suất đầu tư vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài và tỷ suất sinh lời thấp như các ngành khai khoáng, luyện kim, cơ khí, hoá chất cơ bản v.v… Vì vậy, chính phủ cần đề ra các chính sách đầu tư thiết thực cho ngành công nghiệp luyện thép và cán thép, tạo tiền đề cho ngành này phát triển mạnh mẽ, sản xuất ra nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ cho công tác xây dựng, để từ đó thúc đẩy các ngành khác phát triển. Đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào các nước khác. Cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng nhà máy phôi thép để chủ động nguồn nguyên liệu cán thép trong nước.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w