Hạn chế trong công tác huy động vốn tại Công ty

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến (Trang 55)

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần 5,39 3,63 2,19 0

2.3.2.1. Hạn chế trong công tác huy động vốn tại Công ty

Mặc dù Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến đã đạt được nhiều thành tựu trong việc cải thiện tình hình tài chính, đổi mới cơ cấu và huy động vốn phù hợp, song công tác huy động vốn của công ty vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế, cần phải quan tâm, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Xu hướng tăng của nguồn vốn huy động chưa ổn định:

Điều này được thể hiện ở tốc độ tăng trưởng nguồn vốn qua các năm: năm 2010 là 124.2%, năm 2011 là 88.72%, 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011 là 75,22%. Sự giảm xuống của tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động cũng phản ánh được những khó khăn trong công tác huy động vốn của công ty, đồng thời phản ánh bối cảnh chung của nền kinh tế.

Thứ hai, Chi phí vốn huy động có xu hướng tăng lên qua các thời kỳ:

Chi phí huy động vốn là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn. Nhìn vào bảng 2.9 ta thấy: chi phí huy động vốn tăng qua các năm 2010(2,86%), 2011 (6,49%), 2012(10,83%). Chi phí huy động vốn tăng lên có nghĩa là hiệu quả huy động vốn sẽ bị giảm xuống. Như vậy, mặc dù chi phí huy động vốn được đánh giá là phù hợp nhưng tăng qua các năm, đó lại là một hạn chế trong công tác huy động vốn của công ty trong thời gian qua.

Thứ ba, Chưa có kế hoạch cụ thể cho việc xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý, tập trung chủ yếu vào vốn vay ngân hàng: Công ty mới chỉ dựa vào vốn điều lệ và nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng giai đoạn mà xác định việc vay vốn như thế nào, số lượng bao nhiêu, cách thức huy động ra sao? Từ trước đến nay huy động nợ của công ty chủ yếu vẫn là vay vốn ngân hàng. Có thể nói đây là hình thức huy động vốn mạnh nhất của công ty. Việc quan hệ tốt với các ngân hàng đã mang đến cho công ty sự đảm bảo về khả năng vay nợ, tuy nhiên điều này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Việc lạm dụng vào khả năng vay là chính dẫn đến sự lệ thuộc vào một hình thức huy động vốn, công ty sẽ bị động và gặp khó khăn khi thị trường tài chính suy giảm, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng giảm sút. Đồng thời công ty không xác định được cơ cấu vốn tối ưu, cũng như chi phí vốn sao cho thấp nhất để huy động vốn đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến vẫn mang tính chất công ty gia đình, nhưng công ty chưa tận dụng được việc vay vốn từ các thành viên trong công ty và gia đình của họ. Như vậy công ty đã bỏ qua một nguồn vốn đáng kể với chi phí thấp và không đòi hỏi các điều kiện thế chấp.

Thứ tư, huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu còn kém hiệu quả: Công ty tham gia vào thị trường chứng khoán cuối năm 2008, với giá

chào sàn là 25.000 đồng/cổ phiếu. Với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khả quan, giá cổ phiếu PHT đạt đỉnh ở mức 47.000 đồng/cổ phiếu vào đầu năm 2009, khối lượng giao dịch nhiều, tạo tính thanh khoản cao. Tuy nhiên, kết quả đó chỉ duy trì được trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Sau đó, cổ phiếu PHT dần dần mất giá, khối lượng giao dịch giảm dần, tính thanh khoản kém. Đặc biệt, từ năm 2011 đến thời điểm này, cổ phiếu PHT xuống thấp hơn mệnh giá, nhiều phiên không có giao dịch, dẫn đến số lượng vốn huy động từ nguồn này giảm trầm trọng, hiệu quả thấp.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w