- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần 5,39 3,63 2,19 0
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠ
3.2.3.3. Tăng cường quản lý tài chính trong Công ty
Quản lý tài chính luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, trong điều kiện cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, quản lý tài chính trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Việc quản lý tài chính doanh nghiệp bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, đồng thời quản lý có hiệu quả vốn hoạt động thực của công ty. Lập kế hoạch tài chính sẽ cho phép quyết định lượng nguyên liệu thô công ty có thể mua, sản phẩm công ty có thể sản xuất và khả năng công ty có thể tiếp thị, quảng cáo để bán sản phẩm ra thị trường, hay xác định được nguồn nhân lực công ty cần. Trong đó, việc lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn là việc lập kế hoạch về lợi nhuận và ngân quỹ công ty trong khi kế hoạch dài hạn thường mang tính chiến lược và liên quan đến việc lập các mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong vòng từ 3 đến 5 năm. Vốn sử dụng thực của công ty là chênh lệch giữa tài sản hiện có của công ty và các khoản nợ phải trả, thường được gọi là vốn lưu chuyển trong công ty. Các nhà quản lý phải luôn chú ý đến những thay đổi trong vốn lưu chuyển, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi đó đối với tình hình hoạt động của công ty. Khi quản lý nguồn vốn lưu chuyển trong công ty cần xem xét các bộ phận cấu thành sau đây:
Thứ nhất, Tiền mặt và các khoản tương đương tiền: khi lập kế hoạch tài
chính cần trả lời được những câu hỏi liên quan đến tiền mặt như: lượng tiền mặt của công ty có đáp ứng nhu cầu chi phí không? Mối quan hệ giữa lượng
tiền thu được và chi phí như thế nào? Khi nào thì công ty cần đến các khoản vay ngân hàng?
Thứ hai, Các khoản phải thu: chủ yếu bao gồm các khoản tín dụng mua
hàng cho khách hàng. Cần quan tâm đến những khách hàng nào thường hay trả chậm và biện pháp cần thiết để đối phó với họ.
Thứ ba, Tồn kho: Cần xem xét lượng tồn kho có hợp lý với doanh thu,
liệu doanh số bán hàng có sụt giảm nếu không có đủ lượng tồn kho hợp lý cũng như các biện pháp cần thiết để nâng hoặc giảm lượng hàng tồn kho.
Thứ tư, Các khoản phải trả: chủ yếu là các khoản tín dụng mà các nhà
cung cấp cho công ty hưởng.
Thứ năm, các khoản vay phải trả: bao gồm các khoản vay từ ngân hàng
và các nhà cho vay khác. Cần quan tâm đến các vấn đề như: lượng vốn đi vay có phù hợp với tình hình phát triển của công ty, khi nào thì lãi suất cho vay đến hạn trả.
Thứ sáu, Chi phí và thuế đến hạn trả bao gồm: các khoản trả lương, phí
bảo hiểm, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, v.v…
Công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp chính là sợi chỉ gắn kết các hoạt động tài chính thành một xâu chuỗi có quan hệ hữu cơ. Một khâu kém hiệu quả là ảnh hưởng đến kết quả của cả quá trình huy động và sử dụng vốn, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Sự mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn mà hệ quả là chưa khai thác, chưa huy động hiệu quả các nguồn vốn chính là kết quả của việc quản lý tài chính lỏng lẻo.
Nhà quản lý tài chính không phải chỉ quan tâm đến việc sẽ nhận được bao nhiêu tiền mà còn phải quan tâm tới việc khi nào nhận được và nhận được như thế nào? Đồng thời phải cân nhắc, tính toán để quyết định doanh nghiệp nên vay bao nhiêu? Hay, một cơ cấu giữa nợ và vốn của chủ sở hữu như thế nào là tốt nhất? Nguồn vốn nào là thích hợp với công ty?
Hơn nữa, quản lý tài chính là một hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với mọi hoạt động khác của doanh nghiệp. Thật vây, việc lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn giúp công ty xác lập được tốc độ tăng trưởng mong muốn mà công ty có thể đạt được. Tính toán mức vốn cần thiết để trang trải các khoản tồn kho, trang thiết bị, nhà xưởng và nhu cầu nhân sự cần thiết để đạt được tốc độ tăng doanh thu. Nhà quản trị phải dự tính chính xác và kịp thời nhu cầu vốn để có kế hoạch thu hút vốn bên ngoài trong trường hợp ngân quỹ từ lợi nhuận không chia không đủ đáp ứng. Như vậy, tăng cường quản lý tài chính góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của công ty, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý tài chính tốt có thể khắc phục được những khiếm khuyết trong các lĩnh vực khác. Một quyết định tài chính không được cân nhắc, hoạch định kỹ lưỡng có thể gây nên tổn thất khôn lường cho công ty và cho nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chính vì vậy, công ty cần tăng cường quản lý tài chính chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng cao, góp phần làm tăng quy mô cũng như hiệu quả hoạt động huy động vốn của công ty thông qua các hình thức huy động vốn khác nhau.