7. Kết cấu luận văn
3.1.4. Đảm bảo sự phát triển bền vững của di tích
Đảm bảo sự phát triển bền vững của DTLSVH là việc lưu lại cho thế hệ tương lai một di tích không kém hơn so với di tích hiện tại về mọi mặt để cho thế hệ tương lai được hưởng những gì mà các thế hệ hiện tại được hưởng. Để đảm bảo được nguyên tắc này, việc TCQL các DVDL phải tuân thủ những yêu cầu sau:
- Tổ chức DVDL phải phù hợp với quy mô của di tích
Không khai thác quá mức di tích vì lợi ích kinh tế, đảm bảo di tích hoạt động trong giới hạn "sức chứa" (Carrying Capacity) được xác định. "Sức chứa" ở đây cần được hiểu từ nhiều khía cạnh khác nhau như: là lượng khách tối đa mà không gian di tích có thể tiếp nhận, nếu vượt giới hạn đó sẽ nảy sinh
đem lại hoặc sẽ nảy sinh những tác động tiêu cực đến môi trường, hoặc đến việc tổ chức hoạt động du lịch, đến du khách và di tích do sự hạn chế về năng lực quản lý. Xác định sức chứa đối với một di tích là hết sức cần thiết để từ đó có biện pháp phòng ngừa, quản lý sự “quá tải”. Tổ chức dịch vụ phù hợp với quy mô di tích cả về số lượng và loại hình dịch vụ, để đảm bảo hạn chế cao nhất ảnh hưởng tới tuổi thọ di tích.
- Giảm thiểu chất thải ra môi trường: Việc tổ chức DVDL cho du khách tại di tích phải quan tâm đến bảo vệ môi trường cho di tích, tránh để di tích bị ô nhiễm bởi lượng chất thải từ hoạt động du lịch, đồng thời phải có biện pháp giảm nhẹ nhất tác động ô nhiễm môi trường di tích.
- Nỗ lực bảo tồn sự khác biệt, giá trị gốc của di tích: Tính đa dạng về văn hóa và xã hội là nhân tố đặc biệt quan trọng tạo nên sự hấp dẫn và làm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, tăng cường sự phong phú về sản phẩm du lịch. Việc duy trì tính đa dạng văn hóa và xã hội là yếu tố quan trọng phát triển ngành du lịch.
Sự khác biệt về loại hình, giá trị vật thể và phi vật thể của từng di tích góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hóa của địa phương, của khu vực. Vì vậy tổ chức DVDL phải chú ý, cố gắng bảo tồn giá trị gốc, giá trị đặc thù của từng di tích, qua đó tăng sự hấp dẫn khách du lịch. Việc cải tiến hay tôn tạo di tích quá vì mục đích thương mại là nguy cơ làm mất đi giá trị gốc của di tích, hoặc làm sai lệch bản chất của di tích như xây dựng mới công trình trong khuôn viên di tích để tổ chức dịch vụ làm sai lệch cảnh quan gốc của di tích, phá vỡ cảnh quan di tích, vi phạm nguyên tắc bảo tồn di tích hoặc tổ chức biểu diễn thời trang tại đình, chùa trong thời gian lễ hội để thu hút khách dễ làm dung tục tính chất văn hóa, linh thiêng của di tích hoặc cố tình thêm, bớt khi thuyết minh về di tích nhằm thu hút khách, bán hàng lưu niệm là gián tiếp làm sai lệch giá trị của di tích.
- Đầu tư thích đáng tài chính và sức lực cho việc tu bổ, tôn tạo di tích: nguồn vốn đầu tư này được chia sẻ từ thu nhập của các dịch vụ được tổ chức tại di tích, tủy theo mức độ tác động đến môi trường, cảnh quan và di sản tại di tích. Ví dụ, nguồn tiền công đức tại di tích được dùng cho việc tu bổ, bảo vệ khu vực thực hành nghi lễ tâm linh, thờ cúng, bởi khu vực này thường bị ảnh hưởng nhiều do hoạt động đốt hương, vàng mã, do tụ tập đông người trong những ngày lễ, tết… Đầu tư cho di tích là nhằm phục hồi nhanh những thiệt hại do hoạt động du lịch gây ra, đảm bảo khả năng phục vụ tham quan.
Những yêu cầu trên đây nếu được thực hiện đầy đủ sẽ là đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển bền vững của di tích và dịch vụ du lịch.