Phối hợp chặt chẽ giữa ban quản lý di tích và chính quyền địa phương,

Một phần của tài liệu Tổ chức và quản lý dịch vụ phục vụ du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội ( Nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long (Trang 123)

7. Kết cấu luận văn

3.4.6.Phối hợp chặt chẽ giữa ban quản lý di tích và chính quyền địa phương,

phương, cơ quan trật tự, an ninh sở tại

Hiện tượng chèo kéo khách du lịch, lừa gạt khách cho đến nay vẫn còn phổ biến ở hầu hết các di tích có khách du lịch, nhất là vào những lúc đông khách như vào mùa lễ hội, vào dịp tết…. Mặc dù các BQL đã cố hết sức để đảm bảo an ninh cho du khách, nhưng do quyền hạn, chức trách còn hạn chế, nên không thể ngăn chặn triệt để tình trạng trên. Chính vì vậy, cần có sự tham gia, phối hợp của chính quyền địa phương, cơ quan trật tự, an ninh sở tại để nắm bắt, ngăn chăn kịp thời những hành vi làm ảnh hưởng tới môi trường du lịch của di tích, của không gian xung quanh di tích. Đặc biệt, cơ quan công an sở tại là lực lượng phối hợp giữ vai trò cơ bản trong việc đảm bảo sự an toàn, an ninh cho du khách tại di tích trên địa bàn mình quản lý. Thực tiễn ở tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám là một ví dụ về việc phối hợp giữa lực lượng bảo vệ và

cơ quan an ninh địa phương. Trong nhiều năm, nạn trộm cắp, móc túi đã giảm hẳn, hiện tượng bán hàng dong, chèo kéo, lừa gạt du khách chỉ xảy ra lẻ tẻ, vào những lúc lực lượng trật tự, an ninh không túc trực tại địa bàn (đầu giờ sáng hoặc buổi trưa, cuối buổi chiều).

Chính quyền địa phương tham gia vào việc quản lý, bảo vệ di tích sẽ là có tác động lớn đến việc gìn giữ môi trường, văn minh giao tiếp xung quanh di tích, tạo nên bộ mặt văn hóa cho địa phương. Điều này cũng góp phần thu hút khách, giảm thiểu tác động xấu đến khu di tích

Một phần của tài liệu Tổ chức và quản lý dịch vụ phục vụ du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội ( Nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long (Trang 123)