Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu, tổ chức du lịch

Một phần của tài liệu Tổ chức và quản lý dịch vụ phục vụ du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội ( Nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long (Trang 121)

7. Kết cấu luận văn

3.4.3.Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu, tổ chức du lịch

Mô hình TCQL các DVDL tại các DTLSVH trên địa bàn Hà Nội liên quan, phụ thuộc vào các tuyến du lịch. Nguyên tắc tổ chức các DVDL hướng đến đa dạng hóa sản phẩm tại từng điểm, đồng thời tạo ra sắc thái riêng tùy theo giá trị của từng di tích. Tuy nhiên, DTLSVH trên địa bàn Hà Nội có

nhiều đặc tính, giá trị tương đồng nhau, các DVDL du lịch về cơ bản sẽ có nhiều điểm trùng, vì vậy, để thực sự tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù, khác biệt, các cơ quan, tổ chức du lịch cần nghiên cứu những tuyến du lịch chuẩn, phù hợp với từng đối tượng khách. Trên cơ sở những tuyến du lịch với những điểm du lịch cụ thể, bộ phận quản lý DCDL ở các di tích cần thống nhất về những dịch vụ mà mình sẽ cung cấp sao cho những dịch vụ đó ít trùng nhau nhất. Có như vậy, tuyến du lịch mới đặc sắc, các điểm trong tuyến mới có khả năng thu hút du khách đến với các dịch vụ mà mình tổ chức. Ví dụ, nếu có tour du lịch bao gồm những điểm sau: Lăng Bác, Khu di tích Phủ Chủ tịch, VM-QTG, Chùa Trấn Quốc. Khách đến Di tích Phủ Chủ tịch đã thưởng thức chương trình biểu diễn văn hóa với những bài hát dân ca Nghệ Tĩnh, ca Huế. Chương trình biểu diễn ở VM-QTG sẽ là làn điệu chèo, dân ca Quan họ, là bài hát Ru con bằng đàn bầu…. Khách đến chùa Trấn Quốc sẽ được nghe các nhà sư đọc một đoạn Kinh phật, gõ mõ… Nếu Dịch vụ lưu niệm tại Phủ Chủ tịch là tranh thêu, sơn mài mỹ nghệ, thì ở VM-QTG phải là những sản phẩm thủ công khác như gốm sứ, lụa, chạm khắc…

Việc phối hợp này còn tạo điều kiện để BQL di tích có thể nhanh chóng quảng bá các chương trình, dịch vụ mới được tổ chức tại di tích. Hệ thống hướng dẫn viên của các doanh nghiệp du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá, giới thiệu đến du khách của doanh nghiệp mình những dịch vụ được tổ chức ở từng di tích, đồng thời có thể tổ chức, thành lập những tour mới phù hợp với tính chất, dịch vụ của di tích.

3.4.4. Tăng cường, củng cố bộ máy quản lý di tích, bộ phận dịch vụ du lịch

Để cho các dịch vụ được tổ chức nhịp nhàng, thống nhất thì cán bộ quản lý phải là những người có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất. Sự thuần nghề, thái độ, kỹ năng làm việc đóng vai trò quan trọng đến chất lượng dịch vụ, hiệu quả quản lý. Chính vì vậy, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nhân sự

là một trong những giải pháp góp phần thực hiện được mô hình có hiệu quả. Những vị trí quản lý các bộ phận cần được tuyển chọn kỹ và có những ưu đãi phù hợp với hiệu quả công việc. Đào tạo về kỹ năng làm việc nhóm cho nhân viên cần được làm thường xuyên mới có khả năng củng cố bộ máy nhân sự.

3.4.5. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ quan quản lý và cơ sở tôn giáo

Trong tình hình nhiều di tích, nhất là những cơ sở tôn giáo như chùa, miếu có hai bộ phận quản lý (Cơ sở tôn giáo và Ban quản lý thực hiện quản lý nhà nước về di tích), thì việc phân định chức trách từng bên là cần thiết, và cần có sự thống nhất trong việc TCQL di tích. Việc tổ chức các DVDL cần được xem là cần thiết trong việc quản lý và bảo tồn di tích, cho dù đó là cơ sở tôn giáo hiện hữu. Trên cơ sở đó thống nhất những dịch vụ từng bên có thể cung ứng. Hiệu quả của dịch vụ không chỉ về mặt kinh tế, mà còn xem xét tác động về mặt văn hóa, xã hội và chính trị, vì thế cơ quan quản lý nhà nước cần phải thực hiện tốt việc giải quyết tình trạng hiện nay.

3.4.6. Phối hợp chặt chẽ giữa ban quản lý di tích và chính quyền địa phương, cơ quan trật tự, an ninh sở tại phương, cơ quan trật tự, an ninh sở tại

Hiện tượng chèo kéo khách du lịch, lừa gạt khách cho đến nay vẫn còn phổ biến ở hầu hết các di tích có khách du lịch, nhất là vào những lúc đông khách như vào mùa lễ hội, vào dịp tết…. Mặc dù các BQL đã cố hết sức để đảm bảo an ninh cho du khách, nhưng do quyền hạn, chức trách còn hạn chế, nên không thể ngăn chặn triệt để tình trạng trên. Chính vì vậy, cần có sự tham gia, phối hợp của chính quyền địa phương, cơ quan trật tự, an ninh sở tại để nắm bắt, ngăn chăn kịp thời những hành vi làm ảnh hưởng tới môi trường du lịch của di tích, của không gian xung quanh di tích. Đặc biệt, cơ quan công an sở tại là lực lượng phối hợp giữ vai trò cơ bản trong việc đảm bảo sự an toàn, an ninh cho du khách tại di tích trên địa bàn mình quản lý. Thực tiễn ở tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám là một ví dụ về việc phối hợp giữa lực lượng bảo vệ và

cơ quan an ninh địa phương. Trong nhiều năm, nạn trộm cắp, móc túi đã giảm hẳn, hiện tượng bán hàng dong, chèo kéo, lừa gạt du khách chỉ xảy ra lẻ tẻ, vào những lúc lực lượng trật tự, an ninh không túc trực tại địa bàn (đầu giờ sáng hoặc buổi trưa, cuối buổi chiều).

Chính quyền địa phương tham gia vào việc quản lý, bảo vệ di tích sẽ là có tác động lớn đến việc gìn giữ môi trường, văn minh giao tiếp xung quanh di tích, tạo nên bộ mặt văn hóa cho địa phương. Điều này cũng góp phần thu hút khách, giảm thiểu tác động xấu đến khu di tích

3.4.7. Cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ quy tắc bảo tồn, tu tạo di tích bảo tồn, tu tạo di tích

Việc kiểm tra của cơ quan chức năng trong từng lĩnh vực, một mặt ngăn chặn kịp thời những hành vi, họat động vi phạm quy định, quy tắc của nhà nước về bảo tồn, tôn tạo di tích, mặt khác có ý kiến, định hướng những họat động phù hợp với giá trị di tích. Việc thường xuyên kiểm tra, giám sát cũng là hoạt động nhằm cảnh bảo, uốn nắn những nhà quản lý di tích, những người tổ chức dịch vụ tại di tích trong công tác của mình. Việc đề ra nguyên tắc, quy định hoạt động cũng như trong công tác tôn tạo di tích mà không có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên sẽ không đạt được hiệu quả. Các cơ quan chức năng cũng là những nhà chuyên môn về lĩnh vực được giao quản lý, vì thế, họ sẽ là người tư vấn cho các dự án, chương trình hành động của các ban quản lý di tích..

Tiểu kết chương 3

Nguyên tắc để TCQL các DVDL tại các DTLSVH nói chung, mô hình TCQL các DVDL tại các DTLSVH nói riêng được xây dựng trên cơ sở các yêu cầu, nguyên tắc bảo tồn, tôn tạo, sử dụng kiến trúc, cảnh quan di tích trong việc phát huy giá trị của di tích. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho việc vừa phát huy tối đa giá trị di tích trong việc phục vụ du lịch, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, vừa bảo tồn tốt nhất di sản của cha ông để lại, giữ gìn nguồn tài nguyên nhân văn cho thế hệ sau. Mô hình TCQL bao gồm việc tổ chức bộ máy quản lý với 4 bộ phận chức năng cơ bản (Quản trị - tài chính; Nghiên cứu khoa học phục vụ tu bổ, tôn tạo, phát huy di tích; Quản lý, bảo vệ duy tu di tích và Dịch vụ du lịch), và cơ cấu, thành phần dịch vụ có thể tổ chức tại các DTLSVH nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách, đồng thời thu được hiệu quả cao nhất về tài chính, lợi ích văn hóa, xã hội.

Việc áp dụng mô hình vào 3 di tích tiêu biểu là VM-QTG, Khu Di tích trung tâm HTTL và Khu DTPCT là cách thức cụ thể hóa, minh họa cho mô hình nhằm giải quyết những hạn chế trong việc TCQL các DVDL ở các di tích này. Tuy nhiên, để cho mô hình này hoạt động hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp trợ giúp như về định hướng quản lý, về quy hoạch tu bổ di tích và những vấn đề cần giải quyết nằm ngoài tầm của BQL các di tích như quan hệ của cấp quản lý nhà nước và tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng.

KẾT LUẬN

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt là xây dựng, phát triển Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước, đảm bảo thực hiện chức năng là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, công nghệ, giao thương và kinh tế lớn của cả nước. Để đạt được mục tiêu đó, lãnh đạo và nhân dân thành phố, các ngành chức năng phải cố gắng phát huy tiềm năng, sức mạnh, lợi thế của mình để xây dựng và phát triển thành phố.

Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, thuận tiện giao thông lại có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, Hà Nội có đầy đủ điều kiện để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa. Trong những năm qua, du lịch Hà Nội đã đạt được những bước phát triển đáng kể, lượng khách đến thủ đô hàng năm tăng từ 12%-15%. Thu nhập từ du lịch đóng góp đáng kể cho tổng thu nhập của Hà Nội. Tuy nhiên, những thành tựu đó được đánh giá là chưa xứng với tiềm năng, vai trò là trung tâm của vùng du lịch Bắc bộ, trục động lực Hà Nội – Hải Phòng- Hạ Long.

Du lịch văn hóa vốn là thế mạnh của Hà Nội, cũng là xu hướng phát triển chung của cả nước và các nước trên thế giới bởi, theo nghiên cứu của Tổ chức Du lịch thế giới, 70% khách đi du lịch với mục đích tìm hiểu nền văn hóa cổ đại và đương đại trực tiếp thông qua tham quan di tích lịch sử văn hóa. Con số thống kê của Tổng cục thống kê cho biết, 70% khách quốc tế đến Việt Nam với mong muốn tìm hiểu nền văn hóa Việt Nam. Điều này cho thấy việc phát triển du lịch văn hóa, thông qua khai thác nguồn tài nguyên du lịch nhân văn là DTLSVH là hướng đi đúng, quan trọng trong việc phát triển du lịch của Hà Nội.

Định hướng, chiến lược phát triển văn hóa của Hà Nội và cả nước là phải bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di sản văn hóa để xây dựng nền

văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc bảo tồn, tôn tạo di tích, nhưng việc phát huy các giá trị còn hạn chế, gặp nhiếu lúng túng, nhất là trong sử dụng di tích để phát triển du lịch, khiến cho hiệu quả của việc phát huy giá trị chưa cao, sự phát triển chưa xứng với giá trị nguồn tài nguyên.

Trong những năm gần đây, các ngành, cấp của Hà Nội đã quan tâm nhằm giải quyết hạn chế này, nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện để nâng cao hiệu quả phát huy giá trị hệ thống DTLSVH của Hà Nội và cả nước. Tuy nhiên, thực trạng việc TCQL các DVDL tại các DTLSVH trên địa bàn Hà Nội vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra vấn đề cần xây dựng những nguyên tắc và mô hình để tổ chức và quản lý những dịch vụ du lịch tại các DTLSVH này. Nguyên nhân của những bất cập về chủ quan là do chưa thực sự nhận thức đầy đủ vai trò của các DVDL tại các DTLSVH với vài trò là điểm tham quan, từ đó, xem nhẹ công tác tổ chức các dịch vụ. Bộ máy quản lý di tích còn đơn giản, với nguồn nhân lực hạn chế về chuyên môn cũng là nguyên nhân khiến cho hiệu quả của việc khai thác, quản lý di tích nói chung, phát huy di tích trong phát triển du lịch nói riêng chưa cao.

Việc củng cố, cơ cấu lại bộ máy của ban quản lý các di tích trên cơ sở nhận thức đầy đủ lợi ích của các DVDL tại các DTLSVH là cần thiết để tăng cường khả năng khai thác giá trị của từng di tích trong việc phát triển du lịch của Hà Nội nói riêng, của cả nước nói chung. Cùng với một bộ máy quản lý di tích hợp lý là những nhân sự có chuyên môn đảm bảo thực hiện tốt việc cung ứng dịch vụ cho du khách, xây dựng được những sản phẩm dịch vụ phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách ở các di tích là định hướng đúng đắn để nâng cao hiệu quả, phát huy giá trị của nguồn tài nguyên nhân văn phong phú của Hà Nội.

Mô hình tổ chức và quản lý DVDL tại các DTLSVH đưa ra trong luận văn không chỉ nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc quản lý, phát huy giá trị các di sản văn hóa hiện nay ở Hà Nội, mà còn định hướng, gợi ra một khả năng xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù trên cơ sở những di sản văn hóa của từng khu vực thông qua việc kết hợp những ưu thế của từng di tích khác nhau trong một tuyến du lịch. Mô hình, nguyên tắc TCQL các DVDL này có thể làm cơ sở để cho các điểm du lịch khác ở Hà Nội tham khảo, hoặc các di tích lịch sử, điểm tham quan ở các khu vực khác áp dụng sau khi đã xem xét, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện của mình, bởi những nguyên tắc để xây dựng mô hình được đúc rút ra, được xây dựng trên cơ sở những yêu cầu của việc quản lý di tích về văn hóa, yêu cầu phát triển du lịch, thực trạng việc khai thác di tích, định hướng phát triển kinh tế...

Tuy nhiên, mô hình có thực sự hiệu quả còn phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, chính trị quốc tế và nhiều yếu tố khách quan khác, vì thế trong quá trình áp dụng, thực hiện, cần xem xét đến các yếu tố khách quan, so sánh lợi ích giữa bảo tồn và phát triển. Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các pháp nhân, đơn vị quản lý các di tích và cơ sở du lịch trong vùng để tạo lên hiệu ứng kép, bởi hiệu quả của ngành du lịch phụ thuộc vào nhiều ngành kinh tế khác nhau. Thực tiễn áp dụng mô hình sẽ cho thấy rõ những điểm cần sửa đổi cho phù hợp với tính chất của từng điểm du lịch, thời gian và không gian di tích, từ đó cho ta một mô hình hoàn thiện hơn để có thể áp dụng ở nhiều di tích hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội (2000), Di tích lịch sử-văn hóa

Hà Nội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Trần Văn Bão (chủ biên), Nghiêm Văn Trọng (1994), Kinh doanh dịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vụ trong cơ chế thị trường, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Nguyễn Chí Bền (Ch.b) (2010), Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

phi vật thể Thăng Long-Hà Nội, NXB Hà Nội, Hà Nội.

4. Nguyễn Chí Bền (Ch.b) (2010), Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

vật thể Thăng Long-Hà Nội, NXB Hà Nội, Hà Nội.

5. Bộ VHTT&DL (2011), Công văn số 184 /BC-BVHTTDL ngày

11/10/2011 Báo cáo công tác văn hóa, thể thao và du lịch 9 tháng đầu năm 2011 trình Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.

6. Đinh Thị Vân Chi (2004), Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch,

NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

7. Phạm Văn Du (1996), Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên du lịch Hà Nội

phục vụ cho việc khai thác có hiệu quả họat động kinh doanh du lịch,

LATS ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

8. Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục, Bản dịch NXB Khoa học Xã hội (1977),

Hà Nội.

9. Phạm Xuân Hậu (2001), Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn - du lịch,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Trần Viết Hoàn (2009), Nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại

Một phần của tài liệu Tổ chức và quản lý dịch vụ phục vụ du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội ( Nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long (Trang 121)