Tuân thủ các công ước quốc tế, luật và các văn bản pháp quy

Một phần của tài liệu Tổ chức và quản lý dịch vụ phục vụ du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội ( Nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long (Trang 88)

7. Kết cấu luận văn

3.1.1.Tuân thủ các công ước quốc tế, luật và các văn bản pháp quy

Đây là nguyên tắc bắt buột khi TCQL bất cứ hoạt động nào, tại bất cứ đâu. Việc tuân thủ Hiến pháp và các văn bản pháp quy khi tổ chức các DVDL tại các DTLSVH không nằm ngoài yêu cầu đó, đồng thời cũng là nguyên tắc tuân thủ sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, của các cơ quan hữu quan. Việc TCQL các DVDL phải tuân theo Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới và các quy định trong các Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch và các luật, quy định có liên quan, trong đó các văn bản quy định về bảo tồn, tôn tạo di tích đóng vai trò rất quan trọng, bởi nó là cơ sở pháp lý trong việc sử dụng các di sản như công trình kiến trúc, cảnh quan, các di vật để bố trí, tổ chức dịch vụ. Nguyên tắc bảo tồn, tôn tạo cơ bản là can thiệp tối thiểu tới di tích đồng thời phải có cơ chế duy tu, bảo dưỡng thường xuyên. Tuân thủ các quy định này cũng chính là góp phần vào làm cho di tích phát triển bền vững.

Các DTLSVH là những điểm tham quan không chỉ dành cho du khách trong nước mà còn có rất nhiểu khách quốc tế. Việc tổ chức các dịch vụ tại đây phục vụ cho khách tham quan cả trong và ngoài nước, nên hoạt động này không chỉ có ảnh hưởng đến các vấn đề quản lý nguồn lực trong nước mà còn có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ quốc tế, đến các chính sách đối ngọai của Nhà nước. Tuân thủ các điều ước quốc tế, hiến pháp và pháp luật giúp tránh được những điều gây hiểu nhầm, đôi khi trở thành những vấn đề lớn, gây tổn hại đến quan hệ giữa các quốc gia.

Một phần của tài liệu Tổ chức và quản lý dịch vụ phục vụ du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội ( Nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long (Trang 88)