Tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám

Một phần của tài liệu Tổ chức và quản lý dịch vụ phục vụ du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội ( Nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long (Trang 97)

7. Kết cấu luận văn

3.3.1.Tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám

3.3.1.1. Bộ máy tổ chức quản lý

Để khắc phục những hạn chế, giải quyết vấn đề đặt ra cho việc TCQL các DVDL tại di tích VM-QTG, có thể sắp xếp, bố trí lại bộ máy nhân sự của di tích theo hướng tăng cường TCQL các DVDL, theo đó, cơ cấu bộ máy có thể như sau:

- Ban giám đốc: gồm Giám đốc, 2-3 phó giám đốc - Các phòng ban chức năng: tổ chức 4 phòng chức năng

+ Phòng Hành chính - kế toán: Thực hiện chức năng bảo vệ, quản lý hành chính và tài chính kế toán. Nhân sự của Phòng Hành chính - tổng hợp được bố trí vào phòng này nhưng không bao gồm bộ phận bán vé.

+ Phòng nghiên cứu – sưu tầm: Nghiên cứu di tích phục vụ việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích về mọi mặt. Phòng này sẽ gồm một số nhân viên phòng Thuyết minh nghiệp vụ, sẽ tuyển thêm một số nhân viên trình độ đủ khả năng nghiên cứu khoa học về di tích.

+ Phòng Dịch vụ du lịch: Tổ chức, quản lý mọi dịch vụ nhằm phát huy giá trị của di tích, nòng cốt là DVDL. Nhân sự phòng này gồm một số nhân viên phòng Thuyết minh Nghiệp vụ, bộ phận bán vé, vệ sinh. Tuyển thêm một số nhân viên có trình độ nghiệp vụ kinh doanh du lịch. Phó giám đốc kiêm trưởng phòng DVDL.

+ Phòng Duy tu môi trường: Thực hiện chức năng đảm bảo môi trường cùng những duy tu sửa chữa nhỏ di tích theo yêu cầu chuyên môn của phòng Nghiên cứu-sưu tầm. Nhân sự của phòng gồm toàn bộ phòng Duy tu môi trường cũ, cần tuyển thêm một số công nhân xây dựng.

Với cơ cấu này, các bộ phận sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn trong công việc, đặc biệt sẽ thống nhất quản lý các DVDL. Chức năng duy trì, quản trị di tích sẽ vể một đầu mối. Chức năng quản lý dịch vụ thống nhất sẽ tạo điều kiện mở rộng, phục vụ du lịch tốt hơn, đồng thời giúp cho việc giao lưu, thống nhất với các tổ chức quản lý di tích khác về DVDL, với các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

3.3.1.2. Tổ chức và quản lý DVDL

Các DVDL hiện nay của di tích cần được tổ chức, quản lý theo đúng nguyên tắc TCQL trên đây. Để đảm bảo các nguyên tắc này, các dịch vụ sẽ được tổ chức như sau:

- Dịch vụ phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu

+ Dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy: Bãi đỗ xe được bố trí thống nhất tại khu vực phía trước vườn Giám, có biển chỉ dẫn, niêm yết mức phí đúng theo quy định và thống nhất. Nhân viên trông giữ xe thực hiện ký hợp đồng với Trung tâm, có quy định trách nhiệm cụ thể của mỗi bên. Khách du lịch đến bằng phương tiện ô tô dừng đỗ tại khu vực phố Văn Miếu theo chỉ dẫn của giao thông công chính quận.

+ Dịch vụ bán vé tham quan: Quầy bán vé tham quan nên đề là Lễ tân và cần được di chuyển ra khỏi khu vực phía trước cổng chính, nên để về một góc phía trước di tích, sau bia Hạ Mã do vị trí hiện nay che lấp, phá vỡ cảnh quan phía trước của Văn Miếu, gây ùn tắc, lộn xộn trước cổng những lúc đông khách. Ngoài ra, quầy bán vé nên được mở rộng, đủ chỗ cho 2 nhân viên bán vé và khoảng 3 nhân viên phòng thuyết minh trực đón tiếp. Đây cũng là chỗ để bán, giới thiệu một số ấn phẩm giới thiệu di tích như tờ gấp, sách hướng dẫn di tích, một số vật phẩm lưu niệm đặc thù của di tích. Cổng sắt phía ngoài của di tích hiện nay nên được đóng lại, tạo khoảng không cho du khách chụp ảnh, chờ đợi để ra xe. Việc soát vé tham quan được bố trí như

hiện nay tại cổng chính của Văn Miếu tuy nhiên, nên quy định lối vào và lối ra cho khách tham quan. Soát vé ở cổng bên phải, lối vào chính chỉ dùng cho khách quan trọng và trong những lúc đông.

+ Bảng sơ đồ, hệ thống biển chỉ dẫn tham quan: cần bố trí ngay sơ đồ tham quan di tích với những chú thích cụ thể tại khu vực phía bên quầy vé. Hệ thống biển chỉ dẫn cần được làm và đặt theo đúng sơ đồ tham quan với ít nhất 3 ngôn ngữ: Việt, Anh và Trung (số khách nói tiếng Trung hiện nhiều hơn so với khách nói tiếng Pháp). Cũng có thể bố trí bảng sơ đồ, nội quy tham quan và giới thiệu tổng quát về di tích ngay tại bên cạnh quầy bán vé hoặc tường bên của di tích.

+ Dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn: Cần chỉnh lý lại pano giới thiệu di tích cho phù hợp hơn với nội dung di tích và bố trí lại điểm đặt để dẩm bảo du khách khi đọc lời thuyết minh có thể hình dung ngay được các công trình, di sản tại di tích, ví dụ, tại khu vực cổng Đại Trung nên đặt Pano giới thiệu về Lịch sử khoa cử Việt Nam để cung cấp thông tin cho du khách về nền giáo dục và tuyển chọn nhân tài của Việt Nam xưa. Khi du khách vào đến khu Bia tiến sĩ sẽ hiểu được giá trị của bia tiến sĩ là tôn vinh những người xuất sắc trong học tập, thi đỗ trong các kỳ thi Tiến sĩ. Nội dung Pano hiện nay giới thiệu về học tập tại Quốc Tử Giám, nhưng nội dung chủ yếu lại về giáo dục và thi cử xưa, khiến nhiều du khách hiểu lầm là bia Tiến sĩ chỉ dành cho những người học tập tại Quốc Tử Giám. Pano giới thiệu về việc học tập tại Quốc Tử Giám nên đặt ở khu cuối cùng của di tích, nơi vốn là Trường Quốc Tử Giám xưa.

Tại quầy bán vé nên bố trí 2-3 thuyết minh viên tiếng Anh, Trung và Việt để có thể đón ngay du khách khi có yêu cầu như ở DTPCT. Trong trường hợp có nhiều đoàn khách đặt trước, có thể bố trí nhiều hơn, tùy thuộc vào nhu cầu. Thuyết minh viên nữ mặc áo dài; nam mặc áo the khăn đóng sẽ phù hợp

hơn với tính chất Nho giáo, truyền thống của di tích. Những đoàn khách được phục vụ thuyết minh ngay theo yêu cầu sẽ phải trả phí (như hiện tại).

Để thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách, việc thuyết minh nên được sắp xếp lại, bổ sung. Nếu như vấn đề nhân sự bị hạn chế có thể bổ sung bằng đội ngũ sinh viên làm hợp đồng thời vụ. Tuyển những sinh viên năm cuối của khoa du lịch theo yêu cầu, và đào tạo, hướng dẫn họ. Kiểm tra, nếu đạt yêu cầu, sẽ cho phục vụ khách. Với mong muốn giới thiệu giá trị di tích cho càng nhiều du khách càng tốt, có thể bố trí đội ngũ này giới thiệu miễn phí cho những đoàn khách lẻ với phương châm: thuyết minh theo lịch, giờ đã định. Hình thức này được thực hiện ở nhiều di tích tiêu biểu trên thế giới như ở Di sản thế giới Cung Changdeokgung của Hàn Quốc, hoặc ở Khổng Phủ ở Sơn Đông (Trung Quốc). Mỗi 30 phút bố trí một thuyết minh một ngôn ngữ khác nhau, như vậy, những khách có nhu cầu thực sự sẽ chờ, hoặc quay lại vị trí bắt đầu của tour tham quan.

Để nâng cao chất lượng thuyết minh, Trưởng phòng Dịch vụ du lịch cần thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thuyết minh cho du khách. Ngoài việc thường xuyên trao đổi nghiệp vụ, sau mỗi lần thuyết minh cho đoàn khách yêu cầu, thuyết minh viên cần lấy nhận xét của đại diện đoàn. Phiếu nhận xét nên được bỏ vào một thùng, hộp đặt ở phòng Lễ tân hay tại lối ra của di tích. Hàng tháng, quản lý bộ phận sẽ tập hợp và đưa ra những quyết định quản lý phù hợp.

Để lưu giữ, thu hút khách tham quan lâu hơn, Trung tâm nên bố trí một phòng chiếu Video về lịch sử di tích. Nên đầu tư cho phim này sao cho hấp dẫn, minh họa được lịch sử nền giáo dục, khoa cử xưa, diện mạo của di tích, vai trò và đóng góp của di tích với Việt Nam và sự phát triển của nhân loại. Việc thuyết minh, hướng dẫn tốt sẽ góp phần tăng hiệu quả của các dịch vụ

khác như dịch vụ bán hàng lưu niệm, dịch vụ chụp ảnh, tăng doanh thu phí tham quan…

Việc tổ chức trưng bày những hiện vật theo chuyên đề là một trong những hoạt động cần được tiến hành thường xuyên, vừa tạo nên nội dung mới cho di tích nhằm thu hút khách tham quan quay lại di tích, tăng nguồn thu, đồng thời góp phần phát huy giá trị của di tích.

- Dịch vụ phục vụ nhu cầu tâm linh, kỷ niệm

+ Dịch vụ dâng hương, thờ cúng: Đây là một trong những thế mạnh của di tích VM-QTG do tính chất và giá trị phi vật thể của di tích. VM-QTG vừa là di tích có tính chất tín ngưỡng, lại là biểu tượng cho văn hiến, trí thức việt, nơi lưu giữ những truyền thống quý báu của dân tộc, nên VM-QTG là di tích thu hút mọi loại hình du khách đến tham quan tìm hiểu, và thực hành tín ngưỡng tôn kính hiền tài, tổ tiên. Nhu cầu được dâng hương rất lớn tại di tích nhất là vào dịp đầu năm học, dịp lễ tết. Việc tổ chức lễ dâng hương như hiện nay là một hình thức tôn vinh tốt, đáp ứng nhu cầu chính đáng của du khách và rất văn hóa. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dịch vụ, cần chú ý tới lượng khách, tần số đoàn dâng hương để tránh sự “quá tải” cho di tích. Trưởng phòng Dịch vụ du lịch cần bố trí, lập kế hoạch để dịch vụ này được hoàn thiện hơn, làm thỏa mãn mọi đối tượng khách. Cần có những biển giới thiệu, hướng dẫn, quy định về cách thức dâng hương, đốt mã cho những khách lẻ, đoàn nhỏ để hạn chế tác động xấu cho các di sản trong di tích do khói, lửa gây ra, đồng thời tránh được lãng phí.

+ Dịch vụ hàng lưu niệm: Đây là vấn đề còn nhiều hạn chế không chỉ ở VM-QTG. Phòng Dịch vụ du lịch cần đề xuất phương án cơ cấu, bố trí lại các cửa hàng lưu niệm theo hướng chuyên biệt: Hàng lưu niệm và hàng có tính thương mại, giá trị cao, từ đó bố trí vị trí cửa hàng cho phù hợp với việc thu hút khách và tránh vi phạm nguyên tắc bảo tồn, tu tạo di tích. Cụ thể:

a. Không bố trí cửa hàng lưu niệm tại khu thứ 4- khu điện Đại Thành vì đây là nơi tôn nghiêm, thờ cúng các vị tiên hiền, tiên Nho, nơi tổ chức các cuộc tế lễ, dâng hương trước kia, và hiện nay. Đây cũng là nơi du khách ra vào khu điện Đại thành thường xuyên. Bố trí như hiện nay vừa vi phạm nguyên tắc sử dụng công năng công trình kiến trúc, vừa cản trở sự tham quan của du khách. Hai dãy Đông vu và Tây vu vốn trước là nơi thờ các hiền triết và thầy giáo Chu Văn An, nay nếu không phục hồi việc thờ cúng như cũ thì cũng không bố trí hàng lưu niệm tại đây. Tham khảo các di sản khác trên thế giới như Hàn Quốc, Trung Quốc hay Nhật Bản, những khu vực chính của di tích, như nơi tưởng niệm, nơi thờ thường được giữ rất trang nghiêm, không có bố trí hàng quán hay những dịch vụ nào. Hai công trình này có thể dùng để bố trí trưng bày theo chuyên đề, hoặc phục dựng hoạt cảnh việc học hành xưa kia. Cũng có thể bố trí phòng khách của Trung tâm ở đây.

Nếu chưa thể nghiên cứu để sử dụng cho hợp lý các công trình này thì có thể bố trí một cửa hàng dịch vụ những hàng hóa chất lượng cao đặc trưng văn hóa truyền thống, phù hợp với di tích như tranh sơn mài, hoặc tranh thêu, đồ thủ công mỹ nghệ, sách, bút cũ... Tất cả sản phẩm phải được đầu tư công phu, chất lượng cao, việc bày bán, bố trí hàng hóa phải đẹp nhưng gọn gàng trong khuôn viên công trình để đảm bảo không ảnh hưởng tới cảnh quan và việc tham quan, nhưng phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách một cách dễ dàng.

b. Cửa hàng phục vụ đồ lưu niệm đặc trưng của di tích có thể được bố trí tại vị trí hiện nay ở khu Thái học. Đây là cửa hàng phục vụ nhu cầu lưu giữ kỉ niệm về khu di tích của du khách, vì thế nó được đặt ở vị trí cuối của chuyến tham quan. Sản phẩm bán ở đây cần đa dạng hóa, mang đặc trưng riêng cho khu di tích. Những sản phẩm hiện nay đã có như sách, bút, bưu ảnh, dây đeo chìa khóa in tên hoặc kiến trúc đặc thù của di tích, mô hình các kiến

tiến sĩ… các vật lưu niệm mang may mắn cho học hành như các chữ Tài, đỗ đạt, đăng khoa… bằng chữ Hán. Có thể phân chia sản phẩm lưu niệm thành 2 loại: Loại rẻ tiền, mang tính chất kỷ niệm và loại chất lượng cao có thể dùng hoặc giữ lâu dài, để có thể phục vụ mọi đối tượng khách.

Ấn phẩm hướng dẫn cũng được coi là một loại đồ lưu niệm, vì thế cần đầu tư hơn cho loại này. Hiện nay, sách hướng dẫn đã có bằng tiếng Việt, song ngữ Việt - Anh và tiếng Pháp. Tuy nhiên, loại sách này vẫn mang nặng tính nghiên cứu, học thuật, vì thế chỉ thu hút đối tượng khách thật sự có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu. Cần phải đa dạng hóa lọai sách, ấn phẩm này để có thể phục vụ mọi đối tượng, từ học sinh tiểu học, đến các cụ già, từ người Việt cho đến tất cả khách quốc tế. Việc nghiên cứu để định hướng sản phẩm lưu niệm này cần có sự kết hợp của Phòng Dịch vụ Du lịch và các nghệ nhân, làng nghề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài 2 cửa hàng trên, không bố trí cửa hàng lưu niệm nào nữa, trừ phi có thể quy hoạch lại tổng thể khu di tích, từ hồ Văn, vườn Giám và khu nội tự.

Quản lý cửa hàng là nhân viên phòng Dịch vụ Du lịch có trình độ về quản lý kinh doanh. Với chức trách là cửa hàng trưởng, quản lý và điều hành mọi họat động của cửa hàng đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế. Nhân viên bán hàng được tuyển chọn đảm bảo đủ khả năng và phẩm chất có trách nhiệm, biết ngoại ngữ đủ để bán hàng. Trung tâm ký hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật.

+ Dịch vụ chụp ảnh lưu niệm: Dù đã được bố trí từ lâu, nhưng dịch vụ này cần được nâng cấp về cả hình thức hoạt động và nội dung. Cần lập một tổ dịch vụ chụp ảnh, bao gồm những người đang hoạt động tại đây. Những người đó bầu ra một tổ trưởng để điều hành tổ và làm cầu nối với phòng Dịch vụ Du lịch. Tổ chụp ảnh ký thỏa thuận, hợp đồng với Trung tâm thông qua tổ

trưởng. Phòng Dịch vụ Du lịch quản lý tổ này thông qua hợp đồng đã ký kết, tư vấn, hỗ trợ phương tiện nếu có nhu cầu.

Các sản phẩm ảnh lưu niệm cần được cải tiến, nâng cấp để tạo ra sự khác biệt, thỏa mãn du khách theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ. Cụ thể: i) Đầu tư công nghệ để có thể có các sản phẩm sau khoảng thời gian ngắn nhất và trên nhiều chất liệu khác nhau như trên giấy, trên bìa, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ…ii) Đầu tư theo hướng khai thác giá trị phi vật thể để nội dung ảnh phong phú hơn như cho thuê mũ áo tiến sĩ, mũ áo học quan để chụp ảnh, cho thuê kiệu rước vinh quy bái tổ để chụp ảnh, vẽ pano hoạt cảnh thi cử để chụp ảnh…

Việc quảng cáo cho dịch vụ cũng cần được tiến hành sao cho nhiều khách biết và sử dụng dịch vụ, như giới thiệu dịch vụ chụp ảnh tại quầy lễ tân, chỉ chỗ có dịch vụ…

- Các dịch vụ khác

+ Vệ sinh môi trường: Tổ vệ sinh trực thuộc phòng Dịch vụ Du lịch, làm việc theo điều hành của phòng. Phương thức hoạt động cơ bản giống như

Một phần của tài liệu Tổ chức và quản lý dịch vụ phục vụ du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội ( Nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long (Trang 97)