Thay đổi nhận thức trong việc phát huy giá trị di tích

Một phần của tài liệu Tổ chức và quản lý dịch vụ phục vụ du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội ( Nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long (Trang 120)

7. Kết cấu luận văn

3.4.1.Thay đổi nhận thức trong việc phát huy giá trị di tích

Phát huy giá trị DTLSVH là một trong những định hướng chiến lược để phát triển văn hóa, xã hội của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội 5 năm (2011-2015) xác định: giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa là một trong những nhiệm vụ, định hướng phát triển kinh tế của Thủ đô Hà Nội [11]. Tuy nhiên, việc phát huy giá trị các DTLSVH gắn với phát triển du lịch vẫn chưa được cụ thể hóa. Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc phân cấp quản lý các DTLSVH là một bước tiến quan trọng trong việc TCQL DTLSVH nhằm thực hiện tốt các chức năng quản lý nhà nước, song định hướng phát huy giá trị di tích trong việc phục vụ du lịch vẫn chưa được chú trọng, vì thế, BQL các DTLSVH vẫn chưa được cơ cấu lại theo hướng tăng cường phát triển hoạt động du lịch, gắn việc tổ chức DVDL với việc bảo tồn, tôn tạo di tích. Để có thể thực hiện được các mô hình TCQL các DVDL nêu trên, các cấp lãnh đạo, đặc biệt là UBND thành phố phải xác định rõ việc tăng cường các hoạt động phục vụ du lịch tại DTLSVH là một nhiệm vụ quan trọng của các BQL các di tích, từ đó tạo điều kiện để các BQL có thể cơ cấu lại bộ máy TCQL hoạt động của mình trên cơ sở mô hình trên.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng: “Hà Nội cần sự đột phá, trước hết có quyết tâm phát triển du lịch, thể hiện ở ý chí của các cấp lãnh đạo Hà Nội, từ đó có chính sách thu hút phát triển nguồn nhân lực... Chúng ta có di tích Hoàng Thành, nhưng phải biến nó thành sản phẩm du lịch thu hút du khách. Từ tài nguyên, chúng ta phải đầu tư cơ sở vật chất, tổ chức dịch vụ và chào bán sản phẩm”. [47]

Một phần của tài liệu Tổ chức và quản lý dịch vụ phục vụ du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội ( Nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long (Trang 120)