Phù hợp với thuần phong, mỹ tục, truyền thống và giá trị di tích

Một phần của tài liệu Tổ chức và quản lý dịch vụ phục vụ du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội ( Nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long (Trang 90)

7. Kết cấu luận văn

3.1.3.Phù hợp với thuần phong, mỹ tục, truyền thống và giá trị di tích

Các dịch vụ cung cấp cho du khách cần đáp ứng yêu cầu về tính thẩm mỹ văn hóa, phù hợp với thuần phong, truyền thống của địa phương. Mặc dù, tập quán, phong tục, truyền thống dân tộc ở từng vùng khác nhau và không phải là những vấn đề bắt buộc tuân theo, nhưng đó là hệ thống pháp luật bất thành văn được toàn cộng đồng, cư dân thừa nhận. Vì thế những gì khác với thuần phong, truyền thống thường đem lại sự phản cảm, gây lên những phản

ứng trong cộng đồng, và đó cũng là những điều trái với pháp luật. Trong một số trường hợp, vì đáp ứng nhu cầu của du khách mà những dịch vụ này được phát sinh. Nhà quản lý di tích phải quan tâm, ngăn chặn những loại hình dịch vụ này, không vì lợi ích kinh tế trước mắt làm tổn hại đến bản sắc văn hóa của cộng đồng.

Một số hoạt động tự phát từ phía du khách, do nhu cầu về tâm linh, giải trí đã vi phạm thuần phong, truyền thống, bản sắc văn hóa được thực hiện tại di tích trong quá trình tham quan như hoạt động lễ, tế nhuốm màu dị đoạn, những điệu nhảy nước ngoài khác lạ với nét văn hóa dân tộc, ăn mặc thiếu nghiêm túc tại các đền, miếu tôn nghiêm cũng cần được ngăn chặn. Đây cũng chính là những dịch vụ mà nhà quản lý di tích không được phép tổ chức.

Những dịch vụ không phù hợp với giá trị văn hóa, tâm linh của di tích cũng không nên tổ chức như không tổ chức ăn uống tại các di tích tôn nghiêm, linh thiêng, không tổ chức họat động văn hóa hiện đại tại các đình, chùa, miếu…

Một phần của tài liệu Tổ chức và quản lý dịch vụ phục vụ du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội ( Nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long (Trang 90)