Tại Khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long

Một phần của tài liệu Tổ chức và quản lý dịch vụ phục vụ du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội ( Nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long (Trang 64)

7. Kết cấu luận văn

2.3.2.Tại Khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long

2.3.2.1. Về Bộ máy tổ chức và quản lý

Theo Quyết định số 2497/QĐ-UBND ngày 26/5/2009 của UBND thành phố Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa – Thành cổ Hà Nội là cơ quan quản lý khu Trung tâm HTTL – Hà Nội.

Về nhiệm vụ: Trung tâm có nhiệm vụ Quản lý và phát huy tác dụng những giá trị di sản văn hóa của khu trung tâm HTTL – Hà Nội, tổ chức các hoạt động trưng bày, giới thiệu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phục vụ khách tham quan khu trung tâm HTTL – Hà Nội, thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Thành phố giao.

Bộ máy quản lý của Trung tâm gồm: Giám đốc Trung tâm và 03 Phó Giám đốc Trung tâm cùng các phòng chuyên môn nghiệp vụ. Chức năng cụ thể như sau:

- Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước UBND Thành phố về toàn bộ hoạt động của Trung tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Phó Giám đốc: chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Giám đốc Trung tâm về lĩnh vực công tác được phân công hoặc ủy quyền phụ trách.

- Phòng Kế hoạch – Tài chính: chịu trách nhiệm về vấn đề kế hoạch và tài chính của Trung tâm

- Phòng Tổ chức – Hành chính: chịu trách nhiệm về tổ chức nhân sự, hành chính- văn thư, đối ngoại, đón tiếp khách làm việc tại di tích.

- Phòng Quản lý di tích: chịu trách nhiệm về quản lý, duy trì di tích. bảo vệ môi trường, cảnh quan, kiến trúc di tích.

- Phòng Thông tin – Tuyên truyền: Đón tiếp và thuyết minh, tuyên truyền về giá trị di tích cho khách tham quan.

- Phòng Nghiên cứu sưu tầm: Nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày hiện vật liên quan đến lịch sử, giá trị di tích, Tổ chức hội thảo khoa học, hội nghị về di tích, quản lý các phòng trưng bày.

- Tổ bảo vệ: bảo vệ khu di tích nói chung, trông coi phương tiện giao thông cho du khách.

Ngoài ra, Trung tâm còn có BQL dự án Bảo tồn tôn tạo khu di tích Cổ Loa – Thành cổ Hà Nội trực thuộc Trung tâm.

Hiện nay Trung tâm có 70 cán bộ, nhân viên chính thức và một số nhân viên làm theo hợp đồng thời vụ theo đúng quy định của Nhà nước và của Thành phố.

2.3.2.2. Về tổ chức và quản lý DVDL

- Dịch vụ phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu

Trung tâm mở cửa phục vụ tham quan, tìm hiểu các ngày trong tuần theo giờ hành chính, trừ thứ 2 và thứ 6. Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu chỉ mở cửa phục vụ khách tham quan vào ngày thứ 7 và Chủ nhật. Khách đoàn muốn tham quan ngày thường phải liên hệ với lãnh đạo BQL Dự án bảo tồn, tôn tạo di tích.

+ Trông giữ phương tiện giao thông: Ô tô và các phương tiện giao thông khác như xe đạp, xe máy của khách tham quan gửi tại bãi gửi xe trong khu di tích, ngay tại lối vào chính dành cho khách tham quan tại số 19c phố Hoàng Diệu. Việc trông giữ do nhân viên bảo vệ của Trung tâm làm theo đúng quy định của Thành phố.

+ Bán vé tham quan: Hiện Trung tâm chưa tổ chức bán vé tham quan, vì vậy, khách vào tham quan có thể tự do ra vào khu di tích.

+ Dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn: Hệ thống sơ đồ tham quan và bảng chỉ dẫn: Hiện nay tại di tích đã có bảng sơ đồ tham quan và hệ thống biển chỉ dẫn tham quan khu di tích đầy đủ và đồng bộ. Tại các di tích thành phần như Đoan Môn, Điện Kính Thiên đều có bảng thuyết minh cụ thể bằng tiếng Việt. Trong các phòng trưng bày đều có bảng giới thiệu song ngữ tiếng Việt –Anh, các hiện vật trưng bày đều có chú thích bằng 2 ngôn ngữ Việt – Anh. Trung tâm cũng đã in tài liệu giới thiệu về di tích bằng 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp, Nhật trên cùng một tài liệu và tờ gấp song ngữ Việt- Anh. Hiện tài liệu này phát miễn phí cho những đoàn khách đặc biệt, có yêu cầu.

Dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn: Đây là dịch vụ chính trong dịch vụ phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu di tích. Hiện tại, Trung tâm có thể phục vụ tốt nhu cầu tham quan tìm hiểu di tích của du khách. Đối với khách nước ngòai, Trung tâm có thể thuyết minh, giới thiệu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung. Phòng thuyết minh thường cử 2-3 nhân viên ra trực tại phòng đón tiếp ngay cổng vào 19C Hoàng Diệu hàng ngày để đón khách. Tuy nhiên, việc thuyết minh, giới thiệu di tích chỉ dành cho những khách thực sự có nhu cầu tìm hiểu và phải đăng ký trước. Với những đoàn khách đăng ký nghe thuyết minh, giới thiệu, phòng sẽ bố trí thuyết minh theo yêu cầu. Thời gian thuyết minh cho một đoàn khách trung bình là 1h30 phút, theo đúng lịch trình,

lộ trình đã được thống nhất đối với việc thuyết minh. Thời gian thuyết minh dài, ngắn còn tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng đoàn khách. Thuyết minh viên chưa mặc đồng phục, tuy nhiên, khi có đoàn khách quan trọng, thuyết minh viên nữ sẽ mặc áo dài, nam mặc quần âu áo sơ mi đeo cravat, đi giày da hoặc dép quai hậu để đón khách. Thuyết minh viên được bố trí loa và các dụng cụ cần thiết cho công tác thuyết minh.

Việc đăng ký trước thuyết minh rất thuận tiện, bằng điện thoại hay fax đến phòng Thông tin Tuyên truyền. Trung tâm có thể bố trí thuyết minh theo đúng yêu cầu. Với những đoàn khách có nhu cầu tra cứu, tìm hiểu sâu, thuyết minh viên sẽ gặp gỡ, làm việc tại phòng Thông tin Tuyên truyền. Tại đây có các tài liệu nghiên cứu và các phương tiện tra cứu sẽ đáp ứng các nhu cầu của du khách. Phòng Thông tin Tuyên truyền với 12 nhân viên đảm nhiệm dịch vụ này.

Ngoài ra, ở tại các phòng trưng bày hiện vật của Trung tâm đều có nhân viên phòng Nghiên cứu sưu tầm trực, với nhiệm vụ trong coi hiện vật sưu tầm và nếu có khách hỏi thì trả lời, giới thiệu về hiện vật.

- Dịch vụ phục vụ nhu cầu tâm linh, kỷ niệm

+ Dịch vụ đáp ứng nhu cầu thờ cúng, tín ngưỡng: Khu di tích Trung tâm HTTL là di tích mang tính thành lũy, lâu đài, nên nhu cầu tâm linh, thờ cúng của du khách không cao. Tại khu di tích có những nơi thờ cúng, song không phổ biến với du khách. Tuy nhiên, đây cũng là một dịch vụ được Trung tâm đã quan tâm, bố trí và quản lý dịch vụ này. Trung tâm đã quy định và chỉ dẫn cụ thể việc dâng hương, đốt vàng mã để đảm bảo trật tự, an ninh và an toàn cho khu di tích. Hiện tại trung tâm bố trí có 3 hương án dâng hương: tại di tích Đoan Môn, Phòng thờ vua Lý Thái Tổ trên nền điện Kính Thiên, và di tích Hậu Lâu. Tại đây cũng có bố trí hòm công đức dành cho những du khách hảo tâm. Việc quản lý, bảo vệ dịch vụ này do tổ Bảo vệ của di tích

đảm nhiệm.Trung tâm không thực hiện việc ghi chứng nhận công đức cho du khách.

+ Ghi cảm tưởng, chụp ảnh lưu niệm: Trung tâm có bố trí sổ ghi cảm tưởng nhưng thường chỉ dành cho các đoàn khách ngọai giao cấp Nhà nước, đoàn khách đặc biệt. Hiện tại dịch vụ chụp ảnh, quay phim lưu niệm chưa được tổ chức.

+ Đồ lưu niệm: Trung tâm cũng đã bố trí một cửa hàng bán đồ lưu niệm trong một ngôi nhà nhỏ bên cạnh di tích Đoan Môn. Tuy nhiên, sản phẩm bày bán chủ yếu là sách, bưu ảnh và một vài đồ lưu niệm thông dụng như áo phông in hình kiến trúc di tích, một số đồ mỹ nghệ thông dụng với du lịch. Nhìn chung sản phẩm vẫn rất nghèo nàn.

- Các dịch vụ khác

+ Vệ sinh môi trường: Trung tâm đã bố trí việc quét dọn vệ sinh đảm bảo di tích luôn được sạch, sẵn sàng phục vụ du khách. Tại các khu vực có đông khách tham quan đều có đặt thùng đựng rác ở những vị trí thích hợp thuận tiện cho du khách, được trang trí phù hợp với cảnh quan, môi trường. Trong khu di tích có 3 nhà vệ sinh với những trang thiết bị tốt, thỏa mãn nhu cầu vệ sinh của du khách. Nhà vệ sinh luôn được giữ sạch sẽ, và miễn phí. Dịch vụ vệ sinh do phòng Quản trị đảm nhiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Dịch vụ giải trí, nghỉ ngơi: Tại di tích chưa có dịch vụ giải trí cho du khách sau thời gian tham quan. Hiện Trung tâm đã bố trí 2 cửa hàng dịch vụ giải khát: nước ngọt, chè, cà phê, bánh ngọt… dành cho du khách.

+ Dịch vụ y tế, an ninh: Trung tâm chưa có dịch vụ trợ giúp y tế như hộp y tế, nhân viên y tế, nhưng nhân viên bảo vệ có thể giúp đỡ gọi điện thoại cho dịch vụ y tế chuyên nghiệp khi có sự cố như tai nạn hoặc các vấn đề bất thường về sức khỏe. Trung tâm có đặt các camera theo dõi trong các phòng

Trong những ngày lễ, trung tâm có tổ chức thêm một số hoạt động, dịch vụ văn hóa khác như tổ chức trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tổ chức cho, tặng chữ đầu năm, trưng bày cây cảnh, cây thế, múa lân, múa rồng, tổ chức hay dâng hương Lý Thái Tổ cho các đoàn rước, đoàn tế. Trong những ngày này, lượng khách vào khu di tích tương đối đông.

Một phần của tài liệu Tổ chức và quản lý dịch vụ phục vụ du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội ( Nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long (Trang 64)