Tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

Một phần của tài liệu Tổ chức và quản lý dịch vụ phục vụ du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội ( Nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long (Trang 69)

7. Kết cấu luận văn

2.3.3.Tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

2.3.3.1. Về Bộ máy tổ chức và quản lý

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là đơn vị quản lý khu di tích này. Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là đơn vị sự nghiệp văn hoá - thông tin có thu trực thuộc Bộ VHTT&DL, có chức năng bảo quản và phát huy giá trị các di tích, tài liệu, hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch từ năm 1954 đến tháng 9/1969.

Bộ máy quản lý của Khu Di tích gồm có Giám đốc, các Phó Giám đốc và các phòng:

+ Phòng Hành chính-Tổng hợp + Phòng Quản trị

+ Phòng Tuyên truyền-Giáo dục + Phòng Bảo quản Di tích

+ Phòng Sưu tầm-Kiểm kê-Tư liệu + Đội Bảo vệ

Tổng số cán bộ, nhân viên toàn cơ quan là: 89 người

Nhiệm vụ cụ thể của ban giám đốc và các phòng ban như sau:

- Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ VHTT&DL về toàn bộ hoạt động của Khu di tích trong việc thực hiện những nhiệm vụ được giao

- Phó Giám đốc: chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Giám đốc Khu Di tích về lĩnh vực công tác được phân công hoặc ủy quyền phụ trách.

+ Phòng Hành chính Tổng hợp: Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc thực hiện công tác tổ chức, hành chính, tài chính-kế toán, đối ngoại, phục vụ cho công tác lãnh đạo và mọi hoạt động của Khu Di tích Phủ Chủ tịch.

+ Phòng Quản trị: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc bảo quản và phát huy các giá trị, tài liệu, hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, đảm bảo vệ sinh môi trường cho đón tiếp khách tham quan.

+ Phòng Tuyên truyền-Giáo dục: Tuyên truyền giáo dục về cuộc đời sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua tài liệu hiện vật và các di tích tới mọi đối tượng khách tham quan trong và ngoài nước, đặc biệt chú trọng giai đoạn 1954-1969

+ Phòng Bảo quản Di tích: Bảo quản, bảo vệ an toàn tuyệt đối nguyên vẹn các tài liệu hiện vật, các di tích động sản, bất động sản thuộc Khu Di tích Phủ Chủ tịch để góp phần phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và phát huy tác dụng của các di tích đó.

+ Phòng Sưu tầm-Kiểm kê-Tư liệu: Sưu tầm, kiểm kê khoa học các tài liệu hiện vật có liên quan đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kỳ 1954-1969 tại DTPCT.

- Lưu giữ, quản lý các tài liệu, sách, báo liên quan về Chủ tịch Hồ Chí Minh; nghiên cứu, khai thác và phát huy tác dụng cho công tác trưng bày và tuyên truyền về thân thế sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Biên soạn, xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền như sách, ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là những hoạt động

+ Đội Bảo vệ: Tổ chức triển khai công tác bảo vệ nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho Khu di tích, an toàn và thuận lợi cho đồng bào trong nước và khách quốc tế đến tham quan, kiểm tra đôn đốc duy trì nội quy, quy chế, trật tự kỷ cương của Khu di tích Phủ Chủ tịch.

2.3.3.2. Về tổ chức và quản lý DVDL

Khu di tích thực hiện mở cửa hàng ngày từ 7h30 đến 11h30, từ 13h30 đến 16h30. Khu Di tích đóng cửa ngày thứ 2 và thứ sáu hàng tuần.

- Dịch vụ phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu

+ Dịch vụ trông giữ phương tiện giao thông: Khu di tích nằm trong cụm di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, nên thường khách tham quan bắt đầu tour từ cổng khu Bảo tàng ở phố Ngọc Hà, tại khu vực này có bố trí bãi trông giữ xe đạp, xe máy. Đối với khách đi bằng ô tô, khu vực đường Hùng Vương là nơi đỗ xe của du khách. Việc trông giữ xe ô tô do nhân viên của Giao thông công chính đảm nhiệm. Bãi gửi xe đạp, xe máy do nhân viên bảo vệ của Bảo tàng Hồ Chí Minh quản lý.

+ Dịch vụ bán vé tham quan: Quầy bán vé tham quan và kiểm soát ra vào được bố trí ngay tại cổng vào khu di tích. Khu di tích bố trí 2 người bán vé tham quan và phát tờ giới thiệu cho khách tham quan. Tuy nhiên, do công tác tuyền truyền, giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu của khu di tích nên việc thu phí tham quan chỉ thực hiện với người nước ngoài. Bảo vệ là người soát vé, kiểm soát ra vào, đồng thời là người giữ trật tự, hướng dẫn cho khách tham quan ra vào khu di tích được dễ dàng.

+ Dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn: Hệ thống sơ đồ tham quan và bảng chỉ dẫn: Ngay tại cổng khu di tích, Ban giám đốc đã cho làm một bảng sơ đồ tham quan và một bảng nội quy tham quan khu di tích bằng 3 ngôn ngữ: Việt, Anh, Trung. Ngay tại quầy bán vé, Khu phục vụ miễn phí khách tham quan

Sau khi qua cổng soát vé, khách tham quan có thể dễ dàng tiếp tục hàng trình nhờ một hệ thống biển chỉ dẫn đầy đủ và đồng bộ. Bảng giới thiệu về lịch sử di tích tuy đã có nhưng quá ngắn, nên tác dụng giới thiệu còn hạn chế. Việc bố trí hệ thống biển chỉ dẫn, thuyết minh do phòng Quản trị đảm nhiệm.

Dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn: Ngay tại cổng vào khu di tích là nơi đăng ký thuyết minh, hướng dẫn của Khu Di tích. Tại đây, lúc nào cũng có từ 2-3 thuyết minh viên của Phòng Tuyên truyền-Giáo dục trực, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, tham quan của du khách. Hiện tại, Khu Di tích có thể phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu di tích ở mọi cấp độ, với mọi lứa tuổi, trình độ. Khách nước ngòai có thể được nghe thuyết minh, giới thiệu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung. Tuy nhiên, do lượng khách vào khu di tích đông nên việc thuyết minh, giới thiệu di tích chỉ dành cho những khách thực sự có nhu cầu tìm hiểu. Khi khách yêu cầu nghe thuyết minh, thuyết minh viên sẽ ngay lập tức đón khách và thực hiện hướng dẫn. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn có thuyết minh theo đúng yêu cầu, hoặc với các đoàn khách quan trọng, đặc biệt, trưởng đoàn nên đăng ký trước. Thời gian thuyết minh cho một đoàn khách trung bình là 45 phút, theo đúng lịch trình, lộ trình đã được nghiên cứu và thống nhất đối với việc thuyết minh. Thời gian thuyết minh dài, ngắn còn tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng đoàn khách.

Trang phục của thuyết minh viên: Nữ mặc áo dài, nam mặc quần âu sẫm màu, áo sơ mi màu trắng, đeo Cravat, đi giày da hoặc dép quai hậu, được bố trí loa và các dụng cụ cần thiết cho công tác thuyết minh.

Công tác thuyết minh, tuyên truyền giáo dục là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Khu di tích, vì thế, trong những ngày làm việc, mọi yêu cầu về thuyết minh đều được đáp ứng hết, nhất là với các các đoàn khách đăng ký trước, có yêu cầu đặc biệt như học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên, hội

chính trị, xã hội, các đoàn từ xa…Việc đăng ký trước rất thuận tiện, có thể gọi điện hoặc Fax đến Phòng Thông tin-Giáo dục thông báo thời gian tham quan và nhu cầu tìm hiểu cụ thể của đoàn khách. Khách đăng ký nên để lại địa chỉ hoặc số điện thoại liên hệ để Phòng có thể trao đổi thêm về thời gian, lịch trình tham quan trong trường hợp cần thiết.

Với những du khách muốn có tài liệu để nghiên cứu, tìm hiểu sau khi tham quan, thuyết minh viên có thể giới thiệu những tài liệu đó ngay tại phòng đón tiếp hoặc thư viện. Ở đây cũng có một số sách báo giới thiệu về di tích và cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Dịch vụ thuyết minh hướng dẫn do phòng Thông tin Giáo dục đảm nhiệm.

Tại Khu di tích còn có phòng chiếu Video, giới thiệu bằng hình ảnh về cuộc sống thường ngày, những ngày cuối cùng của vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam tại khu di tích. Khi du khách có nhu cầu, nhân viên phòng chiếu phim sẽ phục vụ.

- Dịch vụ phục vụ nhu cầu tâm linh, kỷ niệm

+ Dịch vụ đáp ứng nhu cầu thờ cúng, tín ngưỡng: Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là di tích cách mạng, lưu niệm về một con người cách mạng, không mang tính tín ngưỡng, nên không có dịch vụ đáp ứng nhu cầu thờ cúng. Tuy nhiên, về mặt tâm linh, mỗi người khi đến thăm nơi này đều thể hiện lòng tôn kính đối với Người. Người không phải là vị thần, vị thánh, nhưng Người luôn được mọi người tôn thờ, kính phục. Nhiều nơi đã đặt cơ sở thờ cúng Người. Tại Di tích có đặt bàn thờ, nhưng đó là bàn thờ của cán bộ, nhân viên khu di tích thờ Người như một người cha, người ông. Đây cũng là nơi các học trò của Người, những nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước dâng hương khi đến thăm nơi này theo như truyền thống văn hóa người Việt Nam.

+ Ghi cảm tưởng, chụp ảnh lưu niệm: Khu Di tích có bố trí sổ ghi cảm tưởng nhưng chỉ dành cho các đoàn khách ngọai giao cấp nhà nước, đoàn khách đặc biệt. Sổ ghi lưu niệm hiện được đặt trong thư viện của Khu có lưu bút của hàng trăm nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo chính đảng các nước như Hồ Cẩm Đào, V. Putin, Norodom Shihamoni, tổng thống Srilanca…

Dịch vụ chụp ảnh lưu niệm được tổ chức từ sớm tại di tích, nhưng do cá nhân thực hiện sau khi được phép của Ban Giám đốc Khu. Những thợ ảnh này được cấp thẻ ra vào, làm dịch vụ tại Di tích, và phải nộp lệ phí cho Khu Di tích. Việc kinh doanh do cá nhân chịu trách nhiệm, nhưng phải tuân thủ quy định của Khu và phải tuân theo sự hướng dẫn của Bảo vệ Khu. Tại đây, việc chụp ảnh đã được hiện đại hóa hơn nhờ máy tính và công nghệ in ảnh, vì thế, Du khách có thể lấy ngay ảnh kỷ niệm sau vài phút hoặc sau chuyến tham quan. Tuy nhiên, những sản phẩm đặc biệt hơn như ảnh in trên những chất liệu đặc biệt như sành sứ, gốm…chưa có.

+ Đồ lưu niệm: quà lưu niệm ở đây cũng là những sản phẩm quan trọng, bởi nó đem lại nguồn thu cho di tích và đặc biệt có vai trò lớn trong việc tuyên truyền cho di tích và con người Hồ Chí Minh.

Ngay tại quầy bán vé, tại phòng đón tiếp, Khu di tích đã bố trí một không gian nhỏ bày bán những sản phẩm lưu niệm đặc thù của Di tích như những ấn phẩm về Hồ Chí Minh: sách, tạp chí, huy hiệu, ảnh chân dung Chủ tịch, bưu ảnh về các di tích của Khu… Tại cuối hành trình tham quan, Khu Di tích có bố trí quầy bán đồ lưu niệm trong ngôi nhà nhỏ. Đây vốn là nhà của nhân viên Phủ Toàn quyền xưa. Cũng giống như nhiều cửa hàng đồ lưu niệm khác, những sản phẩm ở đây tuy có được chọn lọc kỹ hơn, nhưng sản phẩm đặc thù rất ít: tranh, ảnh Hồ Chủ Tịch, ảnh nhà sản, áo phông in ảnh nhà sàn, ảnh Hồ Chủ tịch, mô hình nhà sàn. Còn lại là những sản phẩm ta đã gặp đâu

đó trên phố. Đây là quầy dịch vụ của Khu di tích, do nhân viên Khu trực tiếp kinh doanh, có thuê thêm nhân viên.

Tại khu vực lối ra của khu, có 2 cửa hàng lưu niệm với những sản phẩm lưu niệm thông dụng, cũng có những ấn phẩm văn hóa, tương tự như quầy tại phòng đón tiếp, nhưng nhiều và đa dạng hơn. Chủ cửa hàng thuê địa điểm với BQL Khu DTPCT.

- Các dịch vụ khác

+ Dịch vụ biểu diễn văn hóa dân gian: Ở cuối khu Di tích có bố trí trong ngôi nhà nhỏ được xây thêm một sân khấu để biểu diễn các tiết mục ca múa, nhạc dân tộc bằng các nhạc cụ truyền thống phục vụ theo yêu cầu của du khách. Du khách được mời vào thưởng thức 10-15 phút, chụp ảnh lưu niệm (bằng máy ảnh của khách) với nghệ sĩ và được gợi ý ủng hộ, tạo điều kiện cho nhóm nghệ sĩ biểu diễn bằng tiền hoặc mua các ấn phẩm văn hóa như đĩa CD ca nhạc dân tộc, mô hình các nhạc cụ truyền thống: sáo, đàn bầu, đàn t’rưng… Nhóm nghệ sĩ này kinh doanh tại đây sau khi đã ký hợp đồng thuê địa điểm với Khu Di tích.

Ngay phía trước quầy lưu niệm của Khu Di tích, có một địa điểm dành cho du khách nghỉ ngơi, giải khát. Tuy chỉ là những chai nước mát, lon nước ngọt, nhưng ở đây có kê một số bàn ghế cho du khách. Khách mua đồ uống và ngồi uống tại ghế được kê trong sân di tích.

+ Vệ sinh môi trường: Khu di tích bố trí việc quét dọn vệ sinh từ sớm để đảm bảo di tích luôn được xanh, sạch sẽ, sẵn sàng phục vụ du khách. Nhân viên vệ sinh của phòng Quản trị trực cả ngày và làm nhiệm vụ khi có rác thải hoặc sự cố về môi trường tại Khu. Tại Khu Di tích có đặt thùng đựng rác trang trí phù hợp với cảnh quan ở những vị trí thích hợp, thuận tiện cho du khách. Hiện tại, trong khu di tích có 2 nhà vệ sinh với trang thiết bị tốt, thỏa

mãn nhu cầu vệ sinh của du khách. Nhà vệ sinh luôn được giữ sạch sẽ và mở cửa miễn phí cho du khách. Dịch vụ vệ sinh do phòng Quản trị quản lý.

Trong Khu di tích có bố trí hộp y tế nhưng chưa có nhân viên y tế riêng. Tại những khu vực tham quan chính đều có nhân viên bảo vệ làm nhiệm vụ nhắc nhở du khách tham quan đúng lịch trình, trật tự và giữ gìn tài sản cá nhân. Bảo vệ sẵn sàng trợ giúp du khách nếu xảy ra sự cố mất cắp những rủi ro không lường trước.

2.4. Những ưu điểm, hạn chế và vấn đề đặt ra trong việc TCQL các DVDL tại các DTLSVH trên địa bàn Hà Nội

2.4.1. Những ưu điểm

2.4.1.1. Về bộ máy TCQL di tích và DVDL

Trong những năm qua, thực hiện Quyết định số 1706/2001/QĐ- BVHTT ngày 24/07/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020, việc quản lý và phát huy giá trị của DTLSVH trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực. Quyết định số 51/2008/QĐ- UBND ngày 16/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc phân cấp quản lý nhà nước các DTLSVH trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là quyết định số 11/2011/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 2/3/2011 đã cụ thể hóa quyền hạn và trách nhiệm trong việc quản lý các DTLSVH nói chung và TCQL các DVDL nói riêng. Hầu hết các DTLSVH trên địa bàn đã có cơ quan (Ban, trung tâm) hoặc tổ chức quản lý trực tiếp, đặc biệt là những DTLSVH đã được xếp hạng Quốc gia, cấp tỉnh/thành phố. Theo đó, UBND cấp có thẩm quyền tùy theo điều kiện cụ thể của di tích được giao, đã thành lập bộ máy tổ chức phù hợp với nhiệm vụ và chức năng, đã phát huy tác dụng trong việc quản lý và phát huy giá trị các di tích. Đặc biệt, ở những di tích có điều kiện khai thác giá trị phục vụ du lịch như di tích VM-QTG, khu DTPCT, di tích

Nhà tù Hỏa Lò…, bộ máy TCQL di tích đã dần trở nên hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu phát triển du lịch, kinh tế của thủ đô. Trong cơ cấu bộ máy quản lý di tích như Trung tâm Hoạt động VHKH VM-QTG, Khu

Một phần của tài liệu Tổ chức và quản lý dịch vụ phục vụ du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội ( Nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long (Trang 69)