7. Kết cấu luận văn
3.1.2. Phù hợp với định hướng chiến lược phát triển đất nước, địa phương
Tổ chức các hoạt động phục vụ du khách nhằm mục đích thu được lợi ích về kinh tế cũng như văn hóa, xã hội, ngoại giao. Tuy nhiên, trong từng thời điểm, tại từng địa phương, tại từng di tích mục đích, lợi ích nào là quan trọng còn phụ thuộc vào chiến lược phát triển của đất nước, địa phương cụ thể. Mặc dù các định hướng, chiến lược phát triển đất nước được xây dựng trên cơ sở đường lối phát triển đất nước, nhưng trong từng giai đoạn cụ thể, tại từng địa phương cụ thể, chiến lược phát triển có thể khác nhau, vì thế, khi tổ chức các hoạt động phục vụ du lịch, nhà quản lý cần căn cứ vào chiến lược chung của đất nước, của vùng, tỉnh hoặc địa phương mà thực hiện. Ngay cả mục đích của việc tổ chức các hoạt động cũng phụ thuộc vào chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển chung và của từng địa phương, không phải lợi ích kinh tế, mục tiêu phát triển của di tích lúc nào cũng đặt lên hàng đầu: Ví dụ: Khi mục tiẻu phát triển, bảo tồn các giá trị văn hóa được đặt lên hàng đầu, thì việc thu hút khách du lịch đến di tích bằng mọi giá nhằm tăng nguồn thu không phải là mục tiêu hàng đầu của các nhà quản lý di tích, chính vì thế, việc tổ chức các DVDL chỉ hạn chế ở mức đảm bảo cho việc tu bổ, bảo tồn di tích. Việc tăng cường quảng bá, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ cho du lịch không nhằm thu được lợi nhuận cao.
Khi định hướng phát triển của địa phương là phát triển kinh tế ở khu vực này, không phải khu vực kia, thì việc tổ chức các dịch vụ ở những di tích thuộc khu vực này không cần đa dạng, phong phú, đặc sắc, nếu như không phải là những dịch vụ đặc biệt, ngược lại, ở những di tích ở khu vực kia cần nâng cao chất lượng cũng như đa dạng hóa các dịch vụ nhằm thu hút du khách đến hơn.
Định hướng phát triển của từng địa phương sẽ tạo nên những chương trình du lịch khác nhau. Đặc điểm của những chương trình này sẽ là cơ sở để
những điểm du lịch trong chương trình tổ chức những dịch vụ du lịch phù hợp, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích phát triển của điểm tham quan là các di tích, vừa không ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế của địa phương, chiến lược phát triển du lịch của vùng. Ví dụ, nếu chiến lược phát triển du lịch của Hà Nội là chú trọng khai thác di sản văn hóa tạo ra các tour mới nhằm lưu giữ khách lưu trú lâu hơn tại Hà Nội, thì những tour mới này phải khác những tour truyền thống. Để làm được điều đó, không chỉ những di sản văn hóa được khai thác cho chương trình này phải đặc thù, có giá trị khác biệt, mà những DVDL tại các di tích đó cũng phải khác biệt, hấp dẫn. Chỉ có quy hoạch và hợp tác tốt trong việc tổ chức các DVDL tại các DTLS trên địa bàn mới có thể tạo ra những dịch vụ khác nhau tại các điểm khác nhau, phù hợp với mục tiêu của chương trình.
Định hướng phát triển của Hà Nội từ nay đến 2020 là xây dựng thành trung tâm du lịch, dịch vụ thương mại lớn của cả nước và ngang tầm khu vực [20, tr. 197], và vấn đề trọng tâm cần làm là xây dựng Hà Nội thành “thiên đường mua sắm, thiên đường ẩm thực”…của khu vực và thế giới. Theo định hướng này, thì việc tổ chức DVDL tại các di tích phải tính đến những khả năng, dịch vụ có định hướng sản phẩm, món ăn đặc trưng truyền thống phù hợp với đặc điểm, giá trị di tích và khác biệt, độc đáo so với các vùng, địa phương khác.