Thực trạng bộ máy tổ chức dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu Tổ chức và quản lý dịch vụ phục vụ du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội ( Nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long (Trang 49)

7. Kết cấu luận văn

2.2.1.Thực trạng bộ máy tổ chức dịch vụ du lịch

Cho đến nay, hầu như các DTLSVH ở Hà Nội đều có BQL bảo vệ và khai thác, nhưng do nhiều yếu tố, điều kiện mà cơ cấu tổ chức thường đơn giản, một người thường kiêm nhiệm nhiều việc. Đa số các BQL di tích chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ và phục vụ những nhu cầu đơn giản của khách tham quan hoặc nghiên cứu. Cho đến nay, Hà Nội vẫn chưa có quy chế quản lý các di tích vì thế mà Nghị quyết số 06/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ và định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2015 đề ra là phải xây dựng quy chế quản lý các di tích trên địa bàn [11]

Ở một số di tích có hoạt động du lịch thường xuyên, hàng ngày mở cửa đón tiếp khách tham quan, bộ máy quản lý được tổ chức có quy củ hơn, có bố trí nhân sự TCQL dịch vụ phục vụ khách tham quan. Tuy nhiên, số lượng BQL như vậy không nhiều nếu tính trên tổng số ban, bộ phận quản lý di tích ở Hà Nội. Ví dụ như Đền Ngọc Sơn tại trung tâm Hà Nội, một điểm du lịch nổi tiếng của thủ đô, nhưng BQL di tích đền Ngọc Sơn chỉ là một tổ của BQL DT&DT. Nhân sự tổ quản lý này gồm 1 Tổ trưởng, 2 người bán vé, và 2 bảo

vệ, 2 thuyết minh. Việc TCQL các DVDL do tổ trưởng chịu trách nhiệm theo chỉ đạo của Trưởng BQL DT&DT. Đền Quán Thánh, DTLSVH cấp quốc gia, một trong “Tứ trấn” của Hà Nội nằm trong địa phận quản lý của UBND quận Ba Đình, một điểm thu hút khách tham quan từ những năm 1990, nhưng cho đến nay, BQL di tích chỉ có 3 người thường xuyên: người bán vé, người trong coi làm vệ sinh đền và 1 bảo vệ. Chịu trách nhiệm quản lý chung là người kiêm nhiệm thuộc phòng Văn hóa Thông tin quận.

Đa số các chùa được xếp hạng di tích cấp quốc gia ở Hà Nội đều là những điểm tham quan nổi tiếng trong các tour du lịch tham quan nội thành truyền thống như chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ, chùa Kim Liên,… Các chùa này đều do các nhà sư trụ trì do Hội phật giáo Việt Nam cử đến cùng với một số tăng ni, phật tử quản lý, bảo vệ. Việc TCQL các DVDL tại đây chủ yếu về mặt tâm linh, theo quy chế của nhà chùa. Ở một số chùa có BQL do chính quyền địa phương thành lập như ở chùa Thầy, chùa Tây phương, … Nhưng vai trò quản lý, tổ chức DVDL nhằm khai thác hiệu quả di tích rất hạn chế, mờ nhạt…BQL ở đây chủ yếu làm nhiệm vụ bán vé tham quan, bảo vệ sự xâm hại di tích. Các vấn đề khác vẫn do nhà chùa quản lý.

Về chức năng nhiệm vụ của các BQL di tích: Các BQL di tích được thành lập đều có chung nhiệm vụ: quản lý, bảo vệ, bảo tồn di tích, phát huy giá trị của di tích trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và thực hiện những nhiệm vụ chính trị, xã hội của Đảng, Nhà nước. Tùy theo đặc điểm riêng, giá trị của từng di tích mà chức năng, nhiệm vụ, nhân sự của từng Ban có thể có nhiều hoặc ít, rộng hoặc hẹp.

Một phần của tài liệu Tổ chức và quản lý dịch vụ phục vụ du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội ( Nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long (Trang 49)