Cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ quy tắc

Một phần của tài liệu Tổ chức và quản lý dịch vụ phục vụ du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội ( Nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long (Trang 124)

7. Kết cấu luận văn

3.4.7.Cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ quy tắc

bảo tồn, tu tạo di tích

Việc kiểm tra của cơ quan chức năng trong từng lĩnh vực, một mặt ngăn chặn kịp thời những hành vi, họat động vi phạm quy định, quy tắc của nhà nước về bảo tồn, tôn tạo di tích, mặt khác có ý kiến, định hướng những họat động phù hợp với giá trị di tích. Việc thường xuyên kiểm tra, giám sát cũng là hoạt động nhằm cảnh bảo, uốn nắn những nhà quản lý di tích, những người tổ chức dịch vụ tại di tích trong công tác của mình. Việc đề ra nguyên tắc, quy định hoạt động cũng như trong công tác tôn tạo di tích mà không có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên sẽ không đạt được hiệu quả. Các cơ quan chức năng cũng là những nhà chuyên môn về lĩnh vực được giao quản lý, vì thế, họ sẽ là người tư vấn cho các dự án, chương trình hành động của các ban quản lý di tích..

Tiểu kết chương 3

Nguyên tắc để TCQL các DVDL tại các DTLSVH nói chung, mô hình TCQL các DVDL tại các DTLSVH nói riêng được xây dựng trên cơ sở các yêu cầu, nguyên tắc bảo tồn, tôn tạo, sử dụng kiến trúc, cảnh quan di tích trong việc phát huy giá trị của di tích. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho việc vừa phát huy tối đa giá trị di tích trong việc phục vụ du lịch, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, vừa bảo tồn tốt nhất di sản của cha ông để lại, giữ gìn nguồn tài nguyên nhân văn cho thế hệ sau. Mô hình TCQL bao gồm việc tổ chức bộ máy quản lý với 4 bộ phận chức năng cơ bản (Quản trị - tài chính; Nghiên cứu khoa học phục vụ tu bổ, tôn tạo, phát huy di tích; Quản lý, bảo vệ duy tu di tích và Dịch vụ du lịch), và cơ cấu, thành phần dịch vụ có thể tổ chức tại các DTLSVH nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách, đồng thời thu được hiệu quả cao nhất về tài chính, lợi ích văn hóa, xã hội.

Việc áp dụng mô hình vào 3 di tích tiêu biểu là VM-QTG, Khu Di tích trung tâm HTTL và Khu DTPCT là cách thức cụ thể hóa, minh họa cho mô hình nhằm giải quyết những hạn chế trong việc TCQL các DVDL ở các di tích này. Tuy nhiên, để cho mô hình này hoạt động hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp trợ giúp như về định hướng quản lý, về quy hoạch tu bổ di tích và những vấn đề cần giải quyết nằm ngoài tầm của BQL các di tích như quan hệ của cấp quản lý nhà nước và tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng.

KẾT LUẬN

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt là xây dựng, phát triển Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước, đảm bảo thực hiện chức năng là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, công nghệ, giao thương và kinh tế lớn của cả nước. Để đạt được mục tiêu đó, lãnh đạo và nhân dân thành phố, các ngành chức năng phải cố gắng phát huy tiềm năng, sức mạnh, lợi thế của mình để xây dựng và phát triển thành phố.

Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, thuận tiện giao thông lại có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, Hà Nội có đầy đủ điều kiện để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa. Trong những năm qua, du lịch Hà Nội đã đạt được những bước phát triển đáng kể, lượng khách đến thủ đô hàng năm tăng từ 12%-15%. Thu nhập từ du lịch đóng góp đáng kể cho tổng thu nhập của Hà Nội. Tuy nhiên, những thành tựu đó được đánh giá là chưa xứng với tiềm năng, vai trò là trung tâm của vùng du lịch Bắc bộ, trục động lực Hà Nội – Hải Phòng- Hạ Long.

Du lịch văn hóa vốn là thế mạnh của Hà Nội, cũng là xu hướng phát triển chung của cả nước và các nước trên thế giới bởi, theo nghiên cứu của Tổ chức Du lịch thế giới, 70% khách đi du lịch với mục đích tìm hiểu nền văn hóa cổ đại và đương đại trực tiếp thông qua tham quan di tích lịch sử văn hóa. Con số thống kê của Tổng cục thống kê cho biết, 70% khách quốc tế đến Việt Nam với mong muốn tìm hiểu nền văn hóa Việt Nam. Điều này cho thấy việc phát triển du lịch văn hóa, thông qua khai thác nguồn tài nguyên du lịch nhân văn là DTLSVH là hướng đi đúng, quan trọng trong việc phát triển du lịch của Hà Nội.

Định hướng, chiến lược phát triển văn hóa của Hà Nội và cả nước là phải bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di sản văn hóa để xây dựng nền

văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc bảo tồn, tôn tạo di tích, nhưng việc phát huy các giá trị còn hạn chế, gặp nhiếu lúng túng, nhất là trong sử dụng di tích để phát triển du lịch, khiến cho hiệu quả của việc phát huy giá trị chưa cao, sự phát triển chưa xứng với giá trị nguồn tài nguyên.

Trong những năm gần đây, các ngành, cấp của Hà Nội đã quan tâm nhằm giải quyết hạn chế này, nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện để nâng cao hiệu quả phát huy giá trị hệ thống DTLSVH của Hà Nội và cả nước. Tuy nhiên, thực trạng việc TCQL các DVDL tại các DTLSVH trên địa bàn Hà Nội vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra vấn đề cần xây dựng những nguyên tắc và mô hình để tổ chức và quản lý những dịch vụ du lịch tại các DTLSVH này. Nguyên nhân của những bất cập về chủ quan là do chưa thực sự nhận thức đầy đủ vai trò của các DVDL tại các DTLSVH với vài trò là điểm tham quan, từ đó, xem nhẹ công tác tổ chức các dịch vụ. Bộ máy quản lý di tích còn đơn giản, với nguồn nhân lực hạn chế về chuyên môn cũng là nguyên nhân khiến cho hiệu quả của việc khai thác, quản lý di tích nói chung, phát huy di tích trong phát triển du lịch nói riêng chưa cao.

Việc củng cố, cơ cấu lại bộ máy của ban quản lý các di tích trên cơ sở nhận thức đầy đủ lợi ích của các DVDL tại các DTLSVH là cần thiết để tăng cường khả năng khai thác giá trị của từng di tích trong việc phát triển du lịch của Hà Nội nói riêng, của cả nước nói chung. Cùng với một bộ máy quản lý di tích hợp lý là những nhân sự có chuyên môn đảm bảo thực hiện tốt việc cung ứng dịch vụ cho du khách, xây dựng được những sản phẩm dịch vụ phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách ở các di tích là định hướng đúng đắn để nâng cao hiệu quả, phát huy giá trị của nguồn tài nguyên nhân văn phong phú của Hà Nội.

Mô hình tổ chức và quản lý DVDL tại các DTLSVH đưa ra trong luận văn không chỉ nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc quản lý, phát huy giá trị các di sản văn hóa hiện nay ở Hà Nội, mà còn định hướng, gợi ra một khả năng xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù trên cơ sở những di sản văn hóa của từng khu vực thông qua việc kết hợp những ưu thế của từng di tích khác nhau trong một tuyến du lịch. Mô hình, nguyên tắc TCQL các DVDL này có thể làm cơ sở để cho các điểm du lịch khác ở Hà Nội tham khảo, hoặc các di tích lịch sử, điểm tham quan ở các khu vực khác áp dụng sau khi đã xem xét, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện của mình, bởi những nguyên tắc để xây dựng mô hình được đúc rút ra, được xây dựng trên cơ sở những yêu cầu của việc quản lý di tích về văn hóa, yêu cầu phát triển du lịch, thực trạng việc khai thác di tích, định hướng phát triển kinh tế...

Tuy nhiên, mô hình có thực sự hiệu quả còn phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, chính trị quốc tế và nhiều yếu tố khách quan khác, vì thế trong quá trình áp dụng, thực hiện, cần xem xét đến các yếu tố khách quan, so sánh lợi ích giữa bảo tồn và phát triển. Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các pháp nhân, đơn vị quản lý các di tích và cơ sở du lịch trong vùng để tạo lên hiệu ứng kép, bởi hiệu quả của ngành du lịch phụ thuộc vào nhiều ngành kinh tế khác nhau. Thực tiễn áp dụng mô hình sẽ cho thấy rõ những điểm cần sửa đổi cho phù hợp với tính chất của từng điểm du lịch, thời gian và không gian di tích, từ đó cho ta một mô hình hoàn thiện hơn để có thể áp dụng ở nhiều di tích hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội (2000), Di tích lịch sử-văn hóa

Hà Nội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Trần Văn Bão (chủ biên), Nghiêm Văn Trọng (1994), Kinh doanh dịch

vụ trong cơ chế thị trường, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Nguyễn Chí Bền (Ch.b) (2010), Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

phi vật thể Thăng Long-Hà Nội, NXB Hà Nội, Hà Nội.

4. Nguyễn Chí Bền (Ch.b) (2010), Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

vật thể Thăng Long-Hà Nội, NXB Hà Nội, Hà Nội.

5. Bộ VHTT&DL (2011), Công văn số 184 /BC-BVHTTDL ngày

11/10/2011 Báo cáo công tác văn hóa, thể thao và du lịch 9 tháng đầu năm 2011 trình Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.

6. Đinh Thị Vân Chi (2004), Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch,

NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

7. Phạm Văn Du (1996), Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên du lịch Hà Nội

phục vụ cho việc khai thác có hiệu quả họat động kinh doanh du lịch,

LATS ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục, Bản dịch NXB Khoa học Xã hội (1977),

Hà Nội.

9. Phạm Xuân Hậu (2001), Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn - du lịch,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Trần Viết Hoàn (2009), Nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại

khu Phủ Chủ tịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2011), Nghị quyết số 06/NQ-

HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội 5 năm 2011-2015, Hà Nội.

du lịch của Thủ đô và phụ cận nhằm phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010. LATS Đại học Thương mại Hà Nội. Hà Nội.

13. Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (2009), Báo cáo tổng

kết công tác năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011, Hà Nội.

14. Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (2009), Báo cáo tổng

kết 40 năm hoạt động của Khu di tích, Hà Nội.

15. Nguyễn Quang Lộc, Phạm Thúy Hằng (2010), Văn Miếu-Quốc Tử Giám

Thăng Long-Hà Nội, Trung tâm Hoạt động VHKH VMQTG, Hà Nội.

16. Từ Mạnh Lương (2003), Một số chính sách và giải pháp kinh tế - xã hội

chủ yếu nhằm bảo tồn, tôn tạo và nâng cao hiệu quả khai thác di tích lịch sử - văn hoá của dân tộc giai đoạn phát triển mới của đất nước, Viện

kinh tế, Hà Nội

17. Lê Hồng Lý (Ch.b) Dương Văn Sáu, Đặng Hoài Thu (2010), Giáo trình

quản lý di sản văn hoá với phát triển du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

18. Trần Văn Mậu (2001), Tổ chức phục vụ các dịch vụ du lịch. NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

19. Bùi Thị Nga (1996), Những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch trên

địa bàn Hà Nội. LATS Trường Đại học kinh tế quốc dân. Hà Nội

20. Phùng Hữu Phú (Chủ biên) (2010), Phát huy tiềm lực tự nhiên, kinh tế,

xã hội và giá trị lịch sử-văn hóa phát triển bền vững thủ đô Hà Nội đến năm 2020, NXB Hà Nội, Hà Nội.

21. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2001) Luật Di sản văn hóa, NXB

Chính trị quốc gia (2010), Hà Nội.

22. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Du lịch, NXB Chính trị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quốc Gia (2009), Hà Nội

23. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2000), Pháp lệnh thủ đô Hà Nội,

24. Sở VHTT&DL Hà Nội (2009), Báo cáo kết quả công tác năm 2009 và

phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2010, Hà Nội.

25. Sở VHTT&DL Hà Nội (2010), Báo cáo kết quả công tác năm 2010 và

phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2011, Hà Nội.

26. Lê Đức Thắng (1996), Quy hoạch các điểm du lịch với việc khai thác di

sản kiến trúc văn hóa - lịch sử khu vực Hà Nội, LATS Trường Đại học sư

phạm 1, Hà Nội.

27. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Đại học Quốc gia

Hà Nội, Hà Nội.

28. Thành ủy Hà Nội (2007), Đề án phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn

2007-2015, Số 19/ĐA-TU, Hà Nội

29. Tổng cục Du lịch (2002), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trung tâm

du lịch Hà Nội và phụ cận, Hà Nội

30. Lưu Minh Trị (ch.b) (2010), Hà Nội danh thắng và di tích, Tập 1, NXB

Hà Nội, Hà Nội.

31. Lưu Minh Trị (ch.b) (2010), Hà Nội danh thắng và di tích, Tập 2, NXB

Hà Nội, Hà Nội.

32. Trung tâm Bảo tồn di tích Cổ Loa-Thành cổ Hà Nội (2010), Báo cáo

tổng kết công tác năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011, Hà

Nội.

33. Trung tâm hoạt động VHKH VM-QTG (2008). Báo cáo tổng kết công

tác năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009, Hà Nội.

34. Trung tâm hoạt động VHKH VM-QTG (2009), Báo cáo tổng kết công

tác năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010, Hà Nội.

35. Trung tâm hoạt động VHKH VM-QTG (2009), Văn Miếu-Quốc Tử Giám

Hà Nội và hệ thống di tích Nho học Việt Nam (Kỷ yếu hội thảo khoa

học), Hà Nội.

sự kiện – dư luận, Số 183, tr.29-30. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37. UBND thành phố Hà Nội (2011), Quyết định số: 11/2011/QĐ-UBND về

phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015, Hà Nội

38. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2006), Tổ chức, khai thác không

gian kiến trúc cảnh quan tại các khu di tích lịch sử văn hóa thuộc thành phố Hà Nội và phụ cận nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển du lịch thủ đô. Đề tài nghiên cứu cấp bộ.

39. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (dịch) (1993), Đại Việt sử ký toàn thư,

tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

40. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (dịch)(1993), Đại Việt sử ký toàn thư,

tập 2, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

41. Trương Sỹ Vinh (chủ biên), Đỗ Thanh Hoa, Đỗ Cẩm Thơ (2010), Du lịch

Thăng Long-Hà Nội, NXB Hà Nội, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

42. Cooper C., Fletcher J., Gibbert D. (2000), Tourism : Principles and

practice, NXB Longman, New York.

43. Gregory Ashworth & Brian Goodall (1990), Marketing tourism places,

NXB Routledge, New York.

44. Kotler P., Bowen J., Makens J. (1996), Marketing for hospitality and

tourism, NXB Prentice Hall, New Jersey.

45. Peter Burns, Andrew Holden (1995) Tourism : A New perspective, NXB

Prentice Hall, New Jersey. Website

46. http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/ContentDetail.aspx?id=153 47. Xuân Cường (28/9/2011), Du lịch Hà Nội thừa tiềm năng, thiếu sản

phẩm hút khách, http://www.baotintuc.vn

PHỤ LỤC Phụ lục 1. Một số hình ảnh các di tích tiêu biểu Phụ lục 2. Các di tích tiêu biểu ở Hà Nội

Phụ lục 3. Hình ảnh một số dịch vụ tại di tích

Phụ lục 4. Bảng kê số lượng di tích được xếp hạng đến 10/2011 Phụ lục 5. Danh mục một số di tích cấp quốc gia có tổ chức DVDL

Một phần của tài liệu Tổ chức và quản lý dịch vụ phục vụ du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội ( Nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long (Trang 124)