Quy trình Ngành hoàn thành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty TNHH nhà nước MTV Dệt 195 (Trang 27)

Hình 1.8 Quy trình hoạt động ngành hoàn thành

(Nguồn:Phòng kỹ thuật sản xuất) Sau khi qua Máy Đo Kiểm, vải được sửa lỗi và đánh giá chất lượng, đo độ dài về, ghi các thông tin về sản phẩm, rồi đóng gói và nhập kho thành phẩm. Theo đơn hàng, nếu khách hàng mua vải màu, thì cuộn vải được đóng gói rồi mang sang khâu hoàn tất, ở đây vải được tẩy trắng, nhuộm màu, sấy khô, định hình và đóng gói rồi quay về Máy Đo Kiểm, cuối cùng lại được nhập vào nhập kho thành phẩm.

Có thể thấy quy trình hoạt động của Công ty khá phức tạp. Trong quá trình sản xuất thì các phân xưởng có quan hệ chặt chẽ và tương hỗ với nhau. Nếu một Công đoạn bất kỳ trong 4 Công đoạn bị gián đoạn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của Công đoạn còn lại. Do vậy ngoài yêu cầu bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý và khoa học, Công ty cũng cần phải có các biện pháp khắc phục kịp thời những sai hỏng ở các khâu để toàn quá trình có thể diễn ra nhịp nhàng và hiệu quả.

1.2.6. Đặc điểm nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất trực tiếp cấu tạo nên thực thể của sản phẩm, chất lượng của nguyên vật liệu là yếu tố tiên quyết đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, thiếu nguyên vật liệu, quá trình sản xuất sẽ không tiến hành được hoặc bị ngừng trệ và gián đoạn. Căn cứ vào nhiệm vụ của Công ty là sản xuất và kinh doanh mặt hàng sợi, dệt vải phục vụ cho Công nghiệp và tiêu dùng như vải lọc, vải chéo, vải kaki,..., khăn các loại để đánh giá đúng chủng loại, nhu cầu, định mức của từng loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu năng lượng và điện nước hỗ trợ quá trình sản xuất.

Căn cứ vào sự tham gia cấu thành nên sản phẩm, nguyên vật liệu của Công ty được phân loại như sau:

Chải vải Thêu Ghép mẫu Cắt May T.P Quần áo

Cuộn vải Máy Đo Kiểm

Hoàn tất

• Nguyên liệu chính: chủ yếu là bông và sợi. Trong sản xuất sợi, nguyên vật liệu chính là bông với nhiều xuất xứ khác nhau; nguồn bông được nhập khẩu chủ yếu từ bên ngoài như bông Tây Phi, bông Ấn Độ, bông Nizenia, bông Mỹ...Trong sản xuất vải và khăn, nguyên vật liệu chính là sợi, bao gồm: sợi cotton (chiếm 70- 75%), ngoài ra còn dùng các loại sợi Peco (bông pha polysete), sợi tổng hợp, sợi đay...(chiếm 25-30%).

• Vật liệu phụ: dầu MD40, mỡ Iroflex, sáp tạo độ bóng cho sợi...Công cụ

dụng cụ: gồm các loại như ống giấy, chải, go, bao bì, dây buộc kiện...

• Nhiên liệu, năng lượng: gồm các loại như xăng, dầu hỏa, dầu GRXP220,

dầu CS22, dầu nhờn CS32...

• Điện, nước: được cung cấp từ nhiều nguồn trên địa bàn do bộ phận phù trợ

đảm nhận.

Nguyên vật liệu được sử dụng với Công dụng khác nhau ở từng khâu, từng Công đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, dây chuyền sản xuất của Công ty khá dài và phức tạp, được chia thành nhiều khâu, nhiều Công đoạn nối tiếp nhau, đầu ra của khâu này lại là đầu vào của khâu kế tiếp. Do vậy sản phẩm của giai đoạn này lại là nguyên vật liệu của giai đoạn tiếp theo. Ví dụ như sản phẩm của phân xưởng Sợi lại là nguyên liệu đầu vào cho phân xưởng Dệt để tiến hành dệt các loại vải, các sản phẩm của phân xưởng Dệt lại là đầu vào của phân xưởng May, thêu. Do đó, ngoại trừ hoạt động nhập nguyên liệu đầu vào là bông và sợi thì Công ty có thể chủ động đảm bảo nguyên liệu sản xuất ở các khâu trong quá trình hoạt động, ít bị phụ thuộc bởi môi trường bên ngoài. Với nhiên liệu, năng lượng hay điện, nước thì Công ty đã có ký kết và thỏa thuận hợp tác lâu dài, ổn định với các bên liên quan về quá trình cung ứng dịch vụ để có thể đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục và thông suốt, không bị gián đoạn hay ngừng trệ. Do vậy có thể nói Công ty đã có những biện pháp để đảm bảo nguyên vật, phụ liệu được cung ứng kịp thời để phục vụ quá trình sản xuất đảm bảo quá trình này diễn ra liên tục và có hiệu quả.

1.2.7. Đặc điểm về vốn

Bảng 1.6 Cơ cấu vốn của Công ty năm 2010, 2011 Năm

Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch

Doanh thu thuần 303,428 341.547 38.343

Vốn cố định bình quân 216.414 229.399 12.885

Hiệu suất sử dụng vốn cố định 1.40 1.49 0.09

Vốn lưu động bình quân 334.752 430.348 95.596

Số vòng quay vốn lưu động 1.1 0.79 -0.31

(Nguồn: Phòng Tài vụ) Qua bảng số liệu trên, ta thấy vốn cố định bình quân tăng lên 12.885 tỷ đồng tương ứng 6%, doanh thu cũng tăng lên 38.343 tỷ đồng tương ứng với 12.6% so với năm 2010, hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2011 cao hơn năm 2010 là 0.09 (%).

Hiệu suất sử dụng vốn cố định vì thế mà tăng từ 1.4 lần năm 2010 mà tăng lên 1.49 lần vào năm 2011.

Tương tự vốn cố định, vốn lưu động bình quân năm 2011 cũng tăng đáng kể so với năm 2010, từ 334.752 tỷ đồng lên tới 430.348, tăng 95.596 tỷ tương ứng với 28.55 % , tuy nhiên số vòng quay vốn lưu động lại giảm từ 1.1 xuống còn 0.79 giảm 0.31 lần, hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2011 giảm so với năm 2010.

Hình 1.9 Cơ cấu vốn Công ty năm 2010 và 2011

(Nguồn: Phòng Tài Vụ) Nhìn vào biểu đồ cơ cấu vốn của Công ty, ta có thể thấy cơ cấu vốn đã có sự thay đổi theo chiều hướng có lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2010 vốn lưu động chỉ chiếm 61 % tổng số vốn trong khi đến năm 2011con số này đã là 65 %, tức là đã tăng lên 4% so với năm 2010. Điều này chứng tỏ Công ty đã nhận ra và chú trọng đến Công tác huy động vốn lưu động và giảm bớt vốn cố định để hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn.

Nhìn chung Công ty đã chú trọng đến Công tác đảm bảo và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đưa hoạt động sử dụng vốn năm sau cao hơn năm trước.

1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH nhà nước MTV Dệt 19/5 trong những năm gần đây

1.3.1. Kết quả kinh doanh

Bảng 1.7 Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm Đv: Nghìn đồng Năm Chỉ Tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Doanh thu thuần 167.419 182.146 278.067 303.428 341.547 Lợi nhuận trước thuế 2.403 2.756 6.474 10.255 12.145

Lợi nhuận sau thuế

1.802 2.067 4.855 7.691 9.108

(Nguồn: Phòng Tài Vụ)

Về doanh thu

Hình 1.10 Doanh thu thuần Công ty qua các năm 2007-2011

Nhìn vào biểu đồ ta thấy doanh thu thuần của Công ty tăng qua từng năm với tốc độ trung bình là 16.6%. Trong đó giai đoạn từ 2007 - 2008 có tốc độ tăng doanh thu thuần chậm nhất là 8.7%, doanh thu giai đoạn này tăng chậm là do bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế của thế giới, nhưng đến giai đoạn từ 2008 - 2009 Công ty có tốc độ tăng trưởng lớn nhất là 52.66% - đây được coi là thời kỳ hoàng kim về doanh thu thuần của Công ty. Giai đoạn 2010 – 2011 Công ty đã khắc phục được kinh tế và tiếp tục phát triển với tốc độ 12.5% - đây là tín hiệu đáng mừng của Công ty.

Hình 1.11 Lợi nhuận Công ty giai đoan 2007 - 2011

Lợi nhuận của Công ty tăng qua các năm với tốc độ trung bình là 56.5%- một con số khá cao. Giai đoạn 2008-2009 có tốc độ tăng nhiều nhất đạt kỷ lục 135%, tiếp đến là giai đoạn 2009-2010 là 58% và 14.7% là tốc độ tăng ít nhất của giai đoạn 2007-2008. Có những kết quả này là do năm 2007-2008 Công ty cũng như các thành phần kinh tế khác bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng đến giai đoạn 2008-2009, do hoạt động dự báo tốt Công ty đã tiến hành tích trữ nguyên vật liệu với số lượng lớn trước khi lạm phát lên cao, do đó đã tiết kiệm được chi phí, tăng lợi nhuận.

Để có kết quả kinh doanh tốt như trên đây, Công ty đã có các hoạt động sản xuất và tiêu thụ tốt cụ thể như sau:

Sản lượng từng mặt hàng

Bảng 1.8 Sản lượng mặt hàng giai đoạn 2007 - 2011

(Nguồn: Phòng Vật tư) Có thể thấy, số lượng sản phẩm sản xuất được của Công ty tăng theo thời gian. Tuy vậy số lượng tăng không cao, riêng năm 2011 Công ty đã ngừng sản xuất sản phẩm thêu và mở rộng sang lĩnh vực khăn các loại do tái cấu trúc lại hoạt động sản xuất. Tuy mới được sản xuất nhưng năng suất là khá cao (2100 nghìn) sản phẩm, điều này chứng tỏ Công ty đã hoạt động tốt trong khâu chủ động nguyên vật liệu và nguồn lực cho sản xuất sản phẩm này.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thời gian

Bảng 1.9 Tình hình tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2007 - 2011

Tên sản phẩm ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011 Vải các loại Nghìn mét 5405 6105 7438 7531 8284 Sợi các loại Tấn 1670 1672 1726 1832 1906 Sản phẩm may Nghìn SP 1100 1250 1350 1532 1732 Sản phẩm thêu Nghìn SP 185 193 210 235 - Khăn các loại Nghìn SP - - - - 2100

Tên sản phẩm Năm ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011 Vải các loại Nghìn mét 5241 6495 7532 7685 8762 Sợi các loại Tấn 1751 1784 1803 1832 1906 Sảnphẩm may Nghìn SP 1239 1286 1532 1614 1696 Sảnphẩm thêu Nghìn SP 203 213 232 258 - Khăn các loại Nghìn SP - - - - 1700 (Nguồn: Phòng Vật tư) Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thời gian của Công ty từ năm 2007 đến năm 2011 là ổn định, vải các loại tăng với tốc độ trung bình là 17,4%/năm trong đó giai đoạn 2007-2008 là tăng nhiều nhất với tốc độ là 23%, giai đoạn 2010-2011 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất là 14%, các sản phẩm còn lại tương tự, riêng sản phẩm khăn các loại dù mới được đưa vào sản xuất nhưng đã thu hút được sự yêu mến của khách hàng, tiêu thụ được 1700 sản phẩm chiếm 80% sản lượng mặt hàng, điều đó chứng tỏ Công ty đã nắm bắt được đưa ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.

1.3.2. Các hoạt động khác

Trong những năm gần đây, Công ty Dệt 19/5 luôn hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra, bảo toàn và sinh sôi số vốn được giao. Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh thì Công ty cũng tổ chức các hoạt động ngoại khóa giao lưu như: các hoạt động tập thể để cán bộ Công nhân viên có điều kiện giao lưu học hỏi và đoàn kết hơn như đi nghỉ hè, dã ngoại, các dịp lễ kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3,ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, Quốc tế thiếu nhi 1/6… và phong trào thi đua nâng cao năng suất,tay nghề, phát huy ý tưởng sáng tạo của Công nhân viên, bước đầu xây dựng văn hóa tổ chức…. Nhờ đó Công ty liên tục đạt danh hiệu đơn vị trong sạch, vững mạnh, đạt được các huân huy chương cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng trong các phòng trào thi đua.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY DỆT 19/5

2.1. Khách hàng và đặc điểm khách hàng của Công ty Dệt 19/5

Khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm, là người trả lương và do vậy chính là người quyết định sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy hơn ai hết tất cả các doanh nghiệp đều hiểu được khách hàng có tầm quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp mình. Bởi vậy doanh nghiệp cần phải xác định được khách hàng mục tiêu, đặc điểm và nhu cầu của họ để từ đó có thể nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và có các biện pháp phù hợp để làm thỏa mãn nhu cầu đó.

Do đặc điểm riêng về lĩnh vực sản xuất kinh doanh,sản phẩm chính là vải, bạt, sợi các loại nên hầu hết khách hàng của Công ty Dệt 19/5 là người tiêu dùng trung gian tức là những doanh nghiệp sản xuất thu mua sản phẩm của Công ty để làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh hoặc những khách hàng đặt hàng may mặc tại Công ty để cung cấp cho người tiêu dùng cuối cùng. Khách hàng cá nhân chỉ chiếm một số nhỏ trong tổng số khách hàng của Công ty. Họ là những người tiêu dùng cuối cùng và thường mua khăn các loại, hàng may mặc về phục vụ nhu cầu cuộc sống của bản thân và gia đình.

2.1.1. Phân loại khách hàng theo tầm quan trọng

Hiện tại lượng khách hàng của Công ty là 826 khách hàng trong đó có 112 khách hàng tổ chức là các doanh nghiệp sản xuất mua hàng của Công ty làm nguyên liệu đầu vào và 714 khách hàng cá nhân là người tiêu dùng mua quần áo, khăn các loại của Công ty về phục vụ nhu cầu tiêu dùng của bản thân và gia đình.

Bảng 2.1 Số lượng khách hàng theo nhóm khách hàng năm 2011

STT Nhóm khách hàng Số lượng khách hàng Tỉ lệ (%)

1 Khách hàng tổ chức 112 13.56

2 Khách hàng cá nhân 714 86.44

(Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường) Tuy chiếm số lượng lớn nhưng doanh số mà khách hàng cá nhân đem lại cho tổ chức chỉ chiếm một phần nhỏ so với nhóm khách hàng tổ chức.

Khách hàng tổ chức 281.776 82.3

Khách hàng cá nhân 59.771 17.7

(Nguồn: Phòng Tài vụ)

Hình 2.1. Doanh số Công ty phân theo nhóm khách hàng năm 2011

Theo đó có thể thấy khách hàng cá nhân chiếm 86.44 % về số lượng nhưng chỉ đem lại 17.7% doanh thu cho Công ty. Khách hàng tổ chức tuy chỉ chiếm 13.56 % về số lượng nhưng mang lại tới 82.3% doanh thu cho Công ty, đây là đối tượng khách hàng có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự sống còn của Công ty.. Chính vì vậy mà Công ty nên tập trung các chính sách ưu đãi vào đối tượng khách hàng này. Tuy nhiên không vì thế mà Công ty chỉ chú trọng các biện pháp thu hút, ưu đãi vào các khách hàng tổ chức mà cũng nên có một số chính sách thu hút cho người tiêu dùng lẻ.

2.1.2. Phân loại khách hàng theo thị trường

Phân loại theo thị trường thì khách hàng được chia làm 2 nhóm là khách hàng nội địa và khách hàng xuất khẩu với cơ cấu năm 2011 như sau:

Bảng 2.2 Cơ cấu khách hàng theo thị trường

Thị trường khách hàng Doanh số Tỷ lệ (%)

Thị trường nội địa 250.695 73.4

Thị trường xuất khẩu 90.852 26.6

Hình 2.2 Cơ cấu khách hàng theo thị trường

Theo đó có thể thấy khách hàng nội địa chiếm tỷ lệ lớn (bằng xấp xỉ 3 lần doanh số từ khách hàng ngoài nước) trong doanh số của Công ty với 73.4 % còn khách hàng xuất khẩu chỉ chiếm 26.6%.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty TNHH nhà nước MTV Dệt 195 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w