Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty CPTM Hải Tường”. (Trang 104)

Hiện nay, có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với Công ty CPTM Hải Tường trong việc kinh doanh mặt hàng Văn phòng phẩm, cả doanh nghiệp sản xuất trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài như: Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà, Tập đoàn Thiên Long, Công ty Sản xuất - Thương mại Bến Nghộ…Giỏ bỏn cỏc sản phẩm của các Công ty là khác nhau vì thế trong ngành có sự cạnh tranh gay gắt.

Bảng 4.15: Đánh giá của một số đại lý, cửa hàng về các Công ty kinh doanh Văn phòng phẩm năm 2012

ĐVT: %

Tiêu chí Công ty

Chât lượng Giá cả Mẫu mã Phân phối

Tốt TB Cao TB Đẹp TB Tốt TB

CPTM Hải Tường 83,33 16,67 76.67 23,33 93,33 6,67 66,67 33,33 CP VPP Hồng Hà 70,00 30,00 66,67 33,33 83,33 16,67 90,00 10.00 Tập đoàn Thiên Long 66,67 33,33 33,33 66,67 23,33 76,67 83,33 16,67 SX – TM Bến Nghé 26,67 73,33 13,33 86,67 16,67 83,33 50.00 50,00

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2012)

Theo đánh giá của một số đại lý, cửa hàng trong phạm vi điều tra thì 83,33% đánh giá sản phẩm của Công ty có chất lượng tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên có 76,67% cho rằng giá cả ở mức cao nên sản phẩm của Công ty vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu sử dụng Văn phòng phẩm của người tiêu dùng, do đó khách hàng mua những sản phẩm này chủ yếu là người có thu nhập khá trong khối cơ quan nhà nước, doanh nghiệp... Giá cao, làm cho Công ty có phần cạnh tranh kém hơn, nhưng việc đảm bảo chất lượng là yếu tốt đặt lên hàng đầu nên sản phẩm của Công ty vẫn được khách hàng đón nhận với 93,33% đánh giá sản phẩm của Công ty có mẫu mã đẹp. Về phân phối thỡ cú 33,33% đánh giá việc phân phối sản phẩm của Công ty chưa được tốt, chưa đáp ứng kịp thời và linh hoạt trong vận chuyển. Như Hồng Hà và Thiên Long có hoạt động phân phối tốt, sản phẩm đáp ứng nhanh với yêu cầu của khách hàng, giá cả phù hợp với mọi đối tượng sử dụng nên có khả năng cạnh tranh mạnh. Đó cũng là mặt hạn chế, Công ty cần làm tốt hơn công tác phân phối sản phẩm của mình, ổn định giá cả, tăng cường đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng được hầu hết nhu cầu của người tiêu dùng.

Bảng 4.16: Đánh giá của người tiêu dùng về các Công ty kinh doanh Văn phòng phẩm năm 2012

ĐVT:%

Tiêu chí Công ty

Chât lượng Giá cả Mẫu mã Phân phối

Tốt TB Cao TB Đẹp TB Tốt TB

CPTM Hải Tường 80 20 60 40 80 20 60 40 CP VPP Hồng Hà 70 30 50 50 60 40 70 30 Tập đoàn Thiên Long 70 30 50 50 30 70 70 30 SX – TM Bến Nghé 50 50 20 80 40 60 60 40

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2012)

Qua bảng 4.13 và 4.14, ta thấy, đánh giá của người tiêu dùng có sự khác biệt với đánh giá của các cửa hàng, đại lý vể các Công ty kinh doanh Văn phòng phẩm. Tuy điều tra ở quy mô nhỏ, nhưng cũng đã phản ánh được thực tế tâm lý của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm Văn phòng phẩm của các Công ty. Về chất lượng sản phẩm thỡ cú sự tương đồng, nhưng về giá cả thị người tiều dựng cú đánh giá khác. Có 60% đánh giá sản phẩm của Công ty có giá cao, trong khi đó tại các cửa hàng, đại lý có 76,67% cho rằng giá cao. Điều này có thể thấy các cửa hàng, đại lý bán sản phẩm của rất nhiều Công ty khác nhau nên họ có sự so sánh trong quá trình bán hàng cho người tiêu dùng, còn người tiêu dùng trong điều tra là các doanh nghiệp sử dụng Văn phòng phẩm, có thu nhập khá, và họ thấy thỏa mãn với sản phẩm về chất lượng, giá cả cũng như mẫu mã hơn đối tượng tiêu dùng bình dân.

Trong quá trình điều tra có thể thấy sản phẩm của Hồng Hà và Thiên long có sức cạnh tranh trên thị trường là rất lớn. Họ có lợi thế về việc tự sản xuất và bán sản phẩm nên trong việc lưu thông, phân phối cũng thuận lợi hơn rất nhiều so với Hải Tường.Về chất lượng, giá cả, mẫu mã sản phẩm cũng đa dạng, đáp

ứng được nhu cầu của mọi đối tượng. Đối với Hồng Hà có 70% đánh giá chất lượng tốt trong khi chỉ có 50% chi rằng giá sản phẩm cao, đó là lợi thế rất lớn của Công ty, trong khi đó khách hàng mục tiêu của Hải Tường chủ yếu là người có thu nhập khá thuộc khối cơ quan hành chính, các doanh nghiệp,… nên việc tiêu thụ sản phẩm có phần khó cạnh tranh hơn.

Bên cạnh đó sản phẩm của Công ty CPTM Hải Tường ở thị trường miền Trung và miền Nam chưa có mặt nhiều, chất lượng vẫn đảm bảo nhưng do chi phí vận chuyển nên giá cao hơn ở thị trường miền Bắc, người tiêu dùng ở thị trường này cũng chưa biết nhiều đến sản phẩm của Công ty, sức cạnh tranh kém nên lượng tiêu thụ còn nhỏ. Vì thế mà Công ty nên tăng cường các hoạt động giới thiệu sản phẩm và có chính sách hỗ trợ khách hàng, từ đó tạo thói thói quen tiêu dùng sản phẩm của Công ty làm tăng doanh số tiêu thụ, hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty CPTM Hải Tường”. (Trang 104)