Vai trò, nhiệm vụ của phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty CPTM Hải Tường”. (Trang 31)

2.1.2.1 Vai trò hoạt động phát triển thị trường

Đối với mỗi doanh nghiệp đều theo đuổi mục tiêu riêng của mình. Trong đó tiêu cơ bản lâu dài, quan trọng nhất là mục tiêu lợi nhuận. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là vấn đề sống còn. Thị trường vừa là động lực, vừa là điều kiện và vừa là thước đo kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Là động lực: thị trường đặt ra các nhu cầu tiêu dùng, buộc các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại được phải luôn nắm bắt các nhu cầu, sản xuất kinh doanh và định hướng mục tiêu hoạt động cũng phải xuất phát từ những nhu cầu đó. Ngày nay mức sống của người dân được tăng lên rõ rệt do đó khả năng thanh toán của họ cũng cao hơn, nhu cầu nhiều hơn nhưng lại khắt khe hơn. Bên cạnh đú, cỏc cơ sở sản xuất kinh doanh thay nhau ra đời cạnh tranh một cách gay gắt bởi vì thị trường có chấp nhận thì doanh nghiệp mới tồn tại được nếu ngược lại sẽ bị phá sản.

- Là điều kiện: thị trường bảo đảm cung ứng có hiệu quả các yếu tố cần thiết để doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu về một loại yếu tố sản xuất nào đó thì tình hình cung ứng trên thị trường sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tiêu cực hoặc tích cực tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Là thước đo: thị trường cũng kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các trường hợp khó khăn đòi hỏi phải có sự tính toán cân nhắc trước khi ra quyết định. Thị trường có chấp nhận, khách hàng có ưa chuộng sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp thì mới chứng minh được phương án kinh doanh đó có hiệu quả hay không hay thất bại.

Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học kỹ thuật, các doanh nghiệp, nhà kinh doanh đang phải đứng trước một thử thách to lớn. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở rộng nhanh chóng trên mọi lĩnh vực kinh doanh thì đối với một doanh nghiệp không chỉ dành một phần thị trường mà phải vươn lên nắm phần thị trường ngày càng lớn hơn. Xu thế luôn phát triển là cái đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại được trong nền kinh tế. Khai thác thị trường theo chiều sâu và mở rộng thị trường là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của một doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

Phát triển thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, khai thác triệt để tiềm năng của thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận và khẳng định vai trò của doanh nghiệp trên thị trường.

2.1.2.2 Nhiệm vụ của phát triển thị trường

Nhiệm vụ của phát triển thị trường là tiêu thụ hết hàng với doanh thu tối đa và chi phí kinh doanh cho hoạt động tiêu thụ là tối thiểu. Để thực hiện được nhiệm vụ này thì cần phải thực hiện hoạt động sau:

- Tiêu thụ sản phẩm phải có nhiệm vụ chủ động từ việc nghiên cứu thị trường, xác định cầu của thị trường đối với sản phẩm, cho đến đánh giá khả

năng sản xuất của doanh nghiệp, để từ đó cú cỏc quyết định tối ưu.

- Cần tiến hành hoạt động quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm và thu hút khách hàng.

- Tổ chức bán hàng và thực hiện các nhiệm vụ sau bán hàng nhằm bán được nhiều hàng nhất với chi phí thấp nhất. Nếu doanh nghiệp nào có dịch vụ sau bán hàng tốt thì doanh nghiệp đó sẽ bán được nhiều hàng hơn.

Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là hoạt động thực tiễn sản phẩm được vận động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Đặc điểm lớn nhất của sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp là nó được sản xuất ra và đem đi bán nhằm thực hiện các mục tiêu hiệu quả đã định trước, đó là:

Thứ nhất: Mục tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận là mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp hạch toán kinh doanh. Nó là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Σ lợi nhuận = Σ doanh thu - Σ chi phí

Vì vậy, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm tốt thì thu được nhiều lợi nhuận và ngược lại sản phẩm mà không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ được ớt thỡ lợi nhuận sẽ thấp, hoặc có thể hòa vốn hoặc lỗ.

Thứ hai: Mục tiêu vị thế của doanh nghiệp

Vị thế doanh nghiệp biểu hiện ở phần trăm doanh số hoặc số lượng hàng hóa được bán ra so với toàn bộ thị trường. Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết

định đến vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Tiêu thụ mạnh làm tăng vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Thứ ba: Mục tiêu an toàn

Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Sản phẩm được sản xuất ra để bỏn trờn thị trường và thu hồi vốn để tái sản xuất, quá trình này phải được diễn ra liên tục, có hiệu quả nhằm đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp. Do vậy, thị trường bảo đảm sự an toàn trong sản xuất kinh doanh.

Thứ tư: Đảm bảo tái sản xuất liên tục

Quá trình tái sản xuất bao gồm 4 khâu: Sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng , nó diễn ra trôi chảy. Tiêu thụ sản phẩm nằm trong khâu phân phối và trao đổi. Do đó, thị trường có ý nghĩa quan trọng đảm bảo quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục.

2.1.2.3 Nguyên tắc của phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cần dựa trên cơ sở đảm bảo vững chắc phần thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện có.

Đối với doanh nghiệp, thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định là cơ sở cho hoạt động kinh doanh. Để tạo nên một thị trường tiêu thụ ổn định, doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện các biện pháp khai thác thị trường hiện có cả chiều rộng và chiều sâu. Mặt khác, duy trì thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện tại là biểu hiện sự ổn định trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định này lad tiêu đề cho hoạt động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp phải đảm bảo vững chắc phần thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện có, khai thác tối đa tiềm năng của thị trường. Đú chớnh là cơ sở phát triển và tạo nên một thị trường kinh doanh ổn định.

Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phải dựa trên cơ sở huy động tối đa moi nguồn lực.

Mỗi sản phẩm bán ra trên thị trường tiêu thụ sản phẩm phải thỏa mãn những yêu cầu về số lượng, chất lượng và giá cả. Những yêu cầu này tùy thuộc vào quy mô của thị trường mà sản phẩm cần đáp ứng. Trong doanh nghiệp các nguồn lực như lao động, tài chính, thiết bị vật tư sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng, chất lượng và giá cả sản phẩm. Mọi kế hoạch sản xuất đều dựa trên cơ sở cân đối giữa yêu cầu thị trường và khả năng về các nguồn lực trong doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của mỡnh thỡ nhu cầu tất yếu sẽ tăng lên, trong khi đó các nguồn lực là không đổi dẫn đến sự chênh lệch giữa nhu cầu và khả năng cung ứng của doanh nghiệp. Do đó, muốn phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần tìm mọi biện pháp tăng tính hiệu quả và sử dụng được tối đa các nguồn lực trong doanh nghiệp đảm bảo thỏa mãn nhu cầu thị trường và có lợi nhuận.

Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phải dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ các loại nhu cầu và khả năng thanh toán của người tiêu dùng về sản phẩm đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu và phân tích các thông tin về nhu cầu thị trường để từ đó ra quyết định sản xuất kinh doanh. Trong quá trình phân tích các thông tin, cần loại bỏ những thông tin không cần thiết. Trên cơ sở các thông tin thu được, doanh nghiệp cần chia thành nhóm người tiêu dùng với đầy đủ những đặc điểm của nhúm đú. Những hoạt động trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với thị trường mới vì thông qua thu thập, xử lý và rút ra quy mô nhu cầu khả năng thanh toán, doanh nghiệp xây dựng nên chính sách xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới.

Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ.

của các chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong kinh doanh mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải tuân thủ các mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nằm trong khuôn khổ luật pháp của Nhà nước. Mọi hoạt động vi phạm pháp luật sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tạo nên sự bất ổn định của thị trường doanh nghiệp. (Phan Thị Thanh Hương, 2011)

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty CPTM Hải Tường”. (Trang 31)