Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty CPTM Hải Tường”. (Trang 65)

3.2.1.1 Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập qua sỏch, bỏo, trờn internet, các đề tài nghiên cứu về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, các báo cáo luận văn của các học viên, nghiên cứu sinh,…về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

3.2.1.2 Số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp qua phỏng vấn nhân viên trong phòng kinh doanh và phòng Marketing của Công ty. Ngoài ra còn phỏng vấn các đại lý cấp, nhà phân phối và người tiêu dùng.

Cụ thể như sau:

- Nhân viờn phòng kinh doanh: 9 người - Đại lý: 15 đại lý

- Cửa hàng bán lẻ: 15 cửa hàng

- Người tiêu dùng (Doanh nghiệp tiêu dùng): 10 doanh nghiệp

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội dựa vào việc mô tả biến động cũng như xu thế phát triển của hiện tượng thông qua số liệu thu thập được.

Sử dụng các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu để mô tả và phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu như: sự biến động về doanh thu, lợi nhuận của Công ty qua các năm, các yếu tố về thị trường của sản phẩm…để thấy được thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Từ đó, đưa ra các giải pháp phát triển thị trường, dự báo tình hình thị trường mới trong tương lai của Công ty.

3.2.2.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp sử dụng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng húa cú cựng nội dung và tính chất tương tự để xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu.

Cụ thể, thông qua số liệu thu thập được, chúng ta so sánh tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của hoạt động kinh doanh của Công ty giữa các năm để đưa ra được thực trạng kinh doanh của Công ty hiện nay ra sao, tốc độ phát triển như thế nào và từ đó đề ra phương hướng và dự báo thi trường tiêu thụ mới.

3.2.2.3 Phương pháp phân tích SWOT

Sử dụng ma trận SWOT để làm rõ được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Từ đó, có thể hạn chế được những điểm yếu, thách thức, tận dụng được cơ hội để phát huy những điểm mạnh.

Bảng 3.4: Phân tích các đặc điểm của Công ty theo ma trận SWOT

Ma trận SWOT

Cơ hội (O) Thách thức (T)

O1: O2: O3 T1: T2: T3:

Điểm mạnh (S) Chiến lược SO Chiến lược ST

S1: S2: S3: SO1: SO2: SO3: ST1: ST2: ST3:

Điểm yếu (W) Chiến lược WO Chiến lược WT

W1: W2: W3: WO1: WO2: WO3: WT1: WT2: WT3:

đáp ứng hoặc vượt qua các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu. Ví dụ như: Nhãn hiệu có tên tuổi, tạo danh tiếng tốt, chi phí sản xuất thấp, hệ thống phân phối rộng…

- Điểm yếu (Weaknesses) là những khuyết điểm trong nội tại của doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp không thể đáp ứng được những đòi hỏi của khách hàng. Ví dụ: Nhãn hiệu ít người biết đến, có tiếng không tốt, chi phí sản xuất cao, ít khả năng tiếp cận kênh phân phối chớnh…

- Cơ hội ( Opportunities) là nhân tố bên ngoài giúp cho doanh nghiệp có thể giành được những ưu thế và lợi thế. Cơ hội có thể chia làm 2 loại: cơ hội hiện tại là cơ hội mà doanh nghiệp có thể tận dụng điểm mạnh của mình để

giành lợi thế và cơ hội tương lai là cơ hội mà doanh nghiệp cần phải đầu tư để có lợi thế. Chẳng hạn như: Nhu cầu của khách hàng chưa được đáp ứng đầy đủ, xuất hiện công nghệ mới, rào cản thương mại được xóa bỏ…

- Thách thức ( Threast) là các nhân tố bên ngoài có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, như: Thị hiếu người tiêu dùng thay đổi chuyển sang dùng sản phẩm khác, sự xuất hiện của sản phẩm thay thế, các quy định về rào cản thương mại chặt chẽ hơn…

Trong một doanh nghiệp không nhất thiết phải theo đuổi các cơ hội tốt nhất mà có thể thay vào đó là tạo dựng khả năng phát triển lợi thế cạnh tranh bằng cách tìm hiểu mức độ phù hợp giữa các điểm mạnh của mình và cơ hội sắp đến. Trong trường hợp có thể khắc phục điểm yếu của mình để giành được những cơ hội hấp dẫn.

Do vậy để phát triển chiến lược dựa trên bản phân tích ma trận SWOT, các doanh nghiệp phải thiết kế một ma trận với các chiến lược như sau:

- Chiến lược SO: Tận dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để khai thác cơ hội hiện có của thị trường, doanh nghiệp sẽ đưa ra được những chiến lược mang lại lợi nhuận, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng.

- Chiến lược ST: Sử dụng điểm mạnh để tránh đe dọa, tổ chức hùng mạnh luôn bị đe dọa từ bên ngoài.

- Chiến lược WO: Nội dung chủ yếu của chiến lược này là kết hợp khắc phục các điểm yếu để tận dụng cơ hội kinh doanh. Xem xét điểm yếu ngăn cản khai thác cơ hội bên ngoài.

- Chiến lược WT: Nhằm hình thành một kế hoạch phòng thủ để ngăn không cho các điểm yếu của chính Công ty làm cho nó trở nên dễ bị tổn thương trước các nguy cơ từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty CPTM Hải Tường”. (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w