Các phương pháp phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty CPTM Hải Tường”. (Trang 36)

2.1.3.1 Phát triển theo chiều rộng

Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều có sẵn những sản phẩm hiện tại của mình và luôn muốn tìm những thị trường mới để tiêu thụ những sản phẩm hiện tại đó. Phát triển theo chiều rộng được hiểu là mở rộng quy mô thị trường, có thể mở rộng theo vùng địa lý hoặc theo đối tượng người tiêu dùng.

- Mở rộng thị trường theo vùng địa lý: chính là tăng cường sự hiện diện của sản phẩm tại các địa bàn chưa từng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chiều rộng đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh phải tiến hành thật tốt công tác nghiên cứu, dự báo thị trường để chọn bán sản phẩm phù hợp với nhu cầu và tiêu chuẩn của thị trường mà doanh nghiệp xâm nhập.

- Mở rộng đối tượng khách hàng: Đó là việc khuyến khích, thu hút khách hàng hoàn toàn mới có nhu cầu được thoả mãn bằng sản phẩm tương tự như sản phẩm cũ có mặt trên thị trường. Giai đoạn đầu của của việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chiều rộng lượng khách hành thường ít và nhu cầu đặt hàng khá nhỏ, mang tính thăm dò là chính. Việc khách hàng mới có tiếp tục tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp hay không phụ thuộc rất lớn vào những lô hàng đầu tiên, cho nên sản phẩm của doanh nghiệp phải tạo được ấn tượng tốt

về chất lượng, hình thức, mẫu mã đối với khách hàng để có thể tiếp tục gia tăng lượng hàng bỏn trờn thị trường.

3.1.3.2 Phát triển theo chiều sâu

- Xâm nhập sâu hơn vào thị trường: phát triển thị trường theo chiều sâu thì phạm vi thị trường tiêu thụ sản phẩm không đổi. Thay vào đú, cỏc doanh nghiệp cố gắng khai thác mọi cơ hội để có được từ thị trường hiện tại để thông qua các nỗ lực mạnh mẽ trong công tác Marketting để thu hút khách hàng chưa sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp và khách hàng của các đối thủ cạnh tranh sang tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp mình.

- Phân đoạn, lựa chọn thị trường: phân đoạn thị trường chính là quá trình phân chia người tiêu dùng thành từng nhúm( khỳc, đoạn) trên cơ sở những điểm khác biệt nhu cầu, tính cách hay hành vi.

Muốn lựa chọn thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần phải đánh giá các đoạn thị trường, xem đoạn thị trường đú cú quy mô lớn hay nhỏ, tốc độ tăng trưởng ra sao, những đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp phải đối phó. Đồng thời việc đánh giá các đoạn thị trường, doanh nghiệp cũng cần xem xét mục tiêu và khả năng của mỡnh trờn cỏc phương diện: tài chính, nhân lực, khả năng cạnh tranh. Đây là một việc cần thiết và là điều kiện để doanh nghiệp lựa chọn được đoạn thị trường mục tiêu phù hợp. Với các yếu tố địa lý, nhân khẩu học, tõm lý…cỏc doanh nghiệp phần nào có thể xác định được vị trí của mỡnh trờn thị trường, không những vậy họ còn tìm được cho mình thị trường phù hợp với sản phẩm họ sản xuất ra và tạo được hình ảnh đẹp trong tâm trí người tiêu dùng.

- Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm: là quá trình phát triển cải biến, sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm từ những sản phẩm truyền thống sẵn có, đồng thời cải biến và nhập ngoại nhiều loại sản phẩm cùng loại, phong phú về chủng loại và

mẫu mã từ những sản phẩm thô đến sản phẩm qua chế biến. Đây là một trong những phương thức căn bản để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty CPTM Hải Tường”. (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w