Tài nguyên du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch Hà Nội đối với khách du lịch đến từ một số quốc gia ASEAN (Trang 44)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1.2Tài nguyên du lịch văn hóa

Với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, Hà Nội tập trung nhiều di tích lịch sử - văn hoá - kiến trúc - nghệ thuật, mật độ di tích vào loại đứng đầu cả nước. Hà Nội hiện có tới gần 5.000 di tích lịch sử.

Di sản văn hóa lớn của Hà Nội là: khu di tích Hoàng thành (được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 1/8/2010). Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa; tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại

Ngoài ra, Văn miếu Quốc Tử Giám (hệ thống các văn bia tiến sỹ thời Lê Mạc tại đây đã được UNESCO công nhận là di sản ký ức của nhân loại). Đây là di sản tư liệu UNESCO thứ 2 của Việt Nam, sau Mộc bản triều Nguyễn. Bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, bao gồm 82 bia đá ghi tên những người đỗ Tiến sĩ các khoa thi thời Hậu Lê và thời Mạc (1442-1779). Trên mỗi tấm bia khắc một bài văn (bài ký) bằng chữ Hán, nội dung ghi lại lịch sử của các khoa thi tổ chức trong giai đoạn này.

Ở Việt Nam ngoài Hội An ra chỉ có ở Hà Nội mới giữ được một khu phố cổ. Theo các nguồn sử liệu thì đây cũng chính là nhân lõi của kinh đô Thăng Long từ khi mới thành lập và nó cũng gần ngàn năm tuổi. Nói đến địa giới không gian khu phố cổ thì có thể coi đó là một hình tam giác cân có đỉnh là phố Hàng Than, cạnh phía Đông là đê sông Hồng, cạnh phía tây là phố Hàng Cót, Hàng Điếu, Hàng Da còn đáy là trục Hàng Bông - Hàng Gai - Cầu Gỗ. Các khu phố thường mang tên những mặt hàng sản xuất như: Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Bồ. Đây cũng chính là nguồn tài nguyên quý giá mang phong cách đặc trưng của người Hà Nội.

Hà Nội là nơi có mật độ di tích cổ thuộc loại cao 48,2 di tích/100km2, trong khi đó cả nước chỉ có 2,2 di tích/100km2

. Những di tích đó có niên đại trải dài từ trước Công nguyên cho đến triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn. Theo thống kê thì Hà Nội có hơn 2000 di tích cổ trong đó có: 679 đình, 12

lâu như: chùa Trấn Quốc (xây dựng vào năm 541 thờ vua Lý Nam Đế), chùa Quán Sứ (xây dựng vào thế kỷ XV), chùa Một Cột (xây dựng vào năm 1049 đời vua Lý Thái Tông), chùa Kim Liên (năm 1128-1138 thờ vua Lý Thần Tông) và vô số các chùa lớn nhỏ khác. Ngoài ra còn có hệ thống đền đài thờ các vị anh hùng dân tộc như: đền Kim Mã thờ Phùng Hưng, đền Trung Liệt thờ Quang Trung,...

Bên cạnh đó tín ngưỡng dân gian tiêu biểu là Phủ Tây Hồ thờ Mẫu Liễu Hạnh đền Gò Hồ thờ Tam Phủ Thánh Mẫu,...Đây cũng chính là điều kiện để cho Hà Nội có thể thu hút được nhiều khách Du lịch quốc tế và nội địa đến thăm quan nghiên cứu.

Cùng với cùng với các di tích cổ, các công trình kiến trúc như Khu phố cổ Hà Nội, hệ thống bảo tàng đa dạng nhất ở Việt Nam, Hà Nội còn có hàng trăm làng nghề truyền thống và các lễ hội dân gian ... Thăng Long – Hà Nội là một trong ba vùng tập trung nhiều hội lễ của miền Bắc Việt Nam.Hệ thống các lễ hội dân gian cổ truyền của người Hà Nội mang đậm màu sắc lịch sử, bởi Hà Nội là trung tâm, là nơi tập trung các nhân vật lịch sử và những sự kiện lịch sử, những dấu ấn lịch sử của môi trường văn hoá đô thành. Lễ hội dân gian xưa của Hà Nội chiếm vị trí rất lớn và có tác động tích cực, sâu sắc đến đờí sống tinh thần, đời sống văn hoá của người Hà Nội. Thông qua lễ hội và trong lễ hội mọi hành động đều chứa đựng ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt. Nó là thời điểm mà đời sống văn hoá của mọi người được tổ chức chặt chẽ và có quy mô, do đó được nâng lên một trình độ cao hơn so với những ngày thường, và đó còn là thời điểm hội tụ các khả năng sàng tạo các thể loại văn nghệ, đưa lại niểm phấn khởi hào hứng cho mọi người. Một số lễ hội lớn nổi tiếng ở Hà Nội là lễ hội Phù Đổng, lễ hội Lệ Mật và lễ hội Đống Đa.

Lễ hội Thánh Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng. Đây là một trong những hội lễ lớn nhất ở đồng bằng Bắc bộ, một diễn trường lịch sử - văn hoá, diễn lại sự tích Thánh Gióng đánh thắng giặc Ân. Nhiều địa phương thuộc Hà Nội tổ chức lễ hội suy tôn Thánh Gióng song hội Dóng ở Phù Đổng (Gia Lâm,

Hà Nội) có quy mô, tổ chức chặt chẻ và công phu nhất. Hội bắt đầu từ ngày mồng 6/4, ngày chính hội (9/4) có lễ rước kiệu võng từ đền Mẫu lên đền Thượng và tổ chức hội trận (diễn lại trận phá giặc Ân). Ngày mồng 10 làm lễ duyệt quân tạ ơn Gióng. Ngày 11 lễ rửa khí giới. Ngày 12 lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất... Cuối cùng là lễ khao quân, đến đêm có hát chèo. Hội Gióng là một đỉnh cao của sinh hoạt văn hóa cổ truyền Việt Nam. Vì thế, người Việt Nam xưa và nay vẫn nhắc nhau lời răn:

"Ai ơi mồng chín tháng tư,

Không đi hội Gióng cũng hư mất đời"

Hội gò Đống Đa có vị trí vô cùng thiêng liêng đối với người Hà Nội, lễ hộp là dịp kỷ niệm chiến thắng vang dội của dân tộc, tưởng nhớ công tích lẫy lừng của vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ và tưởng niệm các chiến sĩ vong trận trong đại chiến thắng Đống Đa. Hàng năm vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán, nhân dân lại tưng bừng mở Hội gò Đống Đa tại gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Là lễ hội đầu xuân nhưng hội gò Đống Đa lại có thêm một ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi đây là một lễ hội lưu giữ niềm tự hào, sự quật cường của cả một dân tộc…

Người dân Hà Nội xưa có câu ca về lễ hội Lệ Mật: “Nhớ ngày 23 tháng 3

Dân trại ta vượt Nhị Hà thăm quê Kinh quán, cựu quán đề huề Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây”

Hội làng Lệ Mật được tổ chức hàng năm từ ngày 20 đến 24 tháng 3 Âm lịch, hội chính vào ngày 23 tháng 3 Âm lịch, suy tôn Thành Hoàng làng Lệ Mật. Vào ngày hội chính, đại diện con cháu của 13 trại phía Tây thành Thăng

lợp vải tượng trưng cho loài thuỷ quái đã bị chàng trai họ Hoàng dùng sức mạnh và ý chí của mình hạ gục. Người ta còn tổ chức thi rắn to, rắn đẹp, rắn lạ,..phổ biến các bí quyết bắt rắn, nuôi rắn, khai thác nọc, chữa rắn độc cắn...

Thành phố Hà Nội trước kia đã nổi tiếng với những làng nghề phong phú, thể hiện qua câu thành ngữ quen thuộc "Hà Nội 36 phố phường". Theo thời gian, bộ mặt đô thị của khu phố cổ đã có nhiều thay đổi, nhưng những con phố nơi đây vẫn giữ nguyên những cái tên thuở trước và không ít trong số đó vẫn là nơi buôn bán, kinh doanh những mặt hàng truyền thống cũ. Hiện nay, thành phố có 1.350 làng nghề và làng có nghề chiếm gần 59% tổng số làng, trong đó 244 làng có nghề truyền thống.

Làng Bát Tràng nằm ở huyện Gia Lâm, phía Nam thành phố từ lâu đã nổi tiếng với sản phẩm gốm mang tên chính ngôi làng này. Làng xuất hiện vào thế kỷ 14 khi những người dân làm gốm từ làng Bồ Bát, Ninh Bình và làng Ninh Tràng, Thanh Hóa tụ họp về đây lập nên ngôi làng mới mang tên Bát Tràng. Những người dân Bát Tràng trước kia ít sống với nghề gốm và nông nghiệp, chủ yếu buôn bán cau khô, nước mắm. Nghề gốm ở đây chỉ thực sự phát triển sau năm 1954, khi miền Bắc Việt Nam bước vào thời kỳ hòa bình. Nhiều mẫu mã, các loại men truyền thống được những nghệ nhân của làng phục hồi, sản phẩm gốm Bát Tràng nhanh chóng đạt được danh tiếng. Bát Tràng hiện nay không chỉ là một làng nghề sản xuất thuần túy. Với nhiều công trình tín ngưỡng, văn hóa cùng sản phẩm gốm nổi tiếng, ngôi làng trở thành một địa điểm du lịch thu hút của thành phố Hà Nội.

Một làng nghề nổi tiếng khác của Hà Nội ngày nay là làng lụa Vạn Phúc, sản phẩm lụa của làng từ rất lâu đã nổi tiếng với tên gọi lụa Hà Đông, từng được ca ngợi trong âm nhạc, thi ca và điện ảnh. Trải qua thời gian, nghề lụa trở thành nghề truyền thống của Vạn Phúc. Các con phố Hàng Gai, Hàng Đào của Hà Nội là nơi tập trung nhiều cửa hàng bán sản phẩm lụa Vạn Phúc.

Tinh hoa văn hoá của đất kinh kỳ còn là những di sản văn hoá phi vật thể phản ánh một cách phong phú, đa dạng và chân thực truyền thống sinh hoạt văn hoá của người Hà Nội. Văn hoá phi vật thể Hà Nội là tổng hoà các yếu tố giao lưu, hội nhập, dung hoà, tiếp biến, cởi mở, linh hoạt, để tạo nên bản sắc Thăng Long - Hà Nội, một vùng đất “hội thuỷ, hội nhân và hội tụ văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng”.

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch Hà Nội đối với khách du lịch đến từ một số quốc gia ASEAN (Trang 44)