Tiểu kết chƣơng 3

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch Hà Nội đối với khách du lịch đến từ một số quốc gia ASEAN (Trang 101)

6. Kết cấu của luận văn

3.4.Tiểu kết chƣơng 3

Chương 3 đã những giải pháp cơ bản nhằm khai thác có hiệu quả thị trường khách du lịch ASEAN thông qua cơ sở phân tích TOWS về sản phẩm du lịch của Hà Nội. Căn cứ vào mục tiêu, định hướng của du lịch Hà Nội để phân tích những thách thức, cơ hội đối với sản phẩm du lịch và việc chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu là cơ sở để đưa ra những giải pháp tăng sức hấp dẫn cho du lịch Hà Nội.

Mặc dù còn rất nhiều những giải pháp cần nghiên cứu bổ sung để tăng cường sức hấp dẫn với thị trường khách này. Tuy nhiên, những giải pháp đã đưa ra trong chương cũng hi vọng góp một phần nhỏ trong việc phát triển du lịch Hà Nội. Đưa Hà Nội trở thành một điểm đến hấp dẫn hơn nữa, phát huy hiệu quả xứng đáng với giá trị của các tài nguyên, để có thể vươn lên những tầm cao mới, xứng đáng với tiềm năng.

KẾT LUẬN

Hà Nội là một trung tâm du lịch lớn ở Việt Nam, đến với Hà Nội du khách có dịp khám phá nhiều công trình kiến trúc văn hóa - nghệ thuật xây dựng qua nhiều thế hệ, trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Những danh thắng tự nhiên đẹp và quyến rũ; những làng nghề thủ công tồn tại hàng trăm năm; những lễ hội truyền thống - sản phẩm văn hóa kết tinh nhiều giá trị tinh thần... sẽ là những sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Cho một Hà Nội của hôm nay và của ngày mai, những giá trị văn hoá ngàn năm của Hà Nội đã và đang được bảo tồn, phát triển, trở thành thế mạnh để Hà Nội thu hút du khách trong và ngoài nước đến thăm quan và tìm hiểu. Chính vì vậy, trong những năm qua Hà Nội luôn giữ vững vị trí là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.

Nước ta có bề dày 2000 năm phát triển đạo Phật, đời sống tâm linh hiện diện sâu thẳm trong văn hóa và lối sống của người Việt. Nằm trong nền tảng lịch sử vốn quý đó, Hà Nội sở hữu hệ thống những di tích lịch sử, đền, chùa, miếu với giá trị kiến trúc lâu đời hầu hết gắn bó với lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo lưu kiến trúc truyền thống và chứa đựng nhiều giá trị tinh thần văn hóa tiêu biểu, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa. Trải qua nhiều thế kỷ, các công trình này vẫn giữ được vẻ uy nghiêm, bề thế.

Ngoài sức hấp dẫn tự thân từ giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật của các di tích thì vị trí trung tâm và gần trung tâm thành phố đã tạo ra sức hấp dẫn cho các điểm đến này, cảnh quan môi trường đẹp, gần các cơ sở vui chơi giải trí, khoảng cách nối đến các điểm du lịch sinh thái, văn hóa khác hết sức thuận lợi. Bên cạnh đó các di tích này còn lưu giữ một kho tàng những hiện vật lịch sử và những di sản văn hóa phi vật thể hấp dẫn đó là các lễ hội truyền thống, các loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian.

Nâng cao nhận thức bảo vệ di sản văn hóa ở cộng động dân cư, du khách. Bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa là tăng cường niềm tự hào truyền thống dân tộc, là sự bảo đảm cho mối dây thiêng liêng nối liền quá khứ với hiện tại và tương lai. Phát huy được lợi thế của mình, Hà Nội có đủ điều kiện và tiềm năng để đẩy mạnh đa dạng hóa các loại hình du lịch phù hợp với xu hướng phát triển chung của đất nước và du lịch trên thế giới.

Hiện nay, Ngành du lịch Hà Nội đang khai thác hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa để tạo các sản phẩm đặc thù hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch văn hoá - lịch sử (tập trung vào khu du lịch chuyên đề Cổ loa, Hoàng Thành, Thành cổ, khu phố cổ, các bảo tàng…). Đồng thời, tiến hành rà soát các điểm di tích lịch sử, văn hóa đã xếp hạng và có sức hấp hẫn với khách du lịch trên địa bàn Hà Nội để đưa vào đề xuất đầu tư, tu bổ tôn tạo nhằm khai thác phục vụ du lịch. Để quảng bá, tuyên truyền cho các hoạt động du lịch, Hà Nội đã tiến hành lập danh mục các lễ hội và các sự kiện văn hóa, thể thao hàng năm trên địa bàn Hà Nội tăng sức hấp hẫn đối với du khách.

Trong phát triển du lịch cần kiên trì quan điểm của Đảng và Nhà nước “Phát triển du lịch phải đồng thời đạt hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, phát huy tối đa nội lực, chủ động hội nhập...”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Tạ Thị Kiều An, Ngô Thị Ánh, Nguyễn Hoàng Kiệt, Đinh Phương Vương (1998), Quản trị chất lượng, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

2. Đặng Đức Dũng, Lại Đức Cận (1995), Quản trị chất lượng sản phẩm, Đại học Thương mại.

3. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình kinh tế du lịch,

NXB Đại học kinh tế quốc dân.

4. Nguyễn Thu Hạnh, Sản phẩm du lịch tổng thể của điểm đến - cách nhìn mới và toàn diện về sản phẩm du lịch;

5. Nguyễn Thị Nguyên Hồng (2004), Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịch của thủ đô và vùng phụ cận nhằm phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010, Luận văn thạc sỹ kinh tế, ĐH Thương mại Hà Nội.

6. Đinh Trung Kiên (2006), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

7. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo Dục.

8. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc Gia

9. Vũ Dương Ninh (1993), Một số vấn đề về sự phát triển của các nước ASEAN, NXB Chính trị quốc gia.

10. Nguyễn Thế Ninh (2006), Diện mạo và vị thế Thăng Long – Hà Nội qua 1000 năm lịch sử, NXB Hội nhà văn.

11. Võ Hồng Phượng (2004), Bài giảng kinh tế du lịch, Tài liệu nội bộ.

12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật du lịch Việt Nam.

13. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến 2020”.

14. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp thống kê lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

15. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội (2012), Báo cáo tổng kết lĩnh vực du lịch 2012.

16. Trần Đức Thanh, Bài giảng cơ sở địa lý du lịch, Khoa Du lịch, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG Hà Nội.

17. Trần Đức Thanh (2006), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

18. Khắc Thành (2001), Lịch sử các nước ASEAN, NXB Trẻ - Tp.HCM. 19. Hoàng Đạo Thúy (1996), Hà Nội thanh lịch, NXB Giáo dục Hà Nội. 20. Tổng cục du lịch (2007), Non nước Việt Nam, NXB Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21. Doãn Đoan Trinh (2000), Hà Nội di tích lịch sử văn hóa và danh thắng,

Hội Khoa học lịch sử Việt Nam – Sở Văn hóa thông tin Hà Nội.

22. Lưu Minh Trị (2000), Di tích danh thắng Hà Nội và vùng phụ cận, NXB Hà Nội.

23. Lưu Minh Trị (2010), Hà Nội – danh thắng và di tích, NXB Hà Nội. 24. Nguyễn Minh Tuệ (1997), Địa lý du lịch, NXB TP. Hồ Chí Minh.

25. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Vũ Tuấn Cảnh (1996), Địa lý du lịch, NXB thành phố Hồ Chí Minh.

26. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Vũ Đình Hòa, Lê Mỹ Dung, Nguyễn Trọng Đức, Lê Văn Tin,Trần Ngọc Diệp (2010), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.

Tiếng Anh

28. Boniface B & Cooper (1999), The geography of travel and tourism.

29. John Wiley $ Sons, INC (1991), Marketing tourism destinations.

30. Wiliam B.Martin (1994), Managing quality Customer service, Crisp Puslication inc, California.

31. Wiliem F.G. Mastenbroek (1991), Managing for Quality in the Service Sector, Blackwell.

DANH MỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ CHƢƠNG TRÌNH DU LỊCH HÀ NỘI ... 109 PHỤ LỤC 2. PHIẾU ĐIỀU TRA KHÁCH ASEAN ... 114 Phụ lục 2.1. Hà Nội ngàn năm tuổi ... 8 Phụ lục 2.2. Khám phá làng nghề truyền thống... 10 Phụ lục 2.3. MICE Hà Nội - Nơi hội họp lý tưởng ... 12 Phụ lục 2.4. Hãy tận hưởng hương vị Việt ... 14 Phụ lục 2.5. Dịch vụ và môi trường hướng đến sự trong lành ... 16

PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH ASEAN ... 135

Phụ lục 3.1. Đánh giá của khách về loại hình City tour ... 29 Phụ lục 3.2. Đánh giá của khách về loại hình du lịch làng nghề ... 30 Phụ lục 3.3. Đánh giá của khách về loại hình du lịch ẩm thực ... 31 Phụ lục 3.4. Đánh giá của khách về loại hình du lịch MICE ... 32 Phụ lục 3.5. Đánh giá của khách về dịch vụ và môi trường du lịch ... 33 Phụ lục 3.6. Tham khảo đánh giá của một số công ty lữ hành ... 36

PHỤ LỤC 4. TỔNG HỢP CƠ SỞ LƢU TRÚ TẠI HÀ NỘI ... 144 PHỤ LỤC 5. CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN ASEAN ... 148

Bảng 3.1. MỘT SỐ CHƢƠNG TRÌNH DU LỊCH HÀ NỘI Chƣơng trình 1: KHÁM PHÁ HÀ NỘI NGÀN NĂM VĂN HIẾN

(Thời gian: 01 Ngày)

Giới thiệu : Hà Nội nơi hội tụ ngàn năm văn hiến - trái tim của cả nước - niềm

tin và hy vọng. Thủ đô Hà Nội xuất hiện trong lịch sử dân tộc Việt Nam vào năm 1010 với tên gọi Thăng Long mang ý nghĩa “Rồng bay lên” tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc , mở đầu cho một giai đoạn phát triển của đất nước. Bất kì người nào đã từng có dịp đến Hà Nội vào mùa Thu cũng đều bỡ ngỡ trước cái đẹp "rung động lòng người" ở nơi này. Hà Nội vào Thu như cô gái đến tuổi xuân thì, đẹp dịu dàng và e ấp. Mặt hồ Gươm sáng bừng lên dưới sắc nắng vàng ươm của mặt Trời khiến lòng bao người đi xa cũng đều thổn thức mỗi khi nhớ về "Mùa Thu Hà Nội .

Lịch Trình Tour

8h00: Xe và HDV đón khách tại khách sạn. Thăm khu di tích Hồ Chí Minh,

bao gồm Lăng Hồ Chí Minh - nơi an nghỉ cuối cùng của người cha già dân tộc, sàn nhà Bác Hồ - nơi Bác Hồ sống và làm việc 1958-1969, sau đó thăm bảo tàng Hồ Chí Minh. Chúng ta tiếp tục chuyến đi đến chùa Trấn

Quốc - di tích đạo Phật và là di sản quốc gia, nằm trên một mặt của Hồ Tây. 12h00: Xe đưa đoàn ăn trưa tại nhà hàng.

13h00: Xe đưa quý khách đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám, là các trường đại

học đầu tiên tại Việt Nam. Xe đưa quý khách trở lại Hồ Hoàn Kiếm huyền thoại, đến thăm đền Ngọc Sơn thờ thánh Văn Xương và Trần Hƣng Đạo - vị tướng nổi danh trong lịch sử Việt Nam và thế giới. Chúng ta có thể tìm hiểu về kiến trúc của Việt Nam và Pháp xung quanh hồ.

Chƣơng trình 2: THĂM QUAN THỦ ĐÔ HÀ NỘI (Thời gian: 01 ngày)

Hà Nội nơi hội tụ ngàn năm văn hiến – trái tim của cả nước – niềm tin và hy vọng.Thủ đô Hà Nội xuất hiện trong lịch sử dân tộc Việt Nam vào năm 1010 vớitên gọi Thăng Long mang ý nghĩa “Rồng bay lên” tượng trưng cho khí thếvươn lên của dân tộc, mở đầu cho một giai đoạn phát triển của đất nước.

Với gần 1000 năm tuổi, Hà Nội có

rất nhiều chùa chiền và thắng cảnh cổ kính thiêng liêng. Hà Nội cũng là mảnh đất anh dũng, hào hùng đã trải quahai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống Pháp và chống Mỹ. Chínhvì thế mà Hà Nội cũng là một thành phố có vẻ đẹp kiến trúc cổ điển kiểuPháp, hiện đại kiểu Mỹ. Hãy lắng nghe và ngắm nhìn Hà Nội trong chươngtrình thăm quan vòng quanh Hà Nội… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lịch Trình Tour

Sáng: 8h00 Quý khách thăm đền Ngọc Sơn (viên ngọc của Hồ Hoàn Kiếm), thăm khu phố cổ Hà Nội (36 phố phường xưa và nay), qua chợ Đồng Xuân – khu chợ lớn nhất Hà Nội.

Xe ô tô sẽ tiếp tục đưa quý khách đến thăm Lăng và Viện bảo tàng – Nhà sàn Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chùa một cột (là di tích lâu đời mang tên chùa Diên Hựu với ý nghĩa phúc lành dài lâu). Thăm quần thể cảnh đẹp ở phía Tây thành phố đó là chùa Trấn Quốc (ngôi chùa cổ nhất Việt Nam từ năm 541).

Chiều : Thăm viện bảo tàng dân tộc học, giới thiệu đầy đủ về 54 dân tộc sống

trên đất nước Việt Nam, được coi là mái nhà chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Hành trình tiếp theo sẽ đưa quý khách tới thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám (ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam). Kết thúc chuyến đi.

CHƢƠNG 4. MỘT SỐ CHƢƠNG TRÌNH DU LỊCH THAM QUAN LÀNG NGHỀ

 Chương trình 1: Tham quan Làng gốm Bát Tràng - Thành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương

Thăm làng gốm Bát Tràng ( nghề làm gốm có từ thế kỷ 15 và hiện nay đã được xuất khẩu khắp thế giới ). Thành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương , nơi đươ ̣c coi là thủ đô thứ hai của Viê ̣t Nam được xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên là mô ̣t công trình phòng ngự chống giặc ngoa ̣i

xâm nổi tiếng củ a dân tô ̣c ta . Ăn trưa và trở về Hà Nội. Kết thúc chương trình du lịch

 Chương trình 2: Thăm làng Vạn Phúc - Chùa Trầm - Chùa Trăm Gian. Thăm làng lụa Va ̣n Phúc - du khách sẽ

thấy mỗi nhà dân là một xưởng dệt lụa , những tấm lụa tơ tằm mang những màu sắc ưa nhìn luô n luôn là món quà hấp dẫn nhiều du khách từ phương xa đến. Tiếp đó du khách sẽ đi thăm chùa Trầm và chùa Trăm Gian . Ăn trưa và trở về Hà nội. Kết thúc chương trình du lịch.

 Chương trình 3: Làng gốm Bát Tràng - Làng Tranh Đông Hồ - Làng chạm khắc gỗ Đồng Kỵ.

Thăm Bát Tràng (nghề làm gốm có từ thế kỷ 15 và hiện nay đã được xuất khẩu khắp thế giới). Làng tranh Đông Hồ (với nghê ̣ thuâ ̣t in

tranh bằng bản khắc gỗ trên giấy dó đă ̣c sắc ), chùa Bút Tháp , làng chạm khắc gỗ Đồng ky ̣ - Bắc Ninh. Ăn trưa và trở về Hà Nội.

DU LỊCH XANH

HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ PHỐ CỔ HÀ NỘI

Buổi sáng mùa đông se lạnh, gió chạy dài theo những con phố. Mặc một chiếc áo khoác mỏng bên ngoài chiếc áo sơ mi, bước chân lên một chiếc xe điện xanh. Rồi cứ mặc kệ cho xe chạy, bạn hãy thả lỏng, hít đầy lồng ngực không khí trong lành của đường phố Hà Nội. Chiếc xe chạy chầm chậm trên những con phố để bạn đủ thời gian thưởng thức những cảnh đẹp hai bên đường. Thật là những giây phút thư thái, dễ chịu... Đó là những cảm giác mà quý khách sẽ được trải nghiệm với chương trình du lịch xanh thăm quan Hà Nội bằng xe điện.

Xe điện Xuất phát từ bến chở khách trước cửa chợ Đồng Xuân, du khách được ngồi dạo qua một số tuyến phố cổ Hà Nội như Hàng Khoai, Hàng Chiếu, Hàng Nón, Mã Mây, Lương Văn Can rồi.. qua phố Lê Thái Tổ, đi một vòng xung quanh Hồ Gươm, ngắm tháp Rùa cổ kính.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ẨM THỰC HÀ NỘI

Phở Hà Nội Chả cá Lã Vọng

Bún chả Hàng Mành Bánh tôm Hồ Tây

Bảng 4.1. PHIẾU ĐIỀU TRA KHÁCH ASEAN

Phụ lục 2.1:

HÀ NỘI – THỦ ĐÔ NGÀN NĂM TUỔI

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng city tour Hà Nội để phục vụ khách du lịch ASEAN. Chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến khách du lịch ASEAN về sản phẩm du lịch Hà Nội. Kết quả của cuộc khảo sát này có ý nghĩa rất quan

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch Hà Nội đối với khách du lịch đến từ một số quốc gia ASEAN (Trang 101)