Mục tiêu, định hƣớng và quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch Hà Nội đối với khách du lịch đến từ một số quốc gia ASEAN (Trang 84)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.Mục tiêu, định hƣớng và quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội

3.1.1. Mục tiêu và định hướng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020

Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển trong Chiến lược đến 2020, tầm nhìn 2030 thể hiện kỳ vo ̣ng phấn đấu của toàn ngành Du li ̣ ch. Đến năm 2020 đưa Viê ̣t Nam trở thành điểm đến hấp dẫn , có đẳng cấp trong khu vực ; ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn , có tính chuyên nghiệp , hiê ̣n đa ̣i, có chất lượng , có thương hiệu , có sức cạnh tran h, mang đâ ̣m bản sắc văn hóa Viê ̣t Nam và thân thiê ̣n môi trường . Đến năm 2020 đón 7 - 8 triê ̣u lượt khách quốc tế; 32 - 35 triê ̣u lươ ̣t khách nô ̣i đi ̣a ; thu nhâ ̣p tr ực tiếp du li ̣ch đa ̣t 10 - 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 - 6% GDP, tạo ra 2,2 triê ̣u viê ̣c làm trong đó 620.000 viê ̣c làm trực tiếp ; đến năm 2020 phấn đấu đón 11 - 12 triê ̣u lượt khách quốc tế; 45 - 48 triê ̣u lươ ̣t khách nô ̣i đi ̣a ; thu nhâ ̣p tr ực tiếp du li ̣ch đa ̣t 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP, tạo ra 3 triê ̣u viê ̣c làm , trong đó 870.000 viê ̣c làm trực tiếp.

Trong Quy hoạch giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030, ngành Du lịch xác định: tập trung vào thị trường nội địa với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, mua sắm; phát triển mạnh thị trường khách quốc tế gần như Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu và Đông Âu, mở rộng thị trường mới như Trung Đông, Ấn Độ… Không gian phát triển du lịch sẽ tập trung theo 7 vùng nhằm đảm bảo tính liên kết, đa dạng và phát huy thế mạnh từng vùng. Động lực phát triển du lịch vùng và địa phương cũng được xác định ở 39 khu du lịch quốc gia, 30 điểm du lịch quốc gia và 10 đô thị du lịch…; trọng tâm phát triển sản phẩm sẽ là du lịch biển đảo; ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ,

hiện đại, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao thương hiệu du lịch, cải thiện mội trường...

Quy hoạch phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030 còn đề ra các giải pháp về xúc tiến quảng bá, hợp tác quốc tế, công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực du lịch...

3.1.2. Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 hướng đến năm 2030

Hà Nội phấn đấu trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn trong khu vực đó là một trong những mục tiêu phát triển du lịch của Hà Nội được đề cập tới trong Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hà Nội với vai trò là trung tâm phát triển du lịch của cả nước, là vùng đất ngàn năm văn hiến, nơi lưu giữ những giá trị to lớn của lịch sử phát triển đất nước, Du lịch Hà Nội cần phát triển theo hướng bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; kết hợp phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng- an ninh và trật tự an toàn xã hội; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường.

Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt ngày 16/10/2012 đã xác định, đến năm 2020 du lịch Hà Nội sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và xây dựng Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch của khu vực và cả nước.

Theo quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội, trong thời gian tới, du lịch Hà Nội vẫn tập trung đẩy mạnh, thu hút khách du lịch quốc tế ở các thị trường truyền thống: Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Đài Loan, Đức, Pháp, khu vực Bắc Mỹ, ASEAN…; Mở rộng thu hút khách du lịch đến từ các

địa thông qua việc tăng cường liên kết giữa Hà Nội với các vùng, miền, địa phương trong cả nước.

Mục tiêu đặt ra cho du lịch Hà Nội tới năm 2020 sẽ đón được 3,2 triệu lượt khách quốc tế và 20 triệu lượt khách nội địa, đạt tổng thu 79.674 tỷ đồng; đến năm 2030 đón được 4,5 triệu lượt khách quốc tế và 26,8 triệu lượt khách nội địa, đạt tổng thu 186.165 tỷ đồng. Qua đó, du lịch Hà Nội sẽ tạo việc làm cho gần 383 nghìn lao động, trong đó có 127,8 nghìn lao động trực tiếp vào năm 2020. Theo Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020 thì quy hoạch sản phẩm du lịch như sau:

- Du lịch văn hóa: Là thế mạnh và là sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội, tập trung vào các loại hình như tham quan di tích lịch sử văn hoá, làng nghề, tham quan phố cổ, du lịch lễ hội, du lịch cộng đồng.

- Du lịch sinh thái tập trung vào các sản phẩm: Tham quan, nghiên cứu tìm hiểu các giá trị cảnh quan, sinh thái tại khu vực Vườn quốc gia Ba Vì; khu danh thắng Hương Sơn; khu vực núi Sóc - hồ Đồng Quan.

- Du lịch vui chơi giải trí: Tập trung hình thành các khu vui chơi giải trí như Khu vui chơi giải trí tổng hợp Sóc Sơn; Khu vui chơi giải trí khám phá thiên nhiên Ba Vì; Khu vui chơi giải trí thể thao ở khu vực Ba Vì, Sóc Sơn; Khu vui chơi giải trí Thế giới nước Hồ Tây; Khu Thiên đường Bảo Sơn.

- Du lịch MICE gồm: Các sự kiện chính trị quốc tế, các sự kiện văn hóa thể thao lớn được tổ chức thường xuyên, các sự kiện du lịch: hội chợ du lịch, festival du lịch...

- Du lịch nghỉ dưỡng: Tập trung phát triển ở Ba Vì, Sóc Sơn.

- Du lịch mua sắm: Phát triển tại các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm hiện đại, các điểm du lịch làng nghề truyền thống nổi tiếng.

- Du lịch nông nghiệp: Phát triển ở các vùng ngoại thành, bổ sung hỗ trợ cho các chương trình du lịch nội đô.

Hà Nội rất giàu tài nguyên du lịch tự nhiên như khu vực vùng núi Ba Vì và vùng phụ cận, khu thắng cảnh Hương Sơn, hệ thống hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Bảy Mẫu, hồ Quan Sơn, hồ Suối Hai hết sức độc đáo. Về tài nguyên văn hóa, với lịch sử hàng nghìn năm hình thành và phát triển, Hà Nội có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa lớn nhất trong cả nước như quần thể di tích Đền Ngọc Sơn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đền Quán Thánh, Lăng Bác Hồ, Cột Cờ Hà Nội, khu Hoàng Thành Thăng Long, hệ thống bảo tàng quốc gia, bảo tàng Lịch sử, bảo tàng Dân tộc học…

Ngoài ra, Hà Nội còn có hệ thống làng nghề, phố nghề nổi tiếng đi vào tiềm thức của nhiều thế hệ người dân Việt Nam, với 1.270 làng nghề, trong đó có 224 làng nghề truyền thống với những nhóm nghề như gốm sứ, dệt may, điêu khắc, khảm trai, thêu ren, sơn mài, mây tre đan… Đã có 16 làng nghề truyền thống tại Hà Nội được vinh danh như: gốm sứ Bát Tràng, làng dát vàng bạc quỳ và may da Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm); làng mộc Phụng Công (huyện Thường Tín); mộc Thượng Mạo (quận Hà Đông); mây tre đan Xuân Dương, tre trúc Thu Hồng (huyện Sóc Sơn)…

Theo đó, du lịch thành phố Hà Nội được chia thành các cụm, các tuyến, vành đai du lịch để phát triển dựa trên những tiềm năng của khu vực như: Cụm du lịch Trung tâm Hà Nội chủ yếu khai thác các loại hình du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm…; Cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì phát triển du lịch tâm linh, du lịch văn hóa làng Việt Cổ, du lịch sinh thái nghỉ cuối tuần, du lịch thể thao cao cấp…; Cụm du lịch Hương Sơn - Quan Sơn hướng đến du lịch văn hóa tâm linh lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần và sinh thái, du lịch thể thao cao cấp với các sản phẩm Golf, thể thao nước…; Cụm du lịch núi Sóc - hồ Đồng Quan sẽ hoàn thiện các sản phẩm du lịch tâm linh gắn với hội Gióng và hệ thống đền chùa, các công trình tôn giáo, du lịch sinh thái…

lực, quảng bá xúc tiến du lịch, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch; 20% vốn tích lũy từ GDP du lịch và của các doanh nghiệp du lịch; còn lại là huy động từ các nguồn khác.

3.1.3. Mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội

Trong thời gian tới, định hướng của Hà Nội là khai thác tối ưu các giá trị tài nguyên tự nhiên, các giá trị di sản văn hóa- lịch sử nhằm đa dạng hóa và xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trung của thủ đô Hà Nội; chú trọng gắn kết phát triển du lịch với bảo vệ tài nguyên, môi trường. Nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ du lịch, nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực du lịch Hà Nội một cách đồng bộ. Cụ thể như sau :

- Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa sẵn có, Hà Nội còn cần chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng như cần tôn tạo, bổ sung một số hạng mục nhằm làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm du lịch Hà Nội. Đầu tư phát triển hệ thống các công viên, các cơ sở vui chơi giải trí, tăng cường các hoạt động vui chơi giải trí về đêm phục vụ tốt hơn các nhu cầu của khách du lịch. nước và quốc tế.

- Tiếp tục ban hành cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính để thu hút nguồn vốn xã hội hóa xây dựng các sản phẩm du lịch cao cấp nhất là hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, vui chơi giải trí; đặc biệt cần ưu tiên, tập trung đầu tư các khu du lịch, dự án du lịch lớn tại các khu vực ngoại thành của Thành phố.

- Do tính đặc thù của ngành du lịch nên chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Do đó việc quy hoạch, đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm hết sức cấp thiết, cần phải tiến hành liên tục, thường xuyên một cách có hệ thống.

- Một mặt địa phương tự tổ chức đào tạo lại, đào tạo mới đội ngũ cán bộ. Một mặt phối hợp với các tỉnh bạn và Tổng cục du lịch để đào tạo đội ngũ cán

bộ theo chương trình, dự án của ngành nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế.

Có các chương trình đào tạo với nhiều hình thức đa dạng để nâng cao trình độ nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du khách. Khuyến khích các đơn vị doanh nghiệp chủ động tự đào tạo để phục vụ cho nhu cầu của đơn vị.

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả, tính chuyên nghiệp của các hoạt động quảng bá xúc tiến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước đối với các công ty lữ hành, các khách sạn để giảm bớt những phàn nàn về chất lượng và giá cả dịch vụ cung ứng cho khách để đảm bảo sự hài lòng và công bằng cho khách du lịch.

- Hà Nội có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch MICE, bên cạnh đầu tư phát triển các tiện nghi hội nghị hội thảo độc lập hoặc trong các khách sạn cao cấp, cần thiết đầu tư xây dựng một trung tâm tổ chức hội chợ quốc tế tầm cỡ vài chục ha để thuận lợi cho tổ chức các hội chợ, các sự kiện lớn của Hà Nội, Việt Nam

3.2. Phân tích TOWS sản phẩm du lịch Hà Nội

3.2.1. Thách thức

Thách thức trước tiên từ bên ngoài đối với ngành du lịch đó là sự suy thoái của kinh tế thế giới làm cho nền kinh tế toàn cầu và của các nước suy thoái, mặc dù hiện đang có dấu hiệu phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới ngành du lịch nói riêng mà còn tới rất nhiều những ngành khác của nền kinh tế. Sự suy thoái kinh tế kéo theo nhu cầu đi du lịch trong một vài năm gần đây có những dấu hiệu giảm rõ rệt. Sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với Du lịch Việt Nam là

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhiều thành phố trên thế giới cũng có những thách thức giống như Hà Nội trong nỗ lực cân đối giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển đô thị.

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hoàn cảnh Việt Nam còn nhiều khó khăn hạn chế, như: hệ thống cơ sở hạ tầng còn kém phát triển (thua xa so với các nước trong khối ASEAN), hệ thống giao thông đường bộ, hàng không, cầu cảng… còn lạc hậu, chất lượng thấp. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, các tiện nghi phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải trí còn thiếu, chất lượng hạn chế. Chất lượng sản phẩm du lịch không cao, sản phẩm chưa đa dạng còn thiếu tính cạnh tranh.

Hà Nội phải xây dựng được thương hiệu với những sản phẩm du lịch cạnh tranh với những sản phẩm du lịch của một số địa phương khác, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm nhằm kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

Trong xu hướng nhu cầu du lịch hiện nay và trong tương lai, chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan tro ̣ng cấu thành giá tri ̣ thụ hưởng du li ̣ch . Đây là thách thức vô cùng lớn về quan điểm, nhật thức và chuyên môn kỹ thuật. Du lịch Hà Nội nếu không nắm bắt kịp xu hướng này sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, mất thị phần và hiệu quả thấp.

Làm thế nào để giải đáp bài toán cung – cầu trong mùa cao điểm khi lượng khách gia tăng mà hệ thống khách sạn còn thiếu, chưa đáp ứng được khả năng lưu trú của du khách? Làm thế nào để biến những di sản văn hóa trở thành những sản phẩm du lịch riêng biệt và mới lạ trong khi kinh phí đầu tư cho việc quảng bá xúc tiến lại quá ít ỏi? Làm sao để giảm thiểu sự mai một của các di sản theo thời gian, việc trùng tu làm đã làm đúng chưa, liệu có làm mất đi bản sắc truyền thống.

Hà Nội với hàng nghìn năm lịch sử mang trong mình kho báu tiềm năng văn hóa vô cùng to lớn, làm sao để du lịch Hà Nội phát triển xứng đáng với

những tiềm năng sẵn có. Đó là những câu hỏi lớn được đặt ra cho ngành du lịch Hà Nội, làm sao để đạt được mục tiêu trở thành điểm đến có tầm cỡ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

3.2.2. Cơ hội

Sự cạnh tranh trong hội nhập là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch vươn lên tự khẳng định và hoàn thiện mình, phải có ý thức nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để Việt Nam có thể tiếp cận được với các nước trên thế giới về đào tạo nguồn nhân lực du lịch có trình độ quốc tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thị trường trong nước và theo kịp trình độ quốc tế về du lịch.

Nhiều hãng lữ hành cũng bắt đầu dồn sự tập trung cho việc khai thác

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch Hà Nội đối với khách du lịch đến từ một số quốc gia ASEAN (Trang 84)