Thách thức

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch Hà Nội đối với khách du lịch đến từ một số quốc gia ASEAN (Trang 89)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Thách thức

Thách thức trước tiên từ bên ngoài đối với ngành du lịch đó là sự suy thoái của kinh tế thế giới làm cho nền kinh tế toàn cầu và của các nước suy thoái, mặc dù hiện đang có dấu hiệu phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới ngành du lịch nói riêng mà còn tới rất nhiều những ngành khác của nền kinh tế. Sự suy thoái kinh tế kéo theo nhu cầu đi du lịch trong một vài năm gần đây có những dấu hiệu giảm rõ rệt. Sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với Du lịch Việt Nam là

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhiều thành phố trên thế giới cũng có những thách thức giống như Hà Nội trong nỗ lực cân đối giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển đô thị.

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hoàn cảnh Việt Nam còn nhiều khó khăn hạn chế, như: hệ thống cơ sở hạ tầng còn kém phát triển (thua xa so với các nước trong khối ASEAN), hệ thống giao thông đường bộ, hàng không, cầu cảng… còn lạc hậu, chất lượng thấp. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, các tiện nghi phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải trí còn thiếu, chất lượng hạn chế. Chất lượng sản phẩm du lịch không cao, sản phẩm chưa đa dạng còn thiếu tính cạnh tranh.

Hà Nội phải xây dựng được thương hiệu với những sản phẩm du lịch cạnh tranh với những sản phẩm du lịch của một số địa phương khác, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm nhằm kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

Trong xu hướng nhu cầu du lịch hiện nay và trong tương lai, chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan tro ̣ng cấu thành giá tri ̣ thụ hưởng du li ̣ch . Đây là thách thức vô cùng lớn về quan điểm, nhật thức và chuyên môn kỹ thuật. Du lịch Hà Nội nếu không nắm bắt kịp xu hướng này sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, mất thị phần và hiệu quả thấp.

Làm thế nào để giải đáp bài toán cung – cầu trong mùa cao điểm khi lượng khách gia tăng mà hệ thống khách sạn còn thiếu, chưa đáp ứng được khả năng lưu trú của du khách? Làm thế nào để biến những di sản văn hóa trở thành những sản phẩm du lịch riêng biệt và mới lạ trong khi kinh phí đầu tư cho việc quảng bá xúc tiến lại quá ít ỏi? Làm sao để giảm thiểu sự mai một của các di sản theo thời gian, việc trùng tu làm đã làm đúng chưa, liệu có làm mất đi bản sắc truyền thống.

Hà Nội với hàng nghìn năm lịch sử mang trong mình kho báu tiềm năng văn hóa vô cùng to lớn, làm sao để du lịch Hà Nội phát triển xứng đáng với

những tiềm năng sẵn có. Đó là những câu hỏi lớn được đặt ra cho ngành du lịch Hà Nội, làm sao để đạt được mục tiêu trở thành điểm đến có tầm cỡ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch Hà Nội đối với khách du lịch đến từ một số quốc gia ASEAN (Trang 89)