Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch Hà Nội đối với khách du lịch đến từ một số quốc gia ASEAN (Trang 96)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.3.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Du lịch là hoạt động trực tiếp với con người, đáp ứng nhu cầu và làm thoả mãn yếu tố tinh thần của con người nên đội ngũ nguồn nhân lực dịch vụ du lịch cần có chất lượng cao, số lượng đủ, có kỹ năng nghiệp vụ để phục vụ du khách với tâm lý, nhu cầu, ngôn ngữ, văn hóa… rất khác nhau; cần có phong thái, bản sắc, ấn tượng riêng để tạo thương hiệu và những kỹ năng lao động phải được du khách thừa nhận.Nguồn nhân lực cho du lịch Việt Nam hiện nay không những thiếu về mặt số lượng, mà còn yếu về chuyên môn, chất lượng. Vì vậy, nhằm tăng sức hấp đẫn của sản phẩm du lịch thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng của hướng dẫn viên, những người phục vụ trong ngành du lịch là vô cùng cần thiết.

Hiện nay, lao động trong ngành du lịch sử dụng các ngoại ngữ khác (ngoài tiếng Anh) chiếm tỷ lệ thấp, không đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển. Trong khi đó, thị trường khách ASEAN lại có nhiều quốc gia không sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. Vì vậy, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với thị trường khách này, trước hết cần đào tạo nhiều ngôn ngữ bản địa hơn nữa: tiếng Thái, tiếng Indonesia, tiếng Malaisya.... Đối với những nhân viên

đang phục vụ trong các công ty du lịch cần mở những khóa đào tạo ngắn hạn để nâng cao kỹ năng giao tiếp các tiếng Thái, Malaysia, ... Không chỉ vậy, các công ty cũng nên tiếp cận những khoa ngoại ngữ để lựa chọn những sinh viên tốt nghiệp thuộc các chuyên ngành tiếng hiếm phù hợp thị trường ASEAN. Sau đó tiến hành đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ du lịch cũng như những kiến thức về văn hóa lịch sử .... cho họ để có thể phục vụ tốt nhất cho du lịch.

Đặc biệt, không chỉ chú trọng đào tạo ngoại ngữ cho người làm du lịch, để tăng sức hấp dẫn, thấu hiểu khách du lịch thì đội ngũ phục vụ trong du lịch cũng cần nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán của khách tới từ khối các nước ASEAN như những kiêng kỵ, ... của họ.

Bên cạnh đó cũng cần tăng cường bồi dưỡng kiến thức văn hóa du lịch cho đội ngũ lái xe taxi và những người bán hàng rong; xây dựng quy tắc ứng xử văn minh du lịch...

Phát triển nguồn nhân lực du lịch là những hoạt động nhằm tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của lực lượng lao động đang và sẽ làm việc trực tiếp trong ngành du lịch. Nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao là yếu tố cực kỳ quan trọng để đạt năng lực cạnh tranh cao của điểm đến du lịch nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng. Có thể nói, phát triển nguồn nhân lực vừa có tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lược và cũng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, phải đặt lên vị trí hàng đầu trong quá trình phát triển của du lịch Hà Nội.

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch Hà Nội đối với khách du lịch đến từ một số quốc gia ASEAN (Trang 96)