6. Kết cấu của đề tài
3.3.3. Một số giải pháp hỗ trợ
3.3.3.1. Thu hút nguồn nhân lực có kỹ năng
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực. Có chính sách đãi ngộ và trọng dụng nhân tài để có thể tìm nguồn và tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao với mục tiêu lâu dài là phục vụ cho nền kinh tế tri thức trong tƣơng lai; chú trọng việc bố trí, sắp xếp nhân
93
lực phù hợp với năng lực cá nhân nhằm phát huy tối đa sở trƣờng của ngƣời lao động.
- Có cơ chế đột phá trong bố trí và sử dụng nguồn nhân lực trẻ, đƣợc đào tạo cơ bản, tạo điều kiện cho công chức, viên chức trẻ đƣợc thăng tiến, đề bạt, bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý; có chính sách phụ cấp và đãi ngộ đặc biệt (nhà ở, đào tạo..) cho nhân lực có trình độ cao, tạo điều kiện cho các tài năng nâng cao thu nhập bằng trí tuệ và năng lực của mình; có chính sách thu hút các nhà khoa học trình độ cao tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tại các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học - công nghệ.
- Xác định cán bộ nguồn để đầu tƣ đào tạo bổ sung cho đội ngũ cán bộ khoa học nồng cốt của tỉnh; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, xây dựng một số chế độ chính sách đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức cho phù hợp với thực tiễn của địa phƣơng trong từng giai đoạn.
3.3.3.2. Chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động
- Phát triển mạng lƣới thông tin thị trƣờng lao động và dịch vụ đào tạo, tiềm kiếm, giới thiệu việc làm. Đây chính là cầu nối giữa cung và cầu lao động, giữa ngƣời lao động, cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng lao động.
- Đa dạng hóa các kênh giao dịch việc làm nhằm tạo điều kiện phát triển giao dịch trực tiếp giữa ngƣời lao động và đơn vị tuyển dụng; tăng cƣờng các hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật trong các quan hệ lao động nhƣ hợp đồng lao động, tiền lƣơng và các chế độ khác cho ngƣời lao động.
94
- Đẩy mạnh điều tra, tìm hiểu các yêu cầu về chất lƣợng, tiêu chuẩn về trình độ nhân lực của các doanh nghiệp để kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ sở đào tạo.
3.3.3.3. Sự phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ương
Mở rộng và tăng cƣờng hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ƣơng để đƣợc hƣớng dẫn về chuyên môn trong công tác đào tạo nhân lực, nâng cao trình độ giáo viên và tìm nguồn vốn hỗ trợ phát triển nhân lực địa phƣơng từ Trung ƣơng. Khai thác có hiệu quả các chƣơng trình, đề án phát triển nhân lực của Trung ƣơng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nhân lực của Tiền Giang.
3.3.3.4. Sự phối hợp và hợp tác giữa các tỉnh, thành phố
Tăng cƣờng phối hợp, hợp tác bằng nhiều hình thức: liên kết, liên thông, phối hợp khai thác cơ sở vật chất, nguồn giáo viên, giảng viên với các tỉnh lân cận đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ trong việc đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực phục vụ cho phát triển KTXH của Tỉnh. Các cơ sở đào tạo nhân lực trong tỉnh cần hợp tác với các đơn vị của tỉnh bạn để giao lƣu học hỏi, xây dựng chƣơng trình, giáo trình dạy nghề.
3.3.3.5. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế
Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nhân lực dƣới nhiều hình thức: mời chuyên gia nƣớc ngoài tham gia giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức thông qua các chƣơng trình hội thảo khoa học; Hợp tác với các Viện, Trƣờng, Trung tâm nghiên cứu của các nƣớc trong khu vực để nghiên cứu, nâng cao chất lƣợng đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ; tạo điều kiện tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm để kịp thời nắm bắt thông tin về thị trƣờng, công nghệ và khoa học kỹ thuật…đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
95
Mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo với các trƣờng đại học có uy tín trên thế giới; Tranh thủ các nguồn hỗ trợ cho phát triển giáo dục, đào tạo, tăng cƣờng năng lực của các tổ chức quốc tế nhƣ WB, OECD, ADB... để phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, phát triển nhân lực nhằm đem lại điều kiện tốt nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.
3.3.3.6. Nâng cao chất lượng dịch vụ và tiêu chuẩn hóa dịch vụ
Nâng cao sản phẩm du lịch bởi việc nâng cao chất dịch vụ cấu thành trong sản phẩm là vấn đề tất yếu. Tuy nhiên không đơn thuần mỗi doanh nghiệp tiến hành thực hiện mà cần thiết có sự thực hiện đồng bộ của toàn ngành du lịch.
* Trong dịch vụ CSLTDL và nhà hàng:
- Thực hiện việc thẩm định xếp hạng theo Thông tƣ 88/2008/TT- BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Khuyến khích các CSLTDL có thể thực hiện nhãn sinh thái là bộ tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng về môi trƣờng và vệ sinh.
- Mở các lớp bồi dƣỡng nâng cao tay nghề: buồng bàn, bar, bếp, tiếp tân, ngoại ngữ cho nhân viên khách sạn. Tổ chức các hội thi nghiệp vụ khách sạn.
- Bình chọn 10 CSLTDL “top ten” nhằm khuyến khích phong trào nâng cao chất lƣợng phục vụ.
* Trong dịch vụ hƣớng dẫn và vận chuyển khách:
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trình độ ngoại ngữ, tạo phong cách phục vụ tận tình chu đáo của đội ngũ hƣớng dẫn viên và lái xe du lịch:
96
- Có qui chế trong việc quản lý hƣớng dẫn viên và lái xe du lịch, nêu cao ý thức trách nhiệm hƣớng dẫn viên trong việc đảm bảo chất lƣợng tour, giữ gìn môi trƣờng phát triển du lịch.
- Mở các lớp bồi dƣỡng nâng cao kiến thức lịch sử, văn hóa, địa lý, kinh tế, chính trị ngoại ngữ cho hƣớng dẫn viên. Có mời chuyên gia nƣớc ngoài tham gia giảng dạy.
- Tổ chức thi hƣớng dẫn viên du lịch. Kiểm tra định kỳ hoạt động của hƣớng dẫn và lái xe du lịch.
* Trong khâu đón tiếp, dịch vụ khác:
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độ lịch sự hiếu khách của các nhân viên tại các cơ quan đại diện nƣớc ngoài, cán bộ hải quan, cửa khẩu. Chấn chỉnh các hoạt động dịch vụ sân bay, nhà ga, cảng biển, khuân vác, taxi,…
- Nâng cao chất lƣợng trong lĩnh vực sản xuất, tổ chức bán hàng lƣu niệm, thủ công mỹ nghệ. Tổ chức tốt việc bán hàng lƣu niệm tại các khu du lịch, các khách sạn nhà hàng, trung tâm đô thị, đến điểm tham quan,…để nâng cao chất lƣợng chƣơng trình du lịch.
3.3.3.7. Bảo đảm kinh phí thực hiện
Đây là giải pháp mang tính chất hỗ trợ các giải pháp trên. Tất cả các giải pháp trên dù mang tầm cỡ vi mô trong nội tại các doanh nghiệp hay vĩ mô toàn ngành, liên ngành thì vấn đề thực hiện đề đòi hỏi ngân sách tài chính, vốn đầu tƣ thực hiện.
Theo hƣớng xã hội hóa, các giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch ở tỉnh cần đƣợc đầu tƣ về kinh phí từ nhiều nguồn để thực hiện, trong đó:
97
1. Kinh phí của các doanh nghiệp. - Đầu tƣ phát triển cơ sở đào tạo ở tỉnh.
- Thực hiện quá trình đào tạo, đào tạo lại, nâng cao trình độ lao động hiện có ở doanh nghiệp.
2. Kinh phí tài trợ của các tổ chức quốc tế thông qua các dự án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch thực hiện ở tỉnh.
- Tổ chức các lớp tập huấn do chuyên gia quốc tế giảng dạy.
- Hiện đại hoá trang thiết bị giảng dạy; ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch.
3. Ngân sách địa phƣơng:
Đƣợc UBND Tỉnh phân bổ hàng năm để hỗ trợ cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND các địa phƣơng và các cơ sở đào tạo thực hiện các giải pháp:
- Tổ chức các lớp bồi dƣỡng, tập huấn về quản lý nhà nƣớc và cử CBCC đi đào tạo, bồi dƣỡng trong và ngoài nƣớc.
- Tổ chức các lớp bồi dƣỡng, tập huấn về kiến thức du lịch cộng đồng. - Hỗ trợ công tác kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đã qua đào tạo đối với lao động tại doanh nghiệp đƣợc đào tạo tại chỗ.
- Đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị giảng dạy chuyên ngành cho các cơ sở đào tạo hiện có.
98