Định hƣớng phát triển ngành du lịch Tiền Giang

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Tiền Giang (Trang 87)

6. Kết cấu của đề tài

3.1. Định hƣớng phát triển ngành du lịch Tiền Giang

Phát triển ngành du lịch Tiền Giang trong thời gian trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài phải dựa trên những định hƣớng phát triển chính:

Phát triển du lịch sinh thái miệt vƣờn, cảnh quan sông nƣớc, môi trƣờng bền vững: Phát triển du lịch Tiền Giang đạt hiệu quả cao nhƣng phải gắn liền với việc bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và cảnh quan môi trƣờng sinh thái.

Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống: Phát triển du lịch phải dựa trên nguyên tắc bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những văn hóa phẩm độc hại...

Phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nói riêng và của cả nƣớc nói chung. Tăng nhanh tỉ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế trƣớc hết nhằm mục đích:

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng giá trị gia tăng du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo nguồn thu ngoại tệ và cải thiện cán cân thanh toán trong tỉnh.

Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Tạo ra sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong quá trình phát triển kinh tế.

81

Phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống, làng nghề truyền thống và cảnh quan sông nƣớc, miệt vƣờn,...

Phát triển du lịch bền vững Tiền Giang nằm trong tổng thể phát triển du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên với 3 vùng sinh thái: vùng sinh thái nƣớc ngọt, vùng sinh thái nƣớc mặn và vùng sinh thái ngập phèn; trong phƣơng hƣớng tới sẽ định hƣớng ƣu tiên phát triển nhƣ sau:

Phát triển du lịch sinh thái sông nƣớc miệt vƣờn: Phát triển du lịch sinh thái phải gắn liền việc khai thác có hiệu quả với việc bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, cảnh quan, môi trƣờng sinh thái... để đảm bảo cho việc phát triển du lịch bền vững và có sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng.

Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội - làng nghề truyền thống: Phát triển du lịch dựa trên nguyên tắc bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc. Khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội và các làng nghề truyền thống.

Phát triển du lịch vùng biển: Biển Gò công và khu vực Cồn Ngang, Cồn Vƣợt là khu vực có tài nguyên du lịch biển, với đặc trƣng nằm ở cửa sông Mekong với nhiều sản phẩm biển phong phú, thuận lợi để phát triển du lịch và phù hợp trong chiến lƣợc phát triển du lịch biển đảo vùng ĐBSCL.

Phát triển du lịch vùng rừng ngập nƣớc: Với đặc trƣng rừng tràm ngập phèn, đặc trƣng riêng biệt với những sản phẩm đa dạng sinh học để phát triển du lịch và đây cũng là trọng điểm thúc đẩy phát triển, tạo sản phẩm mới đa dạng cho du lịch Tiền Giang.

Là một tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch cả về mặt tự nhiên (rừng ngập nƣớc, hệ thống sông ngòi, cảnh quan sông nƣớc miệt vƣờn...) và về mặt nhân

82

văn (với 20 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và các lễ hội truyền thống, các làng nghề...) để phát triển du lịch. Chính vì vậy trong chiến lƣợc phát triển du lịch của Tiền Giang 2001 - 2010, cũng nhƣ trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020, ngành du lịch Tiền Giang đƣợc xác định là ngành kinh tế quan trọng cần tập trung phát triển tƣơng xứng với tiềm năng của tỉnh, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của Tiền Giang, đặc biệt là góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa phƣơng và góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Tiền Giang (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)