6. Kết cấu của đề tài
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chất lượng nguồn nhân lực
lịch
Về mặt tổng thể bao gồm cả các yếu tố tự nhiên, các chính sách vĩ mô của nhà nƣớc và hoàn cảnh cá nhân. Các yếu tố cụ thể gồm:
- Di truyền nòi giống: Đây thuộc về yếu tố tự nhiên. Yếu tố này ảnh hƣởng đến cả thể trạng và tƣ chất thông minh của mỗi ngƣời lao động. Về yếu tố di truyền nòi giống đƣợc thể hiện rất rõ là cha, mẹ có thể trạng cao to thƣờng sinh con cũng cao to. Nhìn ở tổng thể ta thấy rất rõ rằng ngƣời dân ở các nƣớc phƣơng Tây có thể trạng cao to hơn rất nhiều so với các nƣớc thuộc
23
Châu Á, mà nhất là Đông Nam Á. Yếu tố di truyền nòi giống ảnh hƣởng đến tƣ chất thông minh đƣợc khẳng định qua nhiều nghiên cứu cho thấy phần lớn cha, mẹ có tƣ chất thông minh, học cao hoặc thành đạt cao trong lĩnh vực nào đó, thì thƣờng con họ cũng có tƣ chất thông minh và nếu đƣợc giáo dục tốt thì thƣờng cũng luôn học cao, thành đạt trong xã hội.
- Trình độ phát triển y tế và chính sách chăm lo sức khỏe của cộng đồng:
Đây thuộc về yếu tố chính sách vĩ mô của nhà nƣớc. Yếu tố này ảnh hƣởng đến thể trạng và sức khỏe của nguồn nhân lực. Thực hiện tốt yếu tố này là điều kiện quan trọng góp phần tạo ra những ngƣời lao động khỏe mạnh trong một cơ thể cƣờng tráng. Chính cơ thể khỏe mạnh mới có thể phát huy tƣ chất thông minh sẵn có của ngƣời lao động.
- Chính sách giáo dục - đào tạo: Đây cũng là yếu tố thuộc về chính sách vĩ mô của nhà nƣớc, là yếu tố cốt lõi và quan trọng nhất trong việc phát triển chất lƣợng nguồn nhân lực. Giáo dục - Đào tạo ở đây bao gồm: giáo dục nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, giáo dục đạo đức của ngƣời công dân, lòng say mê nghề nghiệp, thích lao động và thích cống hiến.
- Trình độ phát triển kinh tế của quốc gia và thu nhập thực tế của ngƣời dân:
Đây là yếu tố quan trọng để phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Nếu một nền kinh tế còn kém phát triển thì tất nhiên không thể có khả năng chăm sóc sức khỏe tốt cho ngƣời dân đƣợc và cũng khó có thể thực hiện chính sách giáo dục tốt đƣợc khi không có tiền. Ở góc độ gia đình cũng vậy, một gia đình không đủ miếng ăn hàng ngày thì không thể có điều kiện để con em mình có đủ dinh dƣỡng, khỏe mạnh và học tốt đƣợc.
24
- Truyền thống văn hóa là yếu tố môi trƣờng tác động đến nhận thức của con ngƣời trong mỗi quốc gia hay địa phƣơng. Truyền thống văn hóa có cả những tƣ tƣởng tích cực thúc đẩy sự phát triển và tƣ tƣởng tiêu cực kiềm hãm sự phát triển. Vấn đề là nhà nƣớc có chính sách nhƣ thế nào để kích thích những truyền thống tích cực và thay đổi những tƣ tƣởng lạc hậu làm ảnh hƣởng xấu đến xu hƣớng phát triển tiến bộ. Nhiệm vụ của nhà nƣớc là phải tạo ra đƣợc một xã hội có tinh thần hiếu học, tạo cho con ngƣời ngay từ bé đã coi học là quyền lợi của mình và vì thế mà phải đƣợc đi học, đồng thời cần có chính sách tôn vinh những ngƣời hiếu học.
- Trình độ văn hóa, nhận thức của các thành viên trong gia đình, mà nhất là ba và mẹ của ngƣời lao động: Đây là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến nhận thức của ngƣời lao động. Con ngƣời thƣờng bị ảnh hƣởng rất lớn từ trình độ văn hóa và nhận thức của các thành viên sống chung gia đình. Vì vậy, con ngƣời đƣợc sinh ra trong gia đình học vấn cao và nhận thức tiến bộ, thì ngƣời đó sau này thƣờng cũng sẽ phấn đấu để có học vấn cao.
- Sử dụng nguồn nhân lực: Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, bởi vì sử dụng tốt nguồn nhân lực sẽ là động lực để phát triển nguồn nhân lực, sẽ khai thác hết khả năng nguồn nhân lực hiện có, tránh lãng phí trong đào tạo, phát huy tính sáng tạo của từng ngƣời lao động. Sử dụng tốt nguồn nhân lực thể hiện chủ yếu ở 2 khía cạnh: Thứ nhất là bố trí công việc cho ngƣời lao động phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ đã đƣợc đào tạo, sở trƣờng của từng ngƣời lao động. Thứ hai là xây dựng môi trƣờng làm việc thuận lợi, vui vẻ, thoải mái cho ngƣời lao động để họ có thể sử dụng hết khả năng của mình cho công việc và tạo động lực thúc đẩy ngƣời lao động phát minh sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả công tác và phải có những đãi ngộ xứng đáng. Ở góc độ vĩ mô, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực còn thể hiện ở cơ cấu lao động theo ngành kinh tế.
25