6. Kết cấu của đề tài
1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển số lượng nguồn nhân lực du
lịch
* Chính sách phát triển dân số: Vì nguồn nhân lực là một bộ phận của tổng dân số, sự tăng hay giảm dân số tỉ lệ thuận với sự tăng hay giảm số lƣợng nguồn nhân lực. Vì vậy, chính sách phát triển dân số tác động trực tiếp đến phát triển số lƣợng nguồn nhân lực. Sự biến động dân số do: biến động tự nhiên và biến động cơ học.
Kết quả biến động dân số tự nhiên hay sinh học chính là hiệu số giữa số ngƣời đƣợc sinh ra và số ngƣời bị chết. Đây là thành phần chủ yếu gây nên biến động dân số của các quốc gia, nó phụ thuộc vào chính sách dân số của quốc gia và phong tục tập quán, ý thức của ngƣời dân. Chính sách dân số của mỗi quốc gia chủ yếu là nhằm vào điều tiết tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trên tổng dân số.
Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều có chính sách hạn chế sinh đẻ, tùy theo tình hình thực tế ở mỗi quốc gia mà có định hƣớng ở một tỉ lệ tăng dân số phù hợp.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay có một số ít nƣớc có nền kinh tế phát triển nhƣ: Australia, Hàn Quốc… thì lại có chính sách khuyến khích sinh đẻ, bởi vì nguồn nhân lực hiện nay của quốc gia họ đang bị già hóa trầm trọng.
Kết quả biến động dân số cơ học chính là hiệu số giữa số ngƣời chuyển đi và số ngƣời chuyển đến. Nếu tính trên phạm vi quốc gia thì biến động dân số cơ học thƣờng không lớn, nhƣng nếu tính trên phạm vi địa phƣơng thì biến động dân số cơ học có nơi, có lúc biến động còn lớn hơn cả biến động dân số tự nhiên.
Biến động dân số cơ học chủ yếu phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, nhu cầu việc làm, tỉ lệ thất nghiệp của địa phƣơng đó và hầu hết những ngƣời
22
di cƣ vì mục đích kinh tế. Xu hƣớng chung là dân số di chuyển từ địa phƣơng nghèo sang địa phƣơng phát triển hơn và từ khu vực nông thôn di chuyển đến thành thị.
* Sự quan tâm sức khỏe sinh sản: Yếu tố này làm ảnh hƣởng đến tỉ lệ sinh con bị tử vong (cả thai sản và bé). Vấn đề này ở tất cả các quốc gia đều quan tâm, tuy nhiên kết quả đạt đƣợc còn phụ thuộc vào trình độ phát triển y tế chung của quốc gia họ và sự chênh lệch trình độ phát triển y tế giữa các vùng trong cùng một quốc gia. Ở các quốc gia có trình độ phát triển cao thì tỉ lệ sinh con bị tử vong thấp hơn các nƣớc kém phát triển và ở thành thị thì tỉ lệ sinh con tử vong thấp hơn ở nông thôn. Thật ra có thể nói sự quan tâm sức khỏe sinh sản không chỉ ảnh hƣởng đến phát triển số lƣợng nguồn nhân lực, mà cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nhân lực. Bởi vì quan tâm sức khỏe sinh sản cũng ảnh hƣởng đến sức khỏe và sự phát triển ban đầu của bé.
* Trình độ nhận thức của con ngƣời cũng ảnh hƣởng đến số lƣợng nguồn nhân lực. Thông thƣờng, ngƣời có trình độ nhận thức cao sinh đẻ ít hơn những ngƣời có trình độ nhận thức thấp. Vì vậy, ở các nƣớc phát triển thƣờng có tỉ lệ sinh đẻ thấp [3, tr.12, 13].