Thực trạng nguồn nhân lực du lịch Tiền Giang

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Tiền Giang (Trang 46)

6. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch Tiền Giang

Khi nói về thực trạng nguồn nhân lực du lịch tức là nói tới số lƣợng và chất lƣợng của nguồn nhân lực du lịch.

Chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch là nói tới những nét đặc trƣng của con ngƣời bao gồm: Trạng thái sức khỏe (thể lực, trí lực), phong cách, đạo đức, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật,...Tuy nhiên trong thống kê chất lƣợng nguồn lao động du lịch Tiền Giang từ trƣớc đến nay chƣa đƣợc đầy đủ theo các tiêu chí trên. Vì vậy rất khó đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực một cách toàn diện, chính xác. Về mặt sức khỏe, trình độ, giới tính và tuổi đời thì ngay từ khâu tuyển dụng lao động đã là tiêu chí bắt buộc để đáp ứng đƣợc yêu cầu vị trí công việc mà ngƣời sử dụng lao động cần. Cho nên trong luận văn tập trung vào các tiêu chí: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, thâm niên trong nghề, độ tuổi của đội ngũ lao động trực tiếp trong ngành du lịch.

Bảng 2.3: Tổng số lao động trực tiếp du lịch Tiền Giang [Phụ lục] Tổng số lƣợng lao động trực tiếp du lịch Tiền Giang là 706 ngƣời, trong đó lao động trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc là 90 ngƣời, doanh nghiệp là 606 ngƣời, đào tạo là 10 ngƣời.

Với tổng lƣợt khách năm 2011 là 1.058.650 ngƣời mà tổng số lƣợng lao động trực tiếp phục vụ khách du lịch chỉ có 706 ngƣời thì quá mỏng.

40 706 2 2 92 15 31 1 20 134 94 315 0 100 200 300 400 500 600 700 800 Tổng Sau đại học khác Sau đại học du lịch Đại học khác Đại học du lịch Cao đẳng khác Cao đẳng du lịch Trung cấp du lịch Trung cấp khác Chứng chỉ nghề Chƣa có tay nghề

Biểu đồ 2.3: Tổng số lao động trực tiếp du lịch Tiền Giang

Đơn vị tính: người 706 90 10 606 0 100 200 300 400 500 600 700 800 Tổng Quản lý nhà nƣớc

Cơ sở đào tạo Doanh nghiệp

Nguồn: điều tra 12/2011 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang

Bảng 2.4: Chất lƣợng lao động du lịch Tiền Giang [Phụ lục] Biểu đồ 2.4: Chất lƣợng lao động du lịch Tiền Giang.

Đơn vị tính: người

41

62,80% 22,43%

14,78%

< 3 năm > 3 năm > 10 năm

Du lịch là một ngành dịch vụ đòi hỏi phải có trình độ, kiến thức và tay nghề vững vàng nhƣng với biểu đồ trên không có tay nghề chiếm 44,62% là một sự bất hợp lý cần phải điều chỉnh.

Bảng 2.5: Trình độ ngoại ngữ lao động du lịch Tiền Giang [Phụ lục] Biểu đồ 2.5: Trình độ ngoại ngữ lao động du lịch Tiền Giang

Đơn vị tính: %

85,84%

3,82%

2,41% 7,93%

Đại học ngoại ngữ Cao đẳng ngoại ngữ Sơ cấp Không biết

Theo đánh giá chung của ngành Du lịch Việt Nam, số lƣợng nguồn nhân lực thực sự chƣa đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại và chất lƣợng của nguồn nhân lực du lịch Việt Nam thực chất cũng còn nhiều điều phải bàn nhƣ trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ. Với biểu đồ trên Tiền Giang cũng không tránh khỏi sự yếu kém về trình độ ngoại ngữ (85,84% không biết ngoại ngữ). Ngoại ngữ là một yêu cầu quan trọng trong ngành du lịch nên việc chú ý đào tạo cần phải đƣợc chú trọng hơn.

Bảng 2.6: Thâm niên trong nghề lao động du lịch Tiền Giang [Phụ lục] Biểu đồ 2.6: Thâm niên trong nghề lao động du lịch Tiền Giang

Đơn vị tính: %

42

Ngành du lịch tại Tiền Giang mới đƣợc chú ý đầu tƣ trong vài năm gần đây nên ngƣời lao động có kinh nghiệm dƣới 3 năm chiếm phần lớn (62,8%). Bảng 2.7: Cơ cấu về lao động du lịch Tiền Giang theo nhóm tuổi [Phụ lục] Biểu đồ 2.7: Cơ cấu về lao động du lịch Tiền Giang theo nhóm tuổi

Đơn vị tính: % 45,03% 23,95% 23,30% 7,72% 19 - 29 30 - 39 40 - 49 Trên 49

Nguồn: điều tra 12/2011 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang

Với cơ cấu độ tuổi nhƣ trên cho thấy số lao động ở nhóm tuổi từ 19 – 29 chiếm tỷ lệ cao nhất (45,03%), hai nhóm tuổi liền kề dƣới và trên có tỷ lệ xấp xỉ nhau (23,95% và 23,3%). Nhìn chung lao động trẻ chiếm tỷ trọng lớn. Bảng 2.8: Tổng hợp trình độ lao động du lịch tại Tiền Giang [Phụ lục]

Tổng lao động đang hoạt động trong nền kinh tế quốc doanh của tỉnh tăng bình quân 1,6%/năm (2001 - 2010), đến năm 2010 là 980.018 ngƣời. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh từ 23,1% năm 2005 tăng lên 35% năm 2010. Lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên) của tỉnh năm 2009 chiếm 8,9%, cao hơn mức trung bình của vùng ĐBSCL (6,6%) và so với các tỉnh trong vùng chỉ đứng sau Cần Thơ (11,6%).

Trong số lao động qua đào tạo, số ngƣời có trình độ cao đẳng trở lên tăng bình quân 8,6%/năm (2001 - 2010) và tỷ trọng tăng từ 1,8% năm 2000 lên 3,4% năm 2010; số ngƣời có trình độ trung cấp tăng 4,9%/năm, đến năm

43

2010 tỷ trọng chiếm 3,2%, cao hơn mức trung bình của vùng; và còn lại đa số là sơ cấp, chứng chỉ nghề, công nhân kỹ thuật không bằng, công nhân kỹ thuật không bằng chiếm tỷ trọng đa số và có xu hƣớng tăng nhanh chủ yếu là đào tạo tại các doanh nghiệp hoặc đƣợc truyền nghề.

Bảng 2.1. Trình độ chuyên môn – kỹ thuật lao động [Phụ lục]

Cơ cấu lao động qua đào tạo của tỉnh nhìn chung còn bất hợp lý; tỷ lệ giữa các bậc đào tạo: Công nhân kỹ thuật - Trung cấp - Đại học, Cao đẳng năm 2005 là 7,4 : 1,1 : 1; năm 2010 là 8,4 : 0,9 : 1 (chuẩn quốc tế là 10 : 4 : 1). Cho thấy lực lƣợng lao động của tỉnh hiện nay còn thiếu lao động có trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, đây cũng là thực trạng trong các khu công nghiệp của tỉnh hiện nay. Do tỉnh trƣớc đây các cơ sở đào tạo lao động trình độ trung cấp này còn thiếu, trang thiết bị dạy, thực hành, chƣơng trình giảng dạy, còn bất cập, ngành nghề chƣa phù hợp nhu cầu… nên cũng ảnh hƣởng đến việc đào tạo lực lƣợng lao động theo trình độ này trên địa bàn.

Theo kết quả điều tra dân số 01/4/2009, trong tổng dân số trong độ tuổi lao động là 914.577 ngƣời, phân theo ngành nghề nhƣ sau:

- Nhà lãnh đạo: 4.097 ngƣời, chiếm 0,4%

- Nhà chuyên môn bậc cao: 19.548 ngƣời, chiếm 2,1% - Nhà chuyên môn bậc trung: 22.745, chiếm 2,5% - Nhân viên trợ lý văn phòng: 7.709, chiếm 0,8%

- Nhân viên dịch vụ và bán hàng: 141.552 ngƣời, chiếm 15,5%

- Lao động có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: 148.595 ngƣời, chiếm 16,2%

44

- Thợ vận hành và lắp ráp máy móc thiết bị: 44.969 ngƣời, chiếm 4,9% - Lao động giản đơn: 403.496 ngƣời, chiếm tỷ lệ 44,1%

Nhìn chung, trong cơ cấu nhân lực theo ngành nghề thì lao động giản đơn còn chiếm tỷ trọng lớn nhất nhƣng tỷ trọng này có xu hƣớng giảm, và lao động có trình độ tay nghề cao có xu hƣớng tăng do thời gian gần đây tỉnh đã từng bƣớc đào tạo đối với công nhân kỹ thuật, đào tạo lao động trong nông nghiệp - nông thôn. Riêng các nhà chuyên môn bậc cao, nhà lãnh đạo thời gian gần đây có phối hợp với các viện trƣờng ở TP.HCM đã đào tạo đƣợc các lớp CEO (giám đốc điều hành), CFO (giám đốc tài chính), CCO (giám đốc kinh doanh)…đã góp phần nâng cao trình độ quản lý, điều hành đối với các đối tƣợng này.

2.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý du lịch

Nguồn nhân lực du lịch tỉnh Tiền Giang đƣợc chia làm 3 nhóm:

Nhóm 1 là nguồn nhân lực công tác tại các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ Thƣơng mại và Du lịch, Phòng Văn hóa – Thông tin các huyện thành, thị.

Nhóm 2 là nguồn nhân lực các cơ quan đào tạo về du lịch: trƣờng Đại học Tiền Giang, trƣờng Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật.

NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG

NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TÁC TẠI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH

CƠ QUAN ĐÀO

TẠO VỀ DU LỊCH NGUỒN NHÂN LỰC TRỰC TIẾP

PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH

45

Nhóm 3 là nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ khách du lịch: các cơ sở kinh doanh lữ hành, lƣu trú, ăn uống.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Tiền Giang (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)