Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ''''Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan nhà nước tỉnh ở Hòa Bình hiện nay (Trang 69)

- Về kết quả thực hiện

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Cấp ủy, chính quyền một số cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đến chính sách thu hút của tỉnh, nên chưa tập trung chỉ đạo, chưa xác định đây là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng NNL, chất lượng nguồn CB, vì vậy kết quả thực hiện chính sách của tỉnh chưa đạt mục tiêu đề ra;

Thứ hai, Do tỉnh chưa thành lập một cơ quan chuyên trách hoặc phòng ban riêng để nghiên cứu, xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá công tác thu hút NNL chất lượng cao cho tỉnh. Tổ chức thực hiện chính sách chưa đồng bộ, còn hình thức, có nơi không nắm được chính sách thu hút của tỉnh để triển khai thực hiện, đồng thời còn thiếu kinh phí trong quá trình thực hiện;

Thứ ba, Việc sử dụng NNL chất lượng cao tại một số cơ quan, đơn vị còn theo hướng bổ sung về số lượng, chưa đặc biệt quan tâm đến hiệu quả, chất lượng. Dẫn đến việc bố trí công tác không xuất phát từ nhu cầu vị trí việc làm, trình độ chuyên môn được đào tạo của cá nhân.

Thứ tư, Lãnh đạo một số cơ quan đơn vị còn có tâm lý “ngại” người tài, nên không bố trí sử dụng và khuyến khích được tinh thần làm việc của đối tượng được thu hút.

Việc tìm hiểu, nghiên cứu những mặt đạt được, mặt hạn chế, yếu kém được cũng như nguyên nhân của những mặt hạn chế, yếu kém là cơ sở khoa học cho việc đưa ra các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện chính sách.

Tiểu kết chương 2

Vai trò của còn người trong đời sống xã hội và phát triển kinh tế ngày càng quan trọng khi tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Trong bối cảnh thực hiện Chiến lược CB thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước của Bộ Chính trị Trung ương khóa VIII, các tỉnh thành trong cả nước đã ban hành các chính sách để thu hút NNL chất lượng cao về địa phương làm việc. Tỉnh Hòa Bình với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và dân số, tình hình phát triển KT-XH của tỉnh Hòa Bình bên cạnh những thuận lợi còn rất nhiều khó khăn, cùng với đó là thực trạng NNL trong các CQNN tỉnh Hòa Bình từ cấp tỉnh đến cấp xã còn nhiều yếu kém về số lượng và chất lượng.

Trong bối cảnh đó, HĐND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Nghị quyết số 35/2005/NQ-HĐND để khuyến khích CB, CC học tập và thu hút, tiếp nhận người có trình độ về tỉnh công tác. Nội dung chính sách đã có nhiều ưu điểm phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh Hòa Bình, bên cạnh đó cũng có những thiếu xót, yếu kém. Trải qua gần 9 năm thực hiện chính sách, cũng đã thu hút được một số lượng NNL vào làm việc cho CQNN của tỉnh, tuy nhiên, nội dung chính sách đã bộc lộ một số điểm không còn phù hợp với thực tiễn. Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém cả về nội dung và quá trình thực hiện. Nghiên cứu, tìm hiểu những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế, yếu kém trong chính sách, để có thể đưa ra những giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện chính sách thu hút NNL chất lượng cao ở tỉnh Hòa Bình.

Chương 3

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CHO CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở TỈNH HÒA BÌNH 3.1. Quan điểm, định hướng thu hút, phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao cho CQNN tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 – 2020

3.1.1. Mục tiêu phát triển KT-XH tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 – 2020

Ngày 11/6/2013 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 917/QĐ-TTg Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Với mục tiêu phấn đấu kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, bền vững, trở thành tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình của cả nước, có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội từng bước hiện đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, môi trường được giữ vững, bản sắc văn hóa đặc sắc các dân tộc được bảo tồn và phát huy, quốc phòng, an ninh được bảo đảm. Các chỉ tiêu phần đấu đến năm 2020 cần đạt được như sau:

Về kinh tế: Phấn đấu về tốc độ tăng GDP khoảng 12%/năm giai đoạn 2016 - 2020; Nếu tính giá trị tăng thêm nhà máy thủy điện Hòa Bình, tốc độ tăng GDP khoảng 9,6%/năm giai đoạn 2016- 2020; Cơ cấu kinh tế năm 2020: Nông lâm nghiệp, thủy sản: 16,4%; Công nghiệp - xây dựng: 45,0%; Dịch vụ: 38,6%; Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 60 - 61 triệu đồng/năm theo giá thực tế (tính đóng góp của nhà máy thủy điện, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 34 - 35 triệu đồng/năm vào năm 2015 và khoảng 63 - 64 triệu đồng/năm vào năm 2020); Phấn đấu giá trị xuất khẩu đến năm 2020 khoảng 230 triệu USD; Tổng thu ngân sách nhà nước đến năm 2015 đạt 2.200 tỷ đồng, năm 2020 khoảng 4.000 tỷ đồng; Sản lượng lương thực cây có hạt năm 2015 khoảng 36 vạn tấn, năm 2020 khoảng 37 - 37,5 vạn tấn.

Về xã hội: Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn khoảng 0,88% vào năm 2015 và khoảng 0,84% năm 2020. Quy mô dân số năm 2020

khoảng 870,5 nghìn người; Tạo việc làm bình quân mỗi năm cho 22 nghìn lao động giai đoạn 2016 - 2020; Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 4% năm 2020 (theo chuẩn nghèo mới); Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống còn dưới 12%; Số hộ dùng điện lưới quốc gia đạt tỷ lệ 97% năm 2015 và 99% năm 2020; Số bác sỹ trên 1 vạn dân đạt khoảng 8,5 bác sỹ vào năm 2020. Số đơn vị cấp xã có bác sỹ đạt 100% năm 2015.

Về môi trường: Duy trì độ che phủ rừng ở mức 46%; Đến năm 2020 có 100% các cơ sở sản xuất xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường; Duy trì 100% thành phố, thị trấn được thu gom rác thải, đến năm 2020 có 100% lượng rác thải được thu gom và xử lý; Cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 93% dân số nông thôn vào năm 2015 và cơ bản tất cả dân số được cấp nước hợp vệ sinh năm 2020. [20]

3.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển, thu hút NNL chất lượng cao choCQNN tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 CQNN tỉnh Hòa Bình đến năm 2020

Với quan điểm phát triển NNL của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 – 2020 là: Phát triển NNL đồng bộ, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH của toàn tỉnh; của từng ngành, địa phương và phát huy hiệu quả cơ sở dạy nghề hiện có trên địa bàn tỉnh; Coi nâng cao chất lượng là nhân tố quan trọng để hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức và phát triển trên ba mặt: đào tạo, sử dụng và phát triển nhân lực.

Cũng để hoàn thành mục tiêu phát triển KT-XH, một trong những giải pháp là phát triển NNL. Ngày 17/01/2012, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 109/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 – 2020. Hướng phát triển NNL chất lượng cao của tỉnh cụ thể là:

- Xây dựng đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia đầu ngành có khả năng tư vấn hoạch định, tổ chức triển khai

thực hiện các chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án phát triển ở các ngành, lĩnh vực KT-XH trọng yếu của tỉnh.

- Đến năm 2015 có 30% và đến năm 2020 có trên 40% giảng viên cao đẳng trong các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh có trình độ từ thạc sỹ trở lên. Tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo; phấn đấu đạt 100 sinh viên đại học, cao đẳng trên 10.000 dân; đến năm 2020 phấn đấu đạt 150 sinh viên đại học, cao đẳng trên 10.000 dân.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp đạt tiêu chuẩn theo chức danh ngạch bậc Nhà nước quy định; đến năm 2015 có 2% và đến năm 2020 có 5% cán bộ Lãnh đạo có trình độ Thạc sỹ trở lên;

- Cán bộ Lãnh đạo cấp xã có trình độ trung cấp trở lên: vùng I, vùng II đạt 90%; vùng III đạt 70%; đến năm 2020 tỷ lệ cán bộ lãnh đạo các xã có trình độ đại học, cao đẳng: vùng I, vùng II đạt 20% trở lên; 80% cán bộ lãnh đạo các xã vùng III có trình độ trung cấp chuyên môn, nghiệp vụ. Trong số cán bộ lãnh đạo, quản lý đảm bảo cơ cấu có từ 20 đến 30% cán bộ giữ chức danh lãnh đạo là nữ. [24]

3.2. Một số giải pháp

3.2.1. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, phổ biến, đổi mới nhận thức, tạosự thống nhất về quan điểm, chủ trương về chính sách thu hút NNL sự thống nhất về quan điểm, chủ trương về chính sách thu hút NNL chất lượng cao

Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho CB, Đảng viên và nhân dân về sự cần thiết phải có Chiến lược nhân tài, chính sách thu hút và đào tạo NNL chất lượng cao Việt Nam căn cơ, chuyên nghiệp. Để chính sách được thành công, đi vào thực tiễn hơn nữa cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đến mọi đối tượng, trên mọi phương tiện, bằng nhiều cách nhưng có trọng tâm, trọng điểm, cụ thể:

+ Công tác tuyên truyền cần được thực hiện qua các kênh truyền thông, các website của tỉnh và cũng có thể thành lập một trang web riêng, chuyên thực hiện chức năng cung cấp thông tin, quản cáo, thông báo, giải

đáp các thắc mắc, đăng tải quy trình thủ tục, nội dung chính sách,… để các đối tượng muốn biết họ có thể truy cập và nghiên cứu hoặc đăng thông báo trên các bảng tin của UBND các xã, phường, thị trấn.

+ Công tác tuyên truyền phải cho mọi người thấy rõ được những lợi thế khi làm việc trong CQNN như: tính ổn định cao trong công việc; chế độ, chính sách đối với người lao động như bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe, nghỉ phép, nghỉ thai sản, …. Ngoài ra, làm việc trong CQNN còn có cơ hội mở rộng các mối quan hệ xã hội.

+ Công tác tuyên truyền chính sách cần phải nhấn mạnh các lợi ích chủ yếu mà nhân tài được hưởng như lương ưu đãi, mức trợ cấp, cơ hội học tập, nâng cao năng lực và cơ hội thăng tiến,…..Ngoài ra, việc phổ biến, tuyên truyền chính sách nên thực hiện không những trong nhân dân mà còn trong các CQNN để các cơ quan, đơn vị, CB, CC, VC hiểu rõ về chính sách, tầm quan trọng của chính sách thu hút NNL chất lượng cao đối với sự phát triển của cơ quan, tổ chức nói riêng và toàn tỉnh Hòa Bình nói chung. Từ đó loại bỏ tâm lý ghen tuông, hẹp hòi, phân biệt đối xử, cô lập với những người có trình độ, năng lực.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phải làm cho các cơ quan, tổ chức, các cấp, các ngành, các CB, CC, VC đổi mới nhận thức của mình, tạo sự thống nhất về đường lối, chủ trương chính sách thu hút.

+ Thấy rõ vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng và thực hiện chính sách thu hút NNL chất lượng cao. Chính sách thu hút và đào tạo NNL chất lượng cao Việt Nam thể hiện quan điểm phát triển con người, phát triển KT-XH vì con người và do con người, Một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, góp phần biến “thách thức” về dân số thành “lợi thế” về nhân lực. Đây là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp ngành từ Trung ương đến địa phương.

+ Nâng cao thống nhất nhận thức của đội ngũ CB, CC nhất là CB lãnh đạo, quản lý về tầm quan trọng đặc biệt của việc xây dựng và thực thi

Chiến lược phát triển nhân tài trong thời đại ngày nay. Và của cơ quan, người xây dựng chính sách và các cơ quan, người thực thi cũng như đối tượng hưởng lợi từ chính sách về vai trò, ý nghĩa của chính sách thu hút NNL chất lượng cao của tỉnh. Thu hút và đào tạo NNL chất lượng cao vào CQNN là nhân tố đặc biệt quan trọng, có vai trò then chốt để xây dựng nền công vụ vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả; cũng như sự phát triển bền vững của tỉnh.

+ Chính sách phải mang tính toàn diện, đồng bộ, thường xuyên liên tục, cần phải nghiên cứu đầy đủ từ quy trình, mục tiêu, hình thức thu hút tuyển dụng đến công tác quản bá, công bố chính sách… nhằm đảm bảo rằng việc thu hút NNL chất lượng cao vào làm việc trong CQNN là rất cần thiết, là quyết tâm chính trị của cả hệ thống.

+ Chính sách đãi ngộ phải đồng bộ cho người đã được thu hút và cả tài năng, đang làm việc tại chỗ, phù hợp với đặc điểm chung của tỉnh và đặc thù trong từng cơ quan, đơn vị. Phải tập trung khảo sát, nghiên cứu một cách khoa học, hệ thống để xây dựng bộ tiêu chí chi tiết về tuyển dụng các đối tượng thu hút cho từng loại hình cơ quan, từng loại chức danh CB, CC, VC.

Khi tiến cử nhân tài, ông cha ta đã có câu “bên trong tiến cử không kể người thân, bên ngoài tiến cử không kể người thù oán, khảo xét căn cứ vào công sức năng lực, cứ có tài năng, đức độ là tiến cử, không trông ngóng báo đáp của người được tiến cử”. [2] Nên khi sử dụng nhân tài không nên phân biệt thành phần xuất thân, CB trong hay ngoài Đảng, quá trình công tác và có tham gia cấp ủy hay không….Họ cần có đủ năng lực để giải quyết công việc một cách tốt nhất, được đảng viên, quần chúng thừa nhận, tôn vinh, đảm bảo hài hòa lợi ích cống hiến và hưởng thụ.

3.2.2. Nhóm giải pháp về bổ sung, hoàn thiện văn bản chính sách thu hút NNL chất lượng cao

Cần hoàn thiện chế độ, chính sách thu hút NNL chất lượng cao vào làm vào việc cho CQNN. Mục tiêu của chính sách này để đảm bảo có thể

thu hút một đội ngũ nhân lực có trình độ vào làm việc tại các CQNN trên cở sở thực hiện một số chính sách ưu đãi về vật chất, tinh thần, điều kiện làm việc, tôn vinh với những người thực sự có năng lực và có tâm huyết phục vụ đất nước. Nội dung của chính sách này được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu thực tế NNL của đất nước, nhu cầu của nền công vụ, đặc biệt chính sách này phải được xây dựng một cách bài bản, chuyên nghiệp, có tính linh hoạt cao. Bởi lẽ những đối tượng có trình độ không muốn và không thích ràng buộc bới các cơ chế, chính sách quá cứng nhắc mà cần tạo điều kiện làm việc thoải mái, linh hoạt để họ có thể phát huy hết năng lực sáng tạo và cống hiến của bản thân cho nên công vụ.

Trước hết, để thể chế hóa các Quan điểm của Đảng về thu hút và sử dụng NNL chất lượng cao, Chính phủ cần ban hành một văn bản riêng về thu hút NNL chất lượng cao, để hướng dẫn, làm tiêu chuẩn, khung mẫu chung cho các tỉnh, thành phố ban hành chính sách riêng, đặc thù và công tác thực hiện chính sách được đơn giản hơn.

Xuất phát từ định hướng chiến lược phát triển NNL gắn với chiến lược phát triển KT-XH, điều kiện cụ thể ở mỗi địa phương mà tiếp tục hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả một số cơ chế, chính sách ưu đãi trong thu hút nhân tài, như tiền lương, nhà đất ở, điều kiện, phương tiện làm việc, thông tin, đào tạo, bồi dưỡng…. đối với nhân tài.

Mục tiêu và nội dung của chính sách thu hút phải phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, gắn với chiến lược phát triển KT-XH của

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ''''Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan nhà nước tỉnh ở Hòa Bình hiện nay (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w