6. Kết cấu của khóa luận
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
Tỉnh Hòa Bình là một tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía bắc, tiếp giáp thủ đô Hà Nội, với vị trí thuận lợi như vậy cộng với tuyến giao thông quan trọng, tỉnh sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tỉnh có nguồn tài nguyên khá phong phú, thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp sản xuất, vật liệu xây dựng, nuôi trồng thủy sản, phát triển cây công nghiệp – lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản. Đặc biệt tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, do có diện tích mặt nước lớn của hồ Hòa Bình, nhiều danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, và là cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình.
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trong khu vực nông lâm thủy sản. Trong giai đoạn vừa qua, tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tăng khá nhanh; nông nghiệp giảm tuy nhiên khu vực dịch vụ có tỷ trọng không tăng mà xu hướng giảm nhẹ. Đến năm 2010 (không tính công ty thủy điện Hòa Bình) nông nghiệp chiếm 35%, công nghiệp xây dựng chiếm 31,5%, khu vực dịch vụ chiếm 33,5%. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2010 đạt 13,2 triệu đồng, bằng 59,5% bình quân của cả nước.
Tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư. Với những nỗ lực trên, vốn đầu tư phát triển vào địa bàn tỉnh Hòa Bình tăng khá nhanh từ 741 tỷ đồng năm 2000 lên 1.930 tỷ đồng năm 2005 và 4.830 tỷ đồng năm 2010. [23,tr11]
Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự cố gắng vươn lên thoát nghèo của nhân dân tỉnh Hòa Bình. Chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được tăng lên, dịch vụ về y tế, giáo dục, nước sạch, vệ sinh môi trường… được cải thiện rõ rệt.
Hòa Bình là một tỉnh miền núi, có địa hình khá phức tạp cộng với nằm giáp ranh giữa 3 khu vực: Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ của Việt Nam. Do đó tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược, quan trọng cả trong phát triển kinh tế, có vị trí quan trọng trong chiến lược phòng thủ khu vực và cả nước, bảo đảm an ninh - quốc phòng của vùng. Điều đó còn tạo ra sự mở rộng giao lưu về kinh tế và văn hóa, nhiều đồng bào, dân tộc từ khắp các tỉnh thành đều tìm kiếm cơ hội làm ăn và sinh sống ở Hòa Bình tạo ra sự đa dạng về bản sắc, các phong tục tập quán. Nhắc đến Hòa Bình, không thể không nhắc đến cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình và văn hóa của người mường, nơi đây được coi là thủ phủ của người mường.
2.2. Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong cơ quannhà nước ở tỉnh Hòa Bình