6. Kết cấu của khóa luận
2.2. Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong cơ quan nhà nướ cở tỉnh Hòa Bình
2.2.1. Vài nét về nguồn nhân lực trong cơ quan nhà nước ở tỉnh Hòa Bình
Tỉnh Hòa Bình là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, đội ngũ CB, CC, VC có trình độ, năng lực chuyên môn còn thiếu nhiều. Đội ngũ CB, CC, VC từ cấp tỉnh đến cấp xã đang trong giai đoạn dần được tăng lên cả số lượng và chất lượng. Cụ thể, số lượng và chất lượng của CB, CC, CV của tỉnh Hòa Bình tính đến ngày 30/06/2013 được thể hiện qua các bảng số liệu sau đây:
Bảng 2.1: Thống kê số lượng và chất lượng CB, CC, VC cấp tỉnh, huyện theo trình độ đào tạo tính đến ngày 30/06/2013
Phân theo trình độ đào tạo Số lượng
(Người) Tỷ lệ (%) Tổng số CB, CC, CC cấp tỉnh, huyện 25.732 100% Trình độ chuyên môn Tiến sỹ và CK II 18 0,07% Thạc sỹ và CK I 504 1,96% Đại học 8.664 33,67% Cao đẳng 7.627 29,64% Trung cấp 8.631 33,54% Còn lại 288 1,12% Lý luận chính trị Cao cấp, cử nhân 576 2,24% Trung cấp 1.070 4,16% Sơ cấp 316 1,23% Trình độ tin học Trung cấp trở lên 305 1,19% Chứng chỉ 8.533 33,16% Trình độ ngoại ngữ Đại học trở lên 796 3,09% Chứng chỉ 4.027 15,65%
(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình)
Bảng 2.2: Thống kê số lượng và chất lượng của CB chuyên trách, CC cấp xã, VC y tế cơ sở theo trình độ đào tạo tính đến ngày 30/06/2013
Phân theo trình độ đào tạo Số lượng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
Tổng số CB, CC, VC cấp xã 5.678 100%
chuyên môn Thạc sỹ 1 0,02% Đại học 635 11,18% Cao đẳng 359 6,32% Trung cấp 3.402 59,92% Sơ cấp 296 5,21%
Chưa qua đào tạo 985 17,35% Lý luận
chính trị
Cao cấp, cử nhân 18 0,32% Trung cấp 2.293 40,38%
Sơ cấp 884 14,86%
Chưa qua đào tạo 2.483 43,73% Trình độ tin học Trung cấp trở lên 722 12,72% Chứng chỉ 587 10,34% Trình độ ngoại ngữ Đại học trở lên 290 5,11% Chứng chỉ 146 2,57%
(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình)
Qua bảng thống kê tổng hợp về số lượng và chất lượng CB, CC, VC và báo cáo về đánh giá chất lượng của CB, CC, VC, ta có thể đưa ra một số nét khái quát về NNL trong CQNN tỉnh Hòa Bình như sau:
Số lượng CB, CC, VC của tỉnh đang ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Năng lực, phẩm chất tốt, đã tích cực chủ động khắc phục những khó khăn để học tập, bồi dưỡng, nâng cao lý luận chính trị, kiến thức QLNN, trình độ tin học, ngoại ngữ ….. để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hoàn thành các nhiệm vụ chỉ tiêu phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất của người dân. Là một tỉnh miền núi, DTTS chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số, lực lượng CB, CC, VC là DTTS số cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn. CB, CC, VC cấp tỉnh, huyện là người DTTS chiếm 37,93%, cấp xã chiếm đến 82,53%, đây là một nỗ lực lớn trong quản lý, quy hoạch và sử dụng CB, CC, VC của tỉnh Hòa Bình, đảm bảo cân đối trong cơ cấu thành phần dân tộc. Tuy nhiên, do yếu tố chủ quan và khách quan mà năng lực đội ngũ CB, CC, VC vẫn còn hạn chế. Thể hiện ở một số điểm như sau:
- Đối với CB, CC, VC cấp tỉnh, huyện: Số lượng CB, CC, VC có trình độ chuyên môn là tiến sỹ, thạc sỹ, chuyên khoa II và chuyên khoa I chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 2,03%, Đối tượng dưới trung cấp còn chiếm đến
33,54%, đặc biệt là còn có 288 người chưa có trình độ trung cấp trở lên, chiếm 0,89% trong khi đó CB, CC, VC cấp tỉnh, huyện cần phải có năng lực chuyên môn tốt để đảm nhận các công việc được giao vì mức độ công việc một phần sẽ phức tạp hơn ở cấp cơ sở. Lý luận chính trị rất thấp, trình độ cao cấp, cử nhân chỉ chiếm 2,44%, trong đó có tới 92,73% chưa qua đào tạo về lý luận chính trị. Trình độ tin học, ngoại ngữ còn thấp, chỉ có 1,19% số CB, CC, VC có bằng trung cấp trở lên, và 65,65% chưa có bằng, chứng chỉ tin học, về ngoại ngữ có tới 81.26% chưa có bằng, chứng chỉ ngoại ngữ.
- Đối với CB, CC, VC cấp xã: Số lượng CB, CC, VC chưa qua đào tạo về trình độ chuyên môn chiếm đến 17,35%, trình độ chủ yếu là trung cấp, trình độ đại học trở lên rất thấp chỉ chiếm 11,2% đặc biệt tiến sỹ không có đối tượng nào, thạc sỹ chỉ có 01 đối tượng. Về trình độ lý luận chính trị cũng khiêm tốn, cao cấp và cử nhân chỉ chiếm 0,32%, chưa qua đào tạo chiếm đến 43,73%. Số lượng người có bằng, chứng chỉ về tin học và ngoại ngữ rất hạn chế, trong đó 76,94% không có bằng, chứng chỉ tin học, 92,42% không có bằng, chứng chỉ ngoại ngữ.
Từ đó ta thấy được rằng, bên cạnh những ưu điểm của CB, CC của tỉnh Hòa Bình thì còn có nhiều hạn chế. Trình độ, năng lực CB, CC của tỉnh còn khá thấp, mặc dù cho đến nay, trình độ dân trí của người dân đã tăng lên và trong thời gian qua đã có nhiều chương trình, chính sách để đào tạo, thu hút, tuyển dụng đã được triển khai, nhưng trình độ của CB, CC, VC tỉnh Hòa Bình vẫn còn thấp như vậy, giai đoạn trước khi ban hành chính sách (trước năm 2005) sẽ còn thấp hơn rất nhiều. Và tồn tại tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”. Thiếu CB, CC, VC có năng lực, trình độ chuyên môn, thiếu CB lãnh đạo, quản lý đáp ứng đầy đủ yêu cầu của ngạch và vị trí việc làm.
2.2.2. Nội dung chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan nhà nước ở tỉnh Hòa Bình