6. Kết cấu của khóa luận
1.3.2.2. Kinh nghiệm của Đà Nẵng
Thực hiện chính sách thu hút NNL chất lượng cao của thành phố là giải pháp có tính chiến lược lâu dài nhằm nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ CB, CC, VC trong CQNN và góp phần thát triển thành phố nhanh và bền vững.
Từ năm 1998 đến nay, qua từng giai đoạn, thành phố không ngừng đổi mới và hoàn thiện chính sách thu hút NNL, đặc biệt là chính sách ưu đãi thông thoáng, phù hợp với tình hình thực tế. Để thu hút NNL chất lượng cao cho CQNN, Đà Nẵng đã thực hiện theo cách riêng của mình. Cụ thể, người tốt nghiệp đại học và sau đại học loại khá, giỏi sẽ hưởng chế độ hỗ trợ ban đầu, hưởng lương theo ngạch, bậc. Đối với người có học vị tiến sỹ được bố trí nhà ở trung cư cao cấp để ở, được tiếp tục hỗ trợ nếu như có nhu cầu mua nhà ở. Ngoài ra, thành phố còn ưu tiên cho họ trong việc thi tuyển công chức, viên chức, cử đi đào tạo bồi dưỡng về kiến thức QLNN, tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng tiền công vụ hoặc đi đào tạo sau đại học...
Thành phố Đà Nẵng đặc biệt chú ý tạo nguồn CB trẻ, có năng lực và tâm huyết bổ sung cho đội ngũ CB cơ sở. Thông qua Đề án “Tạo nguồn CB cho chức danh Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND xã, phường” sau hai năm triển khai, đến nay, có gần 140 CB trẻ tốt nghiệp đại học chính quy loại giỏi về công tác tại UBND xã, phường.
Hằng năm số lượng các ứng cử viên đăng ký tham gia chương trình ngày càng nhiều, những người có kết quả học tập đạt xuất sắc, giỏi được đào tạo bài bản từ các trường công lập trong và ngoài nước ngày một gia tăng về số lượng cũng như chất lượng. Có thể nói, những người giỏi từ các tỉnh, thành khác tìm về Đà Nẵng đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC tại các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp của thành phố nhiều năm qua. Tính đến tháng 7/2011, Đà Nẵng đã tiếp nhận được 844 người trong đó có 10 tiến sỹ, 144 thạc sỹ. Đó là chưa kể đến CB, CC, VC được cử đi đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ ở nước ngoài theo Đề án 393 của thành phố và đối tượng đào tạo lãnh đạo, quản lý cho các chức danh chủ chốt tại phường, xã theo đề án 89.
Chương trình còn đạt hiệu quả cao trong việc tiết kiệm hàng chục tỷ đồng cho ngân sách đào tạo mỗi năm của thành phố. Nếu “nuôi” một người đỗ đạt, có kết quả học tập cao tại các trường danh tiếng trong hay ngoài nước có khi tốn kém hàng trăm triệu nhưng nếu áp dụng chính sách thu hút người tài về thành phố thì tốn ít hơn nhiều. Vấn đề không chỉ về mặt kinh tế mà là phương cách thu hút được người tài, người giỏi. Phải khẳng định rằng, những thành tựu đạt được trong nhiều năm qua của thành phố có sự chung tay góp sức không nhỏ của bộ phận nhân lực có trình độ, năng lực, dám nghĩ, dám làm và có khả năng đảm đương dần những trọng trách quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT-XH của thành phố.
Chính sách thu hút NNL chất lượng cao đã và đang tạo nên thương hiệu riêng cho thành phố, được dư luận đồng tình và đánh giá cao, mang lại hiệu quả nhiều mặt, nhất là định hướng được bước đột phá về cách làm để
góp phần tạo ra năng lực mới cho xã hội. Họ như làn gió mới, góp phần trẻ hóa và chuyển biến về chất khi dần thay thế những cán bộ lớn tuổi, không đủ năng lực.