Chính sách thu hút nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ''''Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan nhà nước tỉnh ở Hòa Bình hiện nay (Trang 27)

6. Kết cấu của khóa luận

1.2.1.2.Chính sách thu hút nguồn nhân lực

Thuật ngữ “chính sách” được sử dụng rộng rãi trên sách báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong đời sống xã hội. Hiểu một cách đơn giản, chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay các nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. [28,tr40]

Theo từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của

chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa,…..”. [4,tr16]

Theo James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích được theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm”. [16tr5]

Các chính sách có thể được đề cập ra và thực hiện ở những tầng nấc khác nhau: chính sách của Liên hiệp quốc, chính sách của một đảng, chính sách của Chính phủ, chính sách của chính quyền địa phương, chính sách của đoàn thể, hiệp hội, chính sách của một doanh nghiệp…

Các tổ chức, các doanh nghiệp, các hiệp hội, đoàn thể…. có thể đề ra những chính sách riêng biệt để áp dụng trong phạm vi một tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội hay đoàn thể đó. Các chính sách này nhằm giải quyết các vấn đề của tổ chức, chúng chỉ có hiệu lực thi hành trong tổ chức đó, vì vậy chúng mang tính chất riêng biệt và được coi là những “chính sách tư”.

Những chính sách do các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước ban hành nhằm giải quyết những vấn đề mang tính chất cộng đồng, được gọi là chính sách công.

Tiếp cận ở góc độ là chính sách thu hút NNL, nội dung của thu hút có cả trong “chính sách tư” và chính sách công. Bởi, các công ty, doanh nghiệp tư nhân và cả trong các CQNN đều có chính sách thu hút NNL riêng của mình.

Thu hút NNL là quá trình tìm kiếm và thu hút những người được coi là có đủ năng lực để đăng ký và dự tuyển vào làm việc. [10,tr104]

Từ đó, ta có thể hiểu: Chính sách thu hút NNL là chương trình hành động do nhà lãnh đạo hay nhà quản lý để ra bao gồm các giải pháp, cách thức để thu hút được NNL có đủ năng lực, trình độ về làm việc cho tổ chức.

Chính sách thu hút NNL cho tổ chức là một nội dung rất quan trọng, nhằm đáp ứng đòi hỏi nhu cầu nhân sự cho tổ chức trong từng giai đoạn cụ thể, đảm bảo cho NNL của tổ chức đáp ứng đòi hỏi về sự phát triển của tổ

chức. Đây là quá trình nhằm thu hút cho những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn xin được tuyển chọ vào tổ chức.

Có nhiều nguồn cung cấp NNL cho tổ chức, tạm chia làm hai nguồn chính sau đây:

+ Nguồn cung cấp NNL từ bên trong tổ chức: Có thể có những nhân viên có sẵn trong nội bộ tổ chức sẽ đáp ứng được những yêu cầu trong tương lai.

+ Nguồn cung cấp NNL từ bên ngoài tổ chức: cách này sẽ được thực hiện khi mà tổ chức mở rộng về quy mô còn nhiều vị trí trống chưa có ai đảm nhiệm, khi tổ chức thiếu nhân sự do có người nghỉ hưu, bỏ việc hoặc bị xa thải….

1.2.1.3. Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quannhà nước nhà nước

Chính sách thu hút NNL chất lượng cao trong CQNN là một bộ phận của chính sách thu hút NNL. Chính sách này là để thu hút một lực lượng NNL cho CQNN, do các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước ban hành.

Trước khi tìm hiểu cụ thể chính sách thu hút NNL chất lượng cao cho CQNN, cần phải tìm hiểu qua các quan niệm về chính sách công:

William Jenkin cho rằng: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và giải pháp để đạt được các mục tiêu đó”. [29,tr175] Theo định nghĩa này chính sách công không phải một quyết định đơn lẻ nào đó mà là một tập hợp các quyết định có liên quan đến nhau, do các nhà chính trị trong bộ máy nhà nước ban hành và nhằm vào các mục tiêu nhất định theo mong muốn của nhà nước.

Theo Thomas R. Dye, ông đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về chính sách sách công. Theo ông “chính sách công là cái mà chính phủ lựa chọn làm hay không làm”. [19,tr1] Các chính sách phản ánh sự lựa chọn làm hay

không làm, việc quyết định không làm có thể cũng quan trọng như việc quyết định làm. Theo ý kiến của William N. Dunn “Chính sách công là một sự kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau bao gồm cả các quyết định không hành động do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra” [30,tr51].

Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về chính sách công như đã nêu trên, song điều đó không có nghĩa là chính sách mang những bản chất khác nhau. Tùy theo từng quan niệm của mỗi tác giả mà các định nghĩa đưa ra nhấn mạnh vào đặc trưng này hay đặc trưng khác của chính sách công. Tuy nhiên, ta có thể rút ra khái niệm chính sách công một cách khái quát như sau: Chính sách công là một chuỗi các quyết định hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống KT-XH theo mục tiêu xác định. [28,tr46]

Thuật ngữ chính sách công ở Việt Nam còn khá mới mẻ, khi nói đến chính sách công, nó thường được gọi là chính sách của Nhà nước hay chính sách của Đảng và nhà nước. Trong mỗi một ngành, một lĩnh vực sẽ có các chính sách cụ thể với những mục tiêu khác nhau, thậm chí trong cùng một lĩnh vực, tùy thuộc vào những điều kiện hoàn cảnh khác nhau thì nội dung của chính sách trong lĩnh vực này cũng có những mục tiêu khác nhau.

Chính sách thu hút NNL chất lượng cao cho CQNN là một loại chính sánh cụ thể của chính sách công. Chính sách ban hành để nhằm mục đích thu hút được một lượng NNL có trình độ, năng lực chuyên môn vào CQNN để làm việc, đem lại hiệu quả hoạt động cho các CQNN.

Chính sách thu hút NNL chất lượng cao cho CQNN bao gồm hàng loạt các nội dung, tiêu chuẩn cụ thể, về hỗ trợ, tạo điều kiện để thu hút được NNL chất lượng cao vào làm việc. Nên chính sách thu hút NNL chất lượng cao cho CQNN bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Xác định danh mục các ngành nghề, lĩnh vực cần thu hút: Tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi địa phương và mục tiêu, định

hướng phát triển KT-XH mà mỗi địa phương sẽ có danh mục các ngành nghề khác nhau. Để nhằm đáp ứng các mục tiêu chính trị, mục tiêu KT-XH của địa phương.

- Tiêu chuẩn đối với các đối tượng thu hút: Các đối tượng thu hút cần phải đạt được các tiêu chuẩn nhất định về thể lực, trí lực, các phẩm chất đạo đức,….. Và trong mỗi ngành, lĩnh vực chuyên môn được thu hút với với các vị trí nhân sự cụ thể sẽ có những yêu cầu khác nhau.

- Hình thức thu hút và thẩm quyền quyết định thu hút: Có nhiều hình thức thu hút, mỗi địa phương hoặc mỗi ngành nghề, vị trí công việc cụ thể sẽ có hình thức thu hút phù hợp, có thể là thu hút trực tiếp, ưu tiếp tiếp nhận, tuyển dụng,…. Và thẩm quyền quyết định thu hút sẽ trả lời câu hỏi có phải cơ quan nào cũng được quyết định thu hút các NNL? Hay có riêng cơ quan nào chịu trách nhiệm quyết định thu hút?

- Các chế độ đãi ngộ với các đối tượng thu hút: Chế độ đãi ngộ thường phải có sự hấp dẫn để có thể thu hút được NNL chất lượng cao vào làm việc, chế độ đãi ngộ thường dựa trên nguồn lực của địa phương và sự tương quan một cách tương đối với các địa phương khác. Và chế độ đãi ngộ không chỉ về vật chất mà cả tinh thần.

- Vấn đề bố trí, sử dụng và môi trường, điều kiện làm việc cho đối tượng thu hút: Để đem lại hiệu quả công việc và tránh lãng phí NNL chất lượng cao, thì cần phải có sự bố trí, sắp xếp NNL chất lượng cao vào các vị trí công việc một cách phù hợp với chuyên môn và trình độ, năng lực. Tạo dựng môi trường làm việc là điều kiện cần thiết để để NNL thực sự cảm thấy thoải mái, được tôn trọng, thấy được vai trò của mình để họ cống hiến năng lực của mình một cách tốt nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ hội đào tạo, bồi dưỡng để ngày càng phát triển, nâng cao trình độ của đối tượng thu hút: để củng cố và nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn đáp ứng ngày càng tốt hơn công việc của mình và đảm nhận các công việc phức tạp hơn thì đào tạo, bồi dưỡng sau khi vào CQNN làm

việc là một vấn đề quan trọng. Hơn nữa, các đối tượng cũng xem xét cơ hội phát triển của mình có hay không, và phát triển ở mức nào thì họ mới quyết định về địa phương đó để làm việc và cống hiến.

Từ những phân tích trên đây có thể định nghĩa Chính sách thu hút NNL chất lượng cao cho CQNN như sau:

Chính sách thu hút NNL chất lượng cao cho CQNN là tổng thể các quan điểm và biện pháp của nhà nước về thu hút và sử dụng NNL chất lượng cao vào làm việc cho các CQNN nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các CQNN.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ''''Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan nhà nước tỉnh ở Hòa Bình hiện nay (Trang 27)