Về nội dung chính sách thu hút

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ''''Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan nhà nước tỉnh ở Hòa Bình hiện nay (Trang 58)

Thứ nhất, Các quy định của chính sách đã tạo cơ sở pháp lý, tạo cơ chế cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền thu hút, tuyển dụng, tiếp nhận được những người có trình độ cao về tỉnh công tác, từng bước bổ sung về số lượng, nâng dần về chất lượng, đáp ứng yêu cầu về NNL chất lượng cao của tỉnh hiện nay đang còn thiếu.

Thứ hai, Với chính sách đặc thù, căn cứ vào điều kiện, đặc điểm tình hình của tỉnh Hòa Bình để ban hành chính sách thu hút, nên có nhiều nội dung của chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh. Cụ thể:

+ Xác định được cụ thể danh mục ngành, nghề mà tỉnh còn yếu kém, thiếu NNL để thực hiện thu hút, tiếp nhận. Căn cứ vào mục tiêu, định hướng phát triển KT-XH của tỉnh cũng như đáp yêu cầu nhiệm vụ chính trị đặt ra. Trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo, HĐND và UBND tỉnh Hòa Bình đã xác định 5 nhóm ngành, lĩnh vực cần quan tâm thu hút, tiếp nhận bao gồm: Hành chính Nhà nước; Khoa học – Công nghệ và Môi trường; Quản lý kinh tế; Kỹ thuật; Văn hóa xã hội. Không chỉ dừng ở đó, trong các nhóm ngành, nghề đó đã xác định được các chuyên ngành cụ thể cần thu hút. Với việc xác định cụ thể các chuyên ngành như vậy sẽ rất dễ dàng cho cơ quan, đơn vị thực hiện công tác thu hút, tiếp nhận một cách rõ ràng, minh bạch và giúp cho các đối tượng biết được mình có thuộc ngành, nghề được thu hút tiếp nhận hay không để nộp hồ sơ ứng tuyển theo chính sách thu hút.

+ DTTS chiếm phần lớn dân số của toàn tỉnh, tuy nhiên, trình độ dân trí của đồng bào DTTS so với mặt bằng chung còn yếu kém hơn, nên để đảm bảo cân đối lượng CB, CC, VC giữa các thành phần dân tộc trong tỉnh, chính sách đã có sự ưu tiên hơn trong thu hút, tiếp nhận là cả sinh viên đại học xếp loại loại khá, trung bình khá là người DTTS trong tỉnh Hòa Bình. Đây cũng là một trong những giải pháp để tạo điều kiện cho người DTTS

vào làm việc trong CQNN và tạo sự cân đối về thành phần dân tộc trong cơ cấu đội ngũ CB, CC, VC. Đây là một ưu điểm lớn của chính sách.

Thứ ba, Hình thức đãi ngộ khá đa dạng

Đối với CB khoa học, quản lý có trình độ cao, các Tiến sỹ khoa học, Tiến sỹ chuyên ngành, Thạc sỹ đào tạo hệ chính quy ngoài mức hỗ trợ ban đầu một lần, còn được hỗ trợ nhà ở công vụ, hỗ trợ 30% so với quy định giá của Nhà nước nếu như có nhu cầu mua nhà, tạo điều kiện cho vợ, hoặc chồng làm việc tại tỉnh để yên tâm công tác. Đối với các đối tượng thu hút, tiếp nhận về làm việc ở cấp xã, ngoài mức hỗ trợ ban đầu theo các vùng cụ thể của tỉnh, còn tạo cơ hội thăng tiến bằng cách đưa vào diện quy hoạch CB dự nguồn của xã, phường, thị trấn.

Thứ tư, Việc ban hành cùng với chính sách khuyến khích CB, CC học tập, đây chính là điều kiện tạo động lực cho CB, CC của tỉnh nói chung, CB, CC, VC thuộc diện thu hút, tiếp nhận nói riêng phấn đấu học tập, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thành xuất sắc công việc được giao.

Bên cạnh đó, chính sách còn nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của quần chúng nhân dân và các cơ quan trực tiếp sử dụng CB, CC.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ''''Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan nhà nước tỉnh ở Hòa Bình hiện nay (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w