Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ''''Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan nhà nước tỉnh ở Hòa Bình hiện nay (Trang 41)

6. Kết cấu của khóa luận

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hòa Bình

Đối với vấn đề thực hiện chính sách thu hút NNL chất lượng cao trong CQNN thì mỗi quốc gia, địa phương thường dựa vào đặc điểm, lợi thế của đất nước mình để xây dựng các chính sách phù hợp. Nhưng hầu hết các quốc gia, các địa phương đều cố gắng hướng tới ưu tiên NNL chất lượng cao vốn có trong nước và địa phương. Bởi lẽ, một quốc gia, địa phương không thể thực hiện thành công chính sách thu hút NNL chất lượng cao nếu họ không sử dụng sẵn có nguồn lực của mình và thu hút NNL chất lượng cao bên ngoài nếu có cơ hội. Việt Nam nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng cũng không ngoại lệ. Để chính sách thu hút NNL chất lượng cao cho CQNN mang lại hiệu lực, hiệu quả, cần lưu ý một số kinh nghiệm sau:

Một là, xây dựng một cơ chế mở trong tuyển dụng, thu hút NNL chất lượng cao chẳng hạn như: Không phân biệt người trong Đảng hay ngoài Đảng, không phân biệt quốc tịch, không phân biệt hộ khẩu. Theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, “tìm CB từ mọi nguồn” bằng cách thiết lập nên một hệ thống dữ liệu về nguồn CB, các ứng cử viên trong khu vực tư nhân và kiều bào có thể tham gia vào ứng cử, chức vụ có thể lên tới bộ trưởng.

Hai là, ban hành đầy đủ các văn bản pháp quy để thống nhất việc xây dựng tiêu chí đánh giá NNL chất lượng cao, việc tuyển dụng NNL chất lượng cao, những văn bản này không chỉ là cơ sở cho việc tuyển dụng mà còn sử dụng và đào tạo, bối dưỡng NNL chất lượng cao.

Ba là, cần chú trọng đến công tác đánh giá NNL chất lượng cao với nhiều hình thức đa dạng. Có thể đánh giá NNL dựa trên hiệu quả công việc được hoàn thành, đây là phương pháp đánh giá khách quan, công bằng. Học tập kinh nghiệm của Hàn Quốc về thường xuyên đánh giá định lượng CB, CC để họ biết được trình độ, năng lực của mình cũng như điều chỉnh một

cách phù hợp. Ngoài ra, Hàn quốc còn coi trọng việc đánh giá mức độ hài lòng của nhười dân đối với CB, CC.

Bốn là, có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với nhân tài, đặc biệt quan tâm đến chế độ tiền lương, hưu trí và các chế độ bảo hiểm xã hội khác. Việc trả lương có thể áp dụng tiêu chuẩn thị trường để xác định mức lương cơ bản cho NNL chất lượng cao, CB, CC, VC nhà nước. Theo kinh nghiệm của Xin-ga-po, chế độ hưởng tháng lương thứ 13 cho CC, cùng với đó là mức lương cho các Bộ trưởng và CC cao cấp tương đương với mức lương bình quân của 8 nhóm người có lương cao nhất trong nhóm ngành nghề lương cao. Ngoài các hình thức đãi ngộ trược tiếp với NNL chất lượng cao cần quan tâm đến chế độ ưu đãi đối với người thân của các đối tượng như: tạo việc làm cho vợ hoặc chồng, chế độ phụ cấp cho người nuôi bố mẹ già, ưu tiên chọn trường học cho con cái của các đối tượng thu hút,….

Năm là, Bố trí và sử dụng NNL chất lượng cao một cách phù hợp: Đầu tư dài hạn cho những công chức trẻ xuất sắc, có năng lực chuyên môn, tạo sự tin tưởng, dám giao trọng trách cho đội ngũ trẻ. Thực hiện cơ chế sự nghiệp kép theo kinh nghiệm của Xin-ga-po đối với NNL chất lượng cao có triển vọng theo hướng từ thấp đến cao, trước tiên cho quản lý một lĩnh vực thuần túy, sau một vài năm học chuyển lên quản lý, lãnh dạo cao cấp. Bên cạnh đó, cần mạnh dạn loại bỏ những CB, CC, VC không đáp ứng được công việc đặt ra.

Sáu là, cần triển khai các chương trình, đề án nhỏ hơn, cụ thể hơn trong khuôn khổ nội dung chính sách thu hút NNL chất lượng cao để xác định rõ từng đối tượng và các mục tiêu cụ thể cần đạt được, đem lại thành công cho chính sách.

Bảy là, duy trì chặt chẽ chế độ quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác tuyển dụng nhân tài, việc thanh tra, kiểm tra không những góp phần hạn chế tiêu cực trong tuyển dụng mà còn làm trong sạch bộ máy làm công tác tuyển dụng.

Tiểu kết chương 1

Chính sách thu hút NNL chất lượng cao cho CQNN có vai trò tro lớn trong việc phát triển KT-XH và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quả QLNN.

Trong khuôn khổ nội dung của chương 1, đã trình bày những nội dung cần thiết về cơ sở lý luận của chính sách thu hút NNL chất lượng cao. Hiểu được thế nào là NNL chất lượng cao, những đặc điểm có ở NNL chất lượng cao để phân biệt với NNL phổ thông, tầm quan trọng của chính sách thu hút NNL chất lượng cao. Thấy được vai trò to lớn của NNL chất lượng cao đối với sự phát triển KT-XH và vai trò của nó khi thu hút lực lượng này vào làm việc cho các CQNN. Điều đó sẽ sẽ là cơ sở để cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng cần phải quan tâm, đầu tư hơn nữa để phát triển NNL và thu hút NNL chất lượng cao về địa phương để phát triển KT-XH. Ở chương này, cũng đã chỉ ra được một số yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút NNL chất lượng cao cho CQNN, nên khi xây dựng và thực thi chính sách trong đời sống cần xem xét các yếu tố này để có các cách thức, giải pháp phù hợp, đem lại hiệu quả cho chính sách thu hút.

Những cơ sở lý luận được phân tích, tổng hợp ở chương 1 là tiền đề quan trọng trong việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút NNL chất lượng cao cho CQNN tỉnh Hòa Bình ở chương 2 và chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CHO CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

Ở TỈNH HÒA BÌNH 2.1. Khái quát chung về tỉnh Hòa Bình

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân số- Về điều kiện tự nhiên - Về điều kiện tự nhiên

Hòa Bình là tỉnh miền núi thuộc tiểu vùng Tây bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Giới hạn ở tọa độ 200°19' - 210°08' vĩ độ Bắc, 104°48' - 105°40' kinh độ Đông, phía Đông giáp thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hóa, phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình.

Hòa Bình nằm ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 76 km theo đường quốc lộ 6, Hòa Bình có mạng lưới giao thông đường bộ và đường thủy tương đối phát triển so với các tỉnh trong vùng, trong đó các tuyến đường quốc gia quan trọng đi qua như đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 6, hiện tại đang triển khai tuyến đường cao tốc Hòa Lạc – thành phố Hòa Bình.

Điểm nổi bật của địa hình Hoà Bình là núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chia thành 2 vùng: Vùng núi cao Tây Bắc và vùng núi thấp, đồi phía Đông Nam. Do đặc điểm địa hình và khí hậu nên đất đai Hoà Bình chia thành hai vùng rõ rệt: Vùng núi cao trung bình, gồm đất feralít vàng đỏ có hàm lượng mùn 6 - 7%; do độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, vùng này rất thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Vùng đồi và núi thấp, gồm đất feralít vàng đỏ và vùng cỏ thứ sinh, trong đó đất bạc màu chiếm 45 - 80%. Vùng ven sông Đà và các suối khác do hàng năm được bồi một lớp phù sa khá dày nên rất thuận lợi cho việc trồng lúa, trồng màu. Do địa hình bị chia cắt mạnh nên sông suối ở Hòa Bình thường dốc và ngắn. Mùa hè mưa nhiều, mực nước sông suối lên cao, chảy xiết gây ra lụt lội, ảnh hưởng đến nông nghiệp và giao thông trong vùng. Mùa đông thiếu

nước, lượng nước ở các sông suối giảm mạnh, có nhiều suối nhỏ bị khô cạn. Hòa Bình có hồ Sông Đà có tác dụng quan trọng trong việc điều tiết nước cho hệ thống sông Hồng và sản xuất điện cho quốc gia.

Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng: nóng, ẩm, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình trong năm 230C; lượng mưa trung bình 1.800 mm/năm; độ ẩm tương đối 85%; lượng bốc hơi trung bình năm 704 mm. Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hè và mùa đông.

- Về dân số

Hòa Bình là tỉnh miền núi, dân số trung bình năm 2010 khoảng 793.500 người, gồm 6 dân tộc định cư lâu dài trên địa bàn bao gồm: Dân tộc Kinh, Mường, Dao, Thái, Tày, H’Mông và một số dân tộc thiểu số khác do quá trình lịch sử và chuyển dịch cơ học với 210 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn thuộc 10 huyện và 01 thành phố.

Dân số Hòa Bình trong độ tuổi lao động có trên 539.000 người, chiếm khoảng 68% tổng dân số toàn tỉnh. Số người đang làm việc trong các ngành kinh tế là 481.607 người chiếm 69.3% so với số người trong độ tuổi lao động. [23,tr10,11]

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Tỉnh Hòa Bình là một tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía bắc, tiếp giáp thủ đô Hà Nội, với vị trí thuận lợi như vậy cộng với tuyến giao thông quan trọng, tỉnh sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tỉnh có nguồn tài nguyên khá phong phú, thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp sản xuất, vật liệu xây dựng, nuôi trồng thủy sản, phát triển cây công nghiệp – lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản. Đặc biệt tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, do có diện tích mặt nước lớn của hồ Hòa Bình, nhiều danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, và là cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình.

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trong khu vực nông lâm thủy sản. Trong giai đoạn vừa qua, tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tăng khá nhanh; nông nghiệp giảm tuy nhiên khu vực dịch vụ có tỷ trọng không tăng mà xu hướng giảm nhẹ. Đến năm 2010 (không tính công ty thủy điện Hòa Bình) nông nghiệp chiếm 35%, công nghiệp xây dựng chiếm 31,5%, khu vực dịch vụ chiếm 33,5%. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2010 đạt 13,2 triệu đồng, bằng 59,5% bình quân của cả nước.

Tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư. Với những nỗ lực trên, vốn đầu tư phát triển vào địa bàn tỉnh Hòa Bình tăng khá nhanh từ 741 tỷ đồng năm 2000 lên 1.930 tỷ đồng năm 2005 và 4.830 tỷ đồng năm 2010. [23,tr11]

Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự cố gắng vươn lên thoát nghèo của nhân dân tỉnh Hòa Bình. Chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được tăng lên, dịch vụ về y tế, giáo dục, nước sạch, vệ sinh môi trường… được cải thiện rõ rệt.

Hòa Bình là một tỉnh miền núi, có địa hình khá phức tạp cộng với nằm giáp ranh giữa 3 khu vực: Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ của Việt Nam. Do đó tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược, quan trọng cả trong phát triển kinh tế, có vị trí quan trọng trong chiến lược phòng thủ khu vực và cả nước, bảo đảm an ninh - quốc phòng của vùng. Điều đó còn tạo ra sự mở rộng giao lưu về kinh tế và văn hóa, nhiều đồng bào, dân tộc từ khắp các tỉnh thành đều tìm kiếm cơ hội làm ăn và sinh sống ở Hòa Bình tạo ra sự đa dạng về bản sắc, các phong tục tập quán. Nhắc đến Hòa Bình, không thể không nhắc đến cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình và văn hóa của người mường, nơi đây được coi là thủ phủ của người mường.

2.2. Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong cơ quannhà nước ở tỉnh Hòa Bình nhà nước ở tỉnh Hòa Bình

2.2.1. Vài nét về nguồn nhân lực trong cơ quan nhà nước ở tỉnh Hòa Bình

Tỉnh Hòa Bình là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, đội ngũ CB, CC, VC có trình độ, năng lực chuyên môn còn thiếu nhiều. Đội ngũ CB, CC, VC từ cấp tỉnh đến cấp xã đang trong giai đoạn dần được tăng lên cả số lượng và chất lượng. Cụ thể, số lượng và chất lượng của CB, CC, CV của tỉnh Hòa Bình tính đến ngày 30/06/2013 được thể hiện qua các bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.1: Thống kê số lượng và chất lượng CB, CC, VC cấp tỉnh, huyện theo trình độ đào tạo tính đến ngày 30/06/2013

Phân theo trình độ đào tạo Số lượng

(Người) Tỷ lệ (%) Tổng số CB, CC, CC cấp tỉnh, huyện 25.732 100% Trình độ chuyên môn Tiến sỹ và CK II 18 0,07% Thạc sỹ và CK I 504 1,96% Đại học 8.664 33,67% Cao đẳng 7.627 29,64% Trung cấp 8.631 33,54% Còn lại 288 1,12% Lý luận chính trị Cao cấp, cử nhân 576 2,24% Trung cấp 1.070 4,16% Sơ cấp 316 1,23% Trình độ tin học Trung cấp trở lên 305 1,19% Chứng chỉ 8.533 33,16% Trình độ ngoại ngữ Đại học trở lên 796 3,09% Chứng chỉ 4.027 15,65%

(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình)

Bảng 2.2: Thống kê số lượng và chất lượng của CB chuyên trách, CC cấp xã, VC y tế cơ sở theo trình độ đào tạo tính đến ngày 30/06/2013

Phân theo trình độ đào tạo Số lượng

(Người)

Tỷ lệ

(%)

Tổng số CB, CC, VC cấp xã 5.678 100%

chuyên môn Thạc sỹ 1 0,02% Đại học 635 11,18% Cao đẳng 359 6,32% Trung cấp 3.402 59,92% Sơ cấp 296 5,21%

Chưa qua đào tạo 985 17,35% Lý luận

chính trị

Cao cấp, cử nhân 18 0,32% Trung cấp 2.293 40,38%

Sơ cấp 884 14,86%

Chưa qua đào tạo 2.483 43,73% Trình độ tin học Trung cấp trở lên 722 12,72% Chứng chỉ 587 10,34% Trình độ ngoại ngữ Đại học trở lên 290 5,11% Chứng chỉ 146 2,57%

(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình)

Qua bảng thống kê tổng hợp về số lượng và chất lượng CB, CC, VC và báo cáo về đánh giá chất lượng của CB, CC, VC, ta có thể đưa ra một số nét khái quát về NNL trong CQNN tỉnh Hòa Bình như sau:

Số lượng CB, CC, VC của tỉnh đang ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Năng lực, phẩm chất tốt, đã tích cực chủ động khắc phục những khó khăn để học tập, bồi dưỡng, nâng cao lý luận chính trị, kiến thức QLNN, trình độ tin học, ngoại ngữ ….. để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hoàn thành các nhiệm vụ chỉ tiêu phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất của người dân. Là một tỉnh miền núi, DTTS chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số, lực lượng CB, CC, VC là DTTS số cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn. CB, CC, VC cấp tỉnh, huyện là người DTTS chiếm 37,93%, cấp xã chiếm đến 82,53%, đây là một nỗ lực lớn trong quản lý, quy hoạch và sử dụng CB, CC, VC của tỉnh Hòa Bình, đảm bảo cân đối trong cơ cấu thành phần dân tộc. Tuy nhiên, do yếu tố chủ quan và khách quan mà năng lực đội ngũ CB, CC, VC vẫn còn hạn chế. Thể hiện ở một số điểm như sau:

- Đối với CB, CC, VC cấp tỉnh, huyện: Số lượng CB, CC, VC có trình độ chuyên môn là tiến sỹ, thạc sỹ, chuyên khoa II và chuyên khoa I chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 2,03%, Đối tượng dưới trung cấp còn chiếm đến

33,54%, đặc biệt là còn có 288 người chưa có trình độ trung cấp trở lên, chiếm 0,89% trong khi đó CB, CC, VC cấp tỉnh, huyện cần phải có năng lực chuyên môn tốt để đảm nhận các công việc được giao vì mức độ công việc một phần sẽ phức tạp hơn ở cấp cơ sở. Lý luận chính trị rất thấp, trình

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ''''Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan nhà nước tỉnh ở Hòa Bình hiện nay (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w