6. Kết cấu của khóa luận
1.2.2. Vai trò của chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan nhà nước
cơ quan nhà nước
Chính sách thu hút NNL chất lượng cao cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về khai thác, sử dụng và phát triển NNL chất lượng cao để góp phần nâng cao hiệu hoạt động của các CQNN.
Vai trò của chính sách thu hút NNL chất lượng cao đối với CQNN thể hiện ở các điểm sau:
Thứ nhất: Bổ sung một lực lượng NNL chất lượng cao cho CQNN, khắc phục tình trạng thiếu hụt trầm trọng NNL có trình độ chuyên môn trong các CQNN hiện nay. Đảm bảo đầy đủ cả về số lượng và chất lượng NNL cho CQNN, đặc biệt trong thời kỳ CNH-HĐH.
Thứ hai: Nâng cao hiệu quả QLNN về mọi mặt, chính sách thu hút sẽ đảm bảo cho công tác quản lý, điều hành và thực thi các công việc cụ thể của các CQNN có hiệu quả hơn. Chính những lực lượng NNL chất lượng cao sẽ bù đắp cho sự yếu kém của một bộ phận CB, CC về năng lực và phẩm chất.
Thứ ba: Chính sách thu hút NNL chất lượng cao sẽ tạo ra một hình thức tuyển dụng nhân sự mới hiệu quả hơn, hạn chế được tình trạng chạy chức, chạy quyền, “con công cháu cha” để được vào làm việc trong các CQNN mà không có năng lực. Tạo được sức hấp dẫn, thu hút được lực
lượng NNL chất lượng cao vào làm việc, tạo tinh thần muốn cống hiến cho Nhà nước.
Thứ tư: Chính sách thu hút NNL chất lượng cao với các chế độ đãi ngộ phù hợp cả về vật chất và tinh thần sẽ giảm bớt hiện tượng “chảy máu chất xám” từ các CQNN ra khu vực tư nhân khi mà khu vực này năng động, cơ hội rộng mở và chế độ đãi ngộ hấp dẫn hơn rất nhiều trong khu vực nhà nước.
Thứ năm: Là tiền đề và cơ sở cho việc cải cách nền hành chính nhà nước, ngày càng trở nên hiện đại, khoa học nhờ những kiến thức, kỹ năng của NNL chất lượng cao và nắm bắt kịp thời với khoa học và công nghệ hiện đại. Nâng cao về chất lượng, giảm về số lượng, đây là điểm phù hợp với giai đoạn đang tinh giảm bộ máy của nhà nước.
Như vậy, vai trò của chính sách thu hút NNL chất lượng cao cho CQNN cũng xuất phát từ mục đích nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nhà nước và định hướng phát triển KT-XH trong thời kỳ CNH-HĐH hiện nay.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan nhà nước
Bất kỳ chính sách nào khi xây dựng ban hành và tổ chức thực hiện đều chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, trước khi xây dựng chính sách các nhà hoạch định đều phải phân tích, dự đoán các yếu tố tác động đến nội dung của chính sách và quá trình thực thi chính sách để tìm ra các biện pháp, phương thức quản lý thích hợp. Khi nghiên cứu chính sách thu hút NNL chất lượng cao cho CQNN có thể thấy chính sách này chịu sự tác động của các yếu tố cơ bản sau:
- Thứ nhất, Quan điểm của Đảng và Nhà nước về NNL trong CQNN: Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến chính sách thu hút NNL chất lượng cao cho CQNN. Yếu tố này tác động theo hai hướng: Đảng, Nhà nước quan tâm, đầu tư, chú trọng đến vấn đề thu hút NNL chất lượng cao, đưa ra các định hướng, pháp luật cơ bản phù hợp sẽ là đòn bẩy tích cực thúc đẩy chính sách thu hút của các địa phương đạt hiệu quả cao.
Ngược lại, nếu Nhà nước không có những quan điểm, nhận thức đúng đắn thì chính sách sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình ban hành và thực hiện.
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã sớm đề cao vai trò của nhân tài và thu hút nhân tài. Được thể hiện ở trong các văn bản quan trọng của Đảng, Nhà nước, pháp luật rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương chủ động trong việc thực hiện chiến lược thu hút NNL chất lượng cao.
- Thứ hai: Điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển KT-XH và chiến lược phát triển KT-XH của mỗi quốc gia và địa phương. Đây là một yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạch định, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách thu hút NNL chất lượng cao cho CQNN. Thể hiện ở những điểm:
Điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương cả về địa hình, khoảng cách, khí hậu, giao thông…. sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của NNL khi mà lực lượng này xem xét là có phù hợp với năng lực của mình không, hay mình có thể làm việc ở những nơi vùng sâu vùng xa, điều kiện thiếu thốn, giao thông đi lại khó khăn hay không. Thường ở các địa phương vùng đồng bằng, giao thông đi lại thuận tiện, trình độ dân trí, văn hóa, các dịch vụ đều phát triển, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cá nhân của NNL chất lượng cao sẽ có lợi thế hơn đối với những địa phương có điều kiện tự nhiên cản trở, gây khó khăn. Vì vậy mà chính sách của mỗi địa phương khi hoạch đinh cũng sẽ phải quan tâm đến vấn đề này để có chế độ ưu đãi cho phù hợp tạo ra sự cạnh tranh đối với các địa phương khác.
Về trình độ phát triển KT-XH, thể hiện rõ ở việc nếu tiềm lực KT- XH của quốc gia và địa phương phát triển sẽ là điều kiện để nâng các mức ưu đãi, hỗ trợ cao hơn, dẫn đến thu hút được đáng kể lượng NNL chất lượng cao. Trong công tác hoạch định cũng có thể điều chỉnh các đối tượng tiêu chuẩn ngày càng cao, phù hợp với mức ưu đãi của chính sách.
Khi xây dựng, hoạch định chính sách cho mỗi một lĩnh vực mà xã hội, đất nước đòi hỏi, quan tâm thì chính sách đó phải trên cơ sở các định
hướng đặt ra của chiến lược phát triển KT-XH. Chính sách thu hút NNL chất lượng cao cho CQNN của mỗi địa phương cũng cần phải đặt trong chiến lược phát triển KT-XH của địa phương đó.
- Thứ ba, NNL trong CQNN của địa phương: Số lượng và chất lượng của NNL trong CQNN của địa phương sẽ là cơ sở của việc đưa ra số lượng và tiêu chuẩn của chính sách thu hút NNL trong thời gian tới, bởi nếu chất lượng và số lượng NNL trong CQNN của địa phương đã ở mức trung bình khá, nhu cầu thu hút không còn nhiều, mà lại thu hút một cách ồ ạt thì sẽ dẫn đến lãng phí các nguồn lực và về con người và vốn tài chính.
- Thứ tư, Các nguồn lực để thu hút: Mỗi địa phương cần phải có các nguồn lực về: tổ chức, con người, kinh phí và các nguồn lực khác như đất đai, nhà ở,…..để hỗ trợ, khuyến khích các đối tượng về làm việc. Trong đó nguồn tài chính đóng một vị trí quan trọng nhằm đảm bảo duy trì chính sách thực hiện các mục tiêu của chính sách đặt ra. Nếu địa phương có nguồn ngân sách dồi dào và ổn định sẽ tạo động lực to lớn để thu hút NNL chất lượng cao vào CQNN.
- Thứ năm, Sự cạnh tranh của các địa phương khác trong khu vực:
đây cũng là một vấn đề sẽ tác động trực tiếp đến công tác hoạch định và thực thi chính sách thu hút NNL chất lượng cao cho CQNN ở địa phương. Khi ban hành chính sách cần phải căn cứ cụ thể nội dung chính sách và tổ chức thực hiện của các địa phương khác. Điều đó sẽ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác trong khu vực, hơn nữa sẽ phải ban hành chính sách với các chế độ ưu đãi với mức thấp nhất phải tương đối hoặc cao hơn các địa phương khác để tạo được lợi thế cạnh tranh về thu hút NNL chất lượng cao. Công tác thực hiện cũng phải nhanh gọn, linh hoạt, không gây phiền hà, khó khăn cho các đối tượng thu hút.
- Thứ sáu: Điều kiện, môi trường làm việc và văn hóa công sở: Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong thu hút NNL chất lượng cao cho mọi tổ chức nói chung và CQNN nói riêng đó là: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất,
trang thiết bị như nhà ở công sở, diện tích làm việc, máy vi tính, máy in,….. phục vụ cho hoạt động của các CB, CC, VC một cách thuận tiện, hiệu quả nhất. Môi trường làm việc có mối quan hệ tác động qua lại trực tiếp với môi trường văn hóa của tổ chức. Văn hóa tổ chức là “chất keo” gắn kết những con người làm việc trong một tổ chức lại với nhau và gắn kết họ ở lại cống hiến và làm việc cho cơ quan, đơn vị.
Như vậy, có thể thấy chính sách thu hút NNL chấy lượng cao cho CQNN chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau và những yếu tố này tác động ở nhiều khía cạnh khác nhau, Nên khi hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách cần xem xét các yếu tố một cách cụ thể để chính sách đạt được hiệu quả tốt nhất.