Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ''''Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan nhà nước tỉnh ở Hòa Bình hiện nay (Trang 68)

- Về kết quả thực hiện

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, KT-XH của tỉnh chưa phát triển bền vững, trình độ dân trí không đồng đều, cơ sở vật chất còn thiếu, hệ thống giao thông và hạ tầng khác còn nhiều khó khăn đã tác động đến tâm lý và nguyện vọng của CB, CC, VC về công tác ở địa phương, cơ sở;

Thứ hai, Chưa có hệ thống văn bản riêng, một cơ chế quy định chung của Nhà nước về thu hút NNL chất lượng cao cho các CQNN, những nội dung này được quy định trong các văn kiện văn bản khác nhau của Đảng và Nhà nước nên việc xây dựng, ban hành chính sách của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại;

Thứ ba, Do chính sách thu hút, đãi ngộ người có trình độ, tài năng tại một số tỉnh, thành khác có điều kiện thực hiện tốt hơn và điều kiện ngân sách của tỉnh còn nhiều khó khăn nên chính sách hỗ trợ chưa thật sự thỏa đáng;

Thứ tư, Mức chênh lệch tiền lương trong môi trường công vụ với môi trường các doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh nước ngoài có chệnh

lệch khá xa, đó cũng là một trở ngại cho việc thu hút đối với những người có trình độ cao.

Thứ năm, Môi trường làm việc trong khu vực công không tạo điều kiện thuận lợi cho những người có năng lực cống hiến, sáng tạo, thậm chí còn có nhiều áp lực không phải trong giải quyết công việc đè nặng lên người có năng lực, đánh giá CB, CC, VC còn có xu hướng cào bằng, không đánh giá đúng năng lực, tôn vinh những kết quả đạt được và hạn chế cơ hội thăng tiến hơn so với làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước;

Thứ sáu, Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo nước ta còn kém, còn tồn tại tình trạng chạy theo bằng cấp, vì vậy mà chất lượng của các bằng cấp không cao. Đây là nguyên nhân mà nhiều đối tượng bằng cấp cao nhưng năng lực thực sự thì không có.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ''''Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan nhà nước tỉnh ở Hòa Bình hiện nay (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w