Đối tượng của chính sách

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ''''Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan nhà nước tỉnh ở Hòa Bình hiện nay (Trang 51)

6. Kết cấu của khóa luận

2.2.2.2. Đối tượng của chính sách

Chính sách được thực hiện một cách đồng bộ trong các CQNN từ cấp tỉnh đến cấp xã. Cụ thể:

- Thực hiện đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, các doanh nghiệp ở cấp tỉnh, cấp huyện, thị xã (kể cả các cơ quan hành chính, sự nghiệp thuộc ngành dọc của Trung ương và lực lượng vũ trang nhân dân trên địa bàn tỉnh).

- Chính quyền cơ sở xã, phường, thị trấn.

Chính sách thu hút, tiếp nhận, sử dụng tập trung vào các đối tượng sau: - Sinh viên tốt nghiệp Đại học hệ chính quy đạt loại giỏi ở các trường trong và ngoài nước;

- Sinh viên tốt nghiệp Đại học hệ chính quy đạt loại khá, trung bình khá ở các trường trong và ngoài nước, là con em DTTS của tỉnh Hòa Bình;

- Những người là CB khoa học kỹ thuật, CB quản lý, các doanh nhân, nghệ nhân có học hàm, học vị, có trình độ chuyên môn cao. [14]

Việc xác định các đối tượng thuộc diện chính sách thu hút, tiếp nhận trên đây cho thấy sự đúng đắn của chính sách, luôn bám sát vào thực tế của tỉnh để đưa ra đối tượng của chính sách. Là một tỉnh miền núi, năng lực CB, CC, VC còn hạn chế và đặc biệt là người DTTS chiếm tỷ lệ lớn, nên cần có sự ưu tiên trong quá trình thu hút bao gồm cả “sinh viên tốt nghiệp Đại học hệ chính quy đạt loại khá, trung bình khá ở các trường trong và ngoài nước, là con em DTTS tỉnh Hòa Bình”, điều quan trọng là biết bố trí, sắp xếp phù hợp với trình độ, năng lực. Tuy nhiên, còn một số đối tượng là những người có trình độ năng lực có tiềm năng thu hút cao nhưng chưa được nhắc tới đó là sinh viên xuất sắc và học sinh phổ thông trung học trên địa bàn tỉnh thi học sinh giỏi đạt giải nhất cấp tỉnh, học sinh giỏi cấp quốc gia, đạt giải quốc tế mà thi đỗ đại học vào các ngành nghề mà tỉnh cần thu hút. Đây là đối tượng cần thu hút khi CB, CC trong tỉnh còn thiếu và họ có cơ hội cống hiến cho quê hương, có khả năng làm việc lâu dài cho CQNN. Đối với đối tượng học sinh phổ thông trung học, quan trọng là phải xây dựng cơ chế hỗ trợ, cam kết sau khi ra trường với đối tượng và gia đình đối tượng đó. Đây cũng là một hình thức tạo nguồn hiệu quả. Ngoài ra, chất lượng cuộc sống được nâng cao, trình độ dân trí của người dân cũng nâng lên nhanh chóng, nếu hiện nay áp dụng cả các đối tượng Trung bình khá thì số lượng rất lớn, nên chính sách mới cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Bên cạnh xác định đối tượng áp dụng, chính sách cũng đã nêu được rất cụ thể các điều kiện mà đối tượng nêu trên cần phải đáp ứng để trở thành CB, CC thuộc diện thu hút:

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, sức khỏe tốt; chấp hành sự phân công, bố trí công tác của tỉnh Hòa Bình theo nghề nghiệp.

- Có năng lực để tham mưu đề xuất, tư vấn và tổ chức triển khai thực hiện những nội dung thiết thực đối với sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh.

- Về độ tuổi: Thạc sỹ, đại học mới tốt nghiệp ra trường, tuổi đời nam, nữ không quá 30; Tiến sỹ không quá 45 tuổi.

- CB khoa học kỹ thuật, CB quản lý kinh tế, các doanh nhân, nghệ nhân…. có học hàm, học vị, có trình độ chuyên môn cao được đào tạo hệ chính quy tập trung hoặc có kinh nghiệm, tay nghề giỏi đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thì tuổi đời không quá 50 đối với nam, 45 đối với nữ.

- Có ngành nghề được đào tạo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Chấp hành sự phân công công tác theo nghề và tự nguyện cam kết làm việc tại tỉnh trong giai đoạn 2005-2015. Với danh mục ngành nghề cụ thể sau:

Bảng 2.3: Danh mục ngành nghề được tỉnh Hòa Bình ưu tiên tiếp nhận, bố trí công tác (Kèm theo Nghị quyết số 35/2005/NQ-HĐND của HĐND

tỉnh Hòa Bình)

STT NGÀNH –

LĨNH VỰC CHUYÊN NGÀNH – NGHỀ ĐÀO TẠO 1 Hành chính nhà nước 1. Cử nhân hành chính 2. Quan hệ quốc tế 2 Khoa học – Công nghệ và Môi trường 1. Công nghệ sinh học

2. Công nghệ chế biến gỗ và sản phẩm lâm nghiệp; Công nghệ chế biến và bảo quản lương thực; Công nghệ chế biến và vảo quản thực phẩm; Công nghệ chế biến và bảo quản nông sản.

3. Công nghệ dược và bào chế thuốc 4. Môi trường dân cư và đô thị

5. Công nghệ phần mềm máy tính, lý thuyết cơ sở dữ liệu và hệ thông tin

3 Quản lý kinh tế

1. Kinh tế nông lâm; Kinh tế công nghiệp; Kinh tế thủy sản; Kinh tế du lịch; Kinh tế thương mai và dịch vụ; Kinh tế thủy lợi; Kinh tế giao thông vận tải; Kinh tế kế hoạch; Kinh tế lao động; Tài chính – tín dụng.

2. Quản lý đất đai

4 Kỹ thuật 1. Kiến trúc; Kiến trúc công nghiệp; Kiến trúc nhà ở và công trình công cộng; Kiến trúc nông thôn; Quy hoạch vùng và nông thôn; Quy hoạch đô thị và điểm dân cư.

2. Bảo vệ thực vật; Chăn nuôi; Thú y; Lâm nghiệp

3. Xây dựng công trình thủy lợi; Xây dựng công trình cấp thoát nước; Xây dựng dân dụng và khu công nghiệp

4. Cầu đường bộ; Vận tải đường thủy và khai thác cảng 5. Khai thác thủy sản

5 Văn hóa xã hội

1. Dược sỹ, bác sỹ và kỹ thuật viên cao cấp y 2. Khoa học giáo dục

3. Cử nhân văn hóa chuyên ngành Văn hóa dân tộc Như vậy, Chính sách xác định các lứa tuổi đối với các đối tượng là khá phù hợp với tiến độ và giai đoạn học tập của Thạc sỹ, Tiến sỹ. Đặc biệt, chính sách đã xác định rõ ràng được các ngành nghề, lĩnh vực mà tỉnh còn thiếu và xác định là ngành nghề quan trọng, phục vụ cho yếu tố chính trị, phát triển KT-XH của tỉnh để tuyển dụng. Tuyển dụng có kế hoạch, nội dung cụ thể chứ không thu hút một cách tràn lan dẫn đến tình trạng ngành thừa nhân lực và ngành lại thiếu nhân lực. Đây là một ưu điểm lớn của chính sách. Tuy nhiên, nhu cầu của xã hội thay đổi, xu thế ngành nghề cũng thay đổi dẫn đến tình trạng một số ngành, nghề ưu tiên thu hút không còn phù hợp.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ''''Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan nhà nước tỉnh ở Hòa Bình hiện nay (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w