Khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn tổ chức sản xuất chương trình của các đơn vị: Nội dung chương trình Thế hệ tôi được đánh giá cao, thể

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ BÁO HÌNH TRONG XU THẾ XÃ HỘI HOÁ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH (Trang 60)

trình của các đơn vị: Nội dung chương trình Thế hệ tôi được đánh giá cao, thể hiện năng lực tư duy, phát hiện đề tài, triển khai kịch bản và tổ chức thực hiện. Đây cũng là những năng lực cơ bản, quan trọng của một nhà báo truyền hình trong tương lai.

“Thế hệ Tôi” được xây dựng trên ý tưởng của những người thực hiện chương trình, chưa từng có phiên bản ở các chương trình khác, với Format “thuần Việt” mới mẻ.. Hiện tại, trên các kênh sóng của Đài Truyền hình Việt Nam có rất nhiều chương trình mua bản quyền của nước ngoài sau đó chỉnh sửa cho phù hợp với phong cách và điều kiện ở Việt Nam. Với format giản dị, không màu mè nhưng

“Thế hệ Tôi” vẫn tạo được sự hấp dẫn đối với khán giả.

Đề tài phong phú: Các đề tài mà “Thế hệ Tôi” đề cập khá phong phú và đa dạng. Đó là những vấn đề xã hội đặc biệt là giới trẻ quan tâm. Trong 25 số của các trường sản xuất trọn gói đã phát sóng, có thế thống kê các đề tài sau:

Giảng đường, học tập: Ôn thi cấp tốc, Khai tử ban C , Vấn đề việc làm cho du học sinh khi về nước, Trò chấm điểm thầy, Trường chuyên và bệnh “luyện gà”,

Tình trạng lấn chiếm giảng đường cho thuê làm dịch vụ, Vay vốn học tập – Sinh viên trả thế nào?

Đời sống xã hội: Cầu duyên; Văn hóa “yêu” nơi công cộng, 8X - 9X ; Bạn trẻ với bầu cử quốc hội; Bạn trẻ và thuốc lá; Kinh doanh đa cấp; Bạn gái ra ở riêng;

Kết hôn sớm ở nông thôn; Giới trẻ với Internet; An toàn giao thông với người khuyết tật; Nhà trọ - nỗi lo của sinh viên; Bạn trẻ và các vấn đề chính trị của đất nước

Văn hóa, giải trí: Beat box ; Sữa chua “Ông già tóc bạc”; Nhà sách số 5 Đinh Lễ ; Hiệu sách Đông Tây và Thư quán; Graffity, Thư viện điện ảnh; Cà phê Game

;Chuyên đề văn học mạng ; Khắc pha lê; Dù lượn . Thú chơi con dấu ; Thời trang giấy ; Trào lưu Manga trong giới trẻ ; Trang trí cà phê ; Du lịch giá rẻ

Nội dung vừa đƣợc xây dựng theo phong cách chính luận sâu sắc, vừa nhẹ nhàng, trẻ trung, dễ tiếp nhận. Thế mạnh của “Thế hệ Tôi” không phải là tính cập nhật của thông tin. Bởi vì đây là chương trình tạp chí, phát hàng tuần. Thế mạnh của chương trình chính là cách nhìn nhận, cách lý giải các vấn đề được đặt ra. Chính những sinh viên đang theo học ngành Báo chí của các trường Đại học, Cao đẳng, những người trực tiếp thực hiện chương trình với con mắt của người trẻ tuổi sẽ có cách nhìn nhận vấn đề rất riêng. Họ chính là những người trong cuộc, thậm chí tham dự vào các vấn đề, sự kiện ấy.

Mỗi phần của “Thế hệ Tôi” có những điểm mạnh riêng. Nếu như phần “Tôi thấy” là sự phát hiện các vấn đề có tính thời sự thì phần “Tôi tranh luận” hấp dẫn người xem bằng cách lí giải các vấn đề ấy ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ. Còn phần “Tôi có” lại đem tới cho khán giả sự giả trí thoải mái với cách thể hiện trẻ trung, sinh động. “Chia sẻ cùng tôi” có một sức hấp dẫn riêng. Những câu chuyện cảm động, những sẻ chia tâm sự thật lòng của các bạn trẻ về bản thân, về cuộc sống, gia đình, bạn bè, sự nghiệp, tình yêu được thể hiện một cách sâu lắng và cảm động để lại những dư vị khó quên trong lòng khán giả.

Ví dụ 1: Số (Ngày 1/11/2008) với chủ đề “Trò chấm điểm thầy”. Phần

“Tôi thấy” (3 phút) đưa ra một vài mô hình các trường đã áp dụng hình thức này như: Trường Đại học Dân lập Thăng Long, Trung tâm Bách khoa Aptech. Phóng sự ngắn gọn, cô đọng đủ để cho khán giả có được cái nhìn cơ bản về vấn đề này. Thông tin được đưa ra không nhiều nhưng chi tiết, cụ thể: Các trường đã thực hiện quy chế “Trò đánh giá, nhận xét thầy, cô giáo” từ khi nào, quy tình thực hiện ra sao, các tiêu chí đánh giá là gì, có bổ sung sửa chữa qua các năm hay không?... Phần “Tôi tranh luận” (8 phút) dành để các khán giả tự bày tỏ các suy nghĩ, ý kiến của mình xung quanh vấn đề này. Phần này được chia làm 3 luận điểm nhỏ: Thứ nhất: Trò chấm điểm thầy – Những ý kiến khác nhau. Thứ 2: Có phù hợp với truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Thứ 3: Làm thế nào để mang lại hiệu quả? Xen

kẽ giữa các cụm phỏng vấn là Clip ngắn hoặc người dẫn chương trình (MC) lên hình lý giải thêm cho phần bình luận thêm sắc sảo. Ở đây có ba lần MC lên hình và một clip ngắn 30 giây. Sau một loạt phỏng vấn các ý kiến về việc Trò chấm điểm thầy, có người đồng tình, có người phản đối. MC dẫn: “Ở Mỹ và các nước phương Tây, trò chấm điểm thầy là việc phổ biến. Đây là quan điểm giáo dục của một Giáo sư giảng dạy ở nhiều trường Đại học ở Anh và Mỹ: “Nếu chấp nhận quan điểm giáo dục là một ngành kinh doanh, khi đó giảng viên là người làm thuê và sự hài lòng của khách hàng (ở đây là sinh viên) là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công”. Nhưng ở phương Đông, hình ảnh người thầy là một biểu tượng thiêng liêng và tôn kính. Rất nhiều người trong số chúng ta sẽ không muốn làm mất đi hình tượng ấy”. Sau đó là clip ngắn các hình ảnh về trường học xưa, nhấn mạnh truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Và đến cuối cùng, để kết thúc phần tranh luận sôi nổi là kết luận của những người làm chương trình, thông qua phát ngôn viên là MC: “Nâng cao chất lượng giáo dục đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Mong rằng mỗi chủ chương của ngành giáo dục đều mang lại hiệu quả như mong muốn. Trước khi kết thúc chủ đề này, chúng tôi muốn nói thêm một điều với các bạn trẻ trên giảng đường: “Chúng ta đang ngày càng được tin tưởng hơn, tôn trọng hơn. Hãy hiểu thật đúng vai trò và quyền lợi của mình khi cầm trên tay những phiếu nhận xét giảng viên. Đừng để những lá phiếu trở thành vô cảm!”. Những lời nhắn nhủ đến các bạn trẻ không phải là những điều khô cứng, những lời răn dạy của người bề trên mà là những lời tâm sự của những bạn trẻ cùng trang lứa. Vì thế nó dễ thấm thía, dễ đi vào lòng công chúng.

Ví dụ 2: Phần “Tôi có” giới thiệu môn thể thao dù lượn ( Ngày 20/9/2007). Những hình ảnh đẹp mà các phóng viên ghi lại được tại Cửa Lò – Nghệ An thực sự hấp dẫn khán giả. Nếu được xem phóng sự này khó có thể quên hình ảnh chiếc dù lượn chao nghiêng giữa nền trời xanh ngắt và nắng vàng. Cách thể hiện trẻ trung, thông minh đó là sự nhập cuộc của phóng viên cùng với các vận động viên

tạo ra sự mới mẻ cho phóng sự này. (Vì vậy có thể gọi đây là một phóng sự thực tế). Và những câu trả lời phỏng vấn của các nhân vật trong phóng sự cũng hết sức tự nhiên. Ngoài ra, điểm hấp dẫn của phóng sự này là biên tập đã chọn được nhạc nền rất phù hợp, tạo tiết tấu nhanh, sôi động.

Ví dụ 3: “Chia sẻ cùng tôi” là những phóng sự để lại những dư âm sâu lắng nhất trong lòng người xem, thường là những chân dung của các bạn trẻ có những tài năng hay số phận đặc biệt. Có thể đó là tâm sự của một bạn trẻ khuyết tật nhưng yêu cuộc sống, luôn khát khao vươn lên, hay là bức thư gửi người bạn trai của một bạn gái đang theo học ngành giáo dục đặc biệt, là những nghĩ suy, trăn trở khi xem vở kịch “Ngôi nhà búp bê” giàu giá trị nhân văn… Xin đưa ra đây một ví dụ “Chia sẻ cùng tôi” trong số ngày 23/8/2007. Đây là một phóng sự khá sáng tạo trong nội dung cũng như cách thể hiện. Trải suốt phóng sự là tâm sự của một chàng thanh niên sinh ra và lớn lên ở một làng quê nghèo vùng đồng bằng bắc bộ đang sống ở thành phố đông đúc, ồn ào xe cộ. Dòng tâm sự bắt nguồn từ tiếng gà chào ngày mới – một điều giản dị, gần gũi mà đôi khi ta lại lãng quên. “Nghĩ tiếc cho mình và bạn bè có những ngày nhàm chán và vô nghĩa, không hoài bão, không khát vọng…Thật hạnh phúc cho những ai mỗi sớm thức dậy thấy cuộc sống đầy ý nghĩa đang đón chờ mình”. Cuối phóng sự là lời nhắn nhủ vừa ngộ nghĩnh vừa sâu sắc: “Những chú gà vẫn hàng ngày gáy sáng bất kể hoàn cảnh nào các chú vẫn biết mình phải làm gì. Thật buồn cười nhưng bỗng nhận ra mình nhiều lúc không có khí thế bằng một chú gà. Một việc làm giản dị, trách nhiệm đúng với khả năng của mình, cống hiến cho cộng đồng, điều này đâu có khó với một người trẻ tuổi. Có thể phỏng vấn chú gà một câu nữa không nhỉ? “Anh tự hào về bản thân mình chứ?”. Chú gà chất phác trả lời: “Đã là gà trống là phải gáy thôi!”. Thành công của phóng sự này chính là hình ảnh quay đẹp, chân thực, sinh động, giàu ý nghĩa. Nhưng điểm quan trọng hơn chính là những sẻ chia giản dị nhưng

không kém phần chân thành, sâu sắc. Đó là những lời tâm sự của một người trẻ tuổi với các bạn cùng trang lứa. Vì thế nó dễ dàng được tiếp nhận và đồng cảm.

Các đơn vị đã xây dựng đƣợc một Thế hệ tôi đa phong cách. Thông thường các nhóm sản xuất ở Đài Truyền hình chỉ có khoảng 3 đến 5 người. Cụ thể như ở VTV6, ví dụ chương trình “Sinh ra từ làng” có bốn người, chương trình

“Nối mạng ý tưởng” có ba người, chương trình “Vitamin C” cũng chỉ có ba đến bốn người… Vì thế khó tránh khỏi sự lặp lại phong cách nếu như những người làm chương trình không thực sự sáng tạo, không thực sự tìm tòi. Còn “Thế hệ Tôi” lại có điểm khác biệt. Đó là sự tham gia của nhiều các nhóm sản xuất chương trình với khá nhiều các thành viên. Mỗi người có một sự sáng tạo riêng, một phong cách riêng khiến cho chương trình thêm nhiều màu sắc. Có thể nhận thấy chương trình của mỗi trường sản xuất có những điểm khác biệt thú vị: Khoa BC&TT có thế mạnh về lời bình sinh động, hấp dẫn, âm nhạc trẻ trung, hiện đại. Còn điểm mạnh nhất của Khoa PTTH chính là tính logic, mạch lạc, thông minh khi giải quyết các vấn đề.

Đa phong cách ở đây còn có bao gồm cả dẫn chương trình. Khi các trường tự sản xuất thì sử dụng luôn MC là sinh viên trường mình. Chính vì vậy có không ít các bạn sinh viên được thử sức trong vai trò mới mẻ, hấp dẫn này. Một số bạn đã khá thành công, có thể kể tới Mai Quyên, Hồng Lĩnh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), Quỳnh Chi, Thu Yến (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội). Những gương mặt trẻ trung vẫn còn chưa “dạn” trước máy quay nhưng lại đem tới sự tò mò, thích thú cho khán giả, đem lại sức sống mới mẻ cho chương trình.

Những thông điệp mà “Thế hệ Tôi” gửi tới cho công chúng đều mang ý nghĩa sâu sắc, nhắn nhủ đến các bạn trẻ những thông điệp nhân văn, khiến người trẻ tuổi phải suy nghĩ và nhận ra những giá trị đích thực của cuộc sống. Khi lắng nghe những dòng tâm sự của một bạn gái chọn ngành giáo dục đặc biệt, nguyện

cống hiến cuộc đời mình dạy dỗ các trẻ em khuyết tật hẳn khán giả sẽ thấy trân trọng và cảm phục cô bạn nhỏ bé này hơn . Khó ai có thể dửng dưng khi lắng nghe những dòng tâm sự giàu cản xúc như thế này: “Trước đây em nghĩ con đường đến với trẻ khuyết tật là tình thương, nhưng sự thực không phải chỉ có thế. Nó còn là tâm huyết, là sự kiên trì và năng lực sư phạm (kể thêm về cách mà bạn ấy trau dồi năng lực sư phạm). Ba năm trôi qua, dường như em đã trưởng thành hơn. Chính em cũng học được từ chúng nghị lực phi thường, học được cách đối diện với khó khăn và khát khao được sống có ích… Mỗi người đều có một con đường để đi, một mục tiêu để phấn đấu nhưng em tin rằng nếu chúng ta không ngừng đam mê và quyết tâm đi theo con đường đã chọn thì chắc chắn thành công sẽ đến. Yêu thương cho đi là yêu thương lại về…”. Quan trọng là nhận ra trong cuộc sống xung quanh ta có rất nhiều những con người tốt đẹp, có rất nhiều sự hi sinh thầm lặng đáng trân trọng.

Sự tìm tòi sáng tạo trong việc thể hiện hình thức tác phẩm, hƣớng dần tới chuyên nghiệp: Hình cắt, hình hiệu: “Thế hệ Tôi” là một trong những chương trình của VTV6 có hình cắt, hình hiệu đẹp nhất, phù hợp với nội dung. Với các hình ảnh thực (ở hình hiệu) kết hợp với kĩ sảo và đồ họa được dựng với tiết tấu nhanh, màu sắc rực rỡ đã thu hút được sự chú ý của khán giả.

 Nhạc cắt, nhạc hiệu: Sôi động, nổi bật, tạo sự hấp dẫn ngay từ đầu cho chương trình.

 Hình thức thể hiện: Ít sử dụng kĩ sảo hay đồ họa cầu kì, không có trường quay hoành tráng, thế mạnh của chương trình này chính là sự giản dị. Với những phóng sự mà “Thế hệ Tôi” sử dụng thì sự chân thực của hình ảnh chính là điều quan trọng nhất. Những khuôn hình của cuộc sống được các bạn sinh viên ghi lại một cách tự nhiên, sống động. Các phần của chương trình có những cách thể hiện khác nhau tránh cho khỏi nhàm chán. Nếu như phần “Tôi thấy” các phóng sự thường được dựng theo cách làm của thời sự thì “Tôi có” lại thiên về cách dựng của các

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ BÁO HÌNH TRONG XU THẾ XÃ HỘI HOÁ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)