1.2.1 Quan điểm về chất lƣợng trong giáo dục đại học
Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo... một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người. Về cơ bản, ĐT là giảng dạy và học tập trong nhà trường, gắn với giáo dục đạo đức, nhân cách. Kết quả và trình độ được ĐT (trình độ học vấn) của một người còn do việc tự ĐT của người đó thể hiện ra ở việc tự học và tham gia các hoạt động xã hội, lao động sản xuất rồi tự rút kinh nghiệm của người đó quyết định. Chỉ khi nào quá trình ĐT được biến thành quá trình tự ĐT một cách tích cực, tự giác thì việc ĐT mới có hiệu quả cao. Tuỳ theo tính chất chuẩn bị cho cuộc sống và cho lao động, người ta phân biệt ĐT chuyên môn và ĐT nghề nghiệp. Hai loại này gắn bó và hỗ trợ cho nhau với những nội dung do các đòi hỏi của sản xuất, của các quan hệ xã hội, của tình trạng khoa học, kĩ thuật và văn hoá của đất nước. Khái niệm giáo dục nhiều khi bao gồm cả các khái niệm ĐT. Có nhiều dạng ĐT: ĐT cấp tốc, ĐT chuyên sâu, ĐT cơ bản, ĐT lại, ĐT ngắn hạn, ĐT từ xa, v.v. Đào tạo nghiệp vụ là làm cho đối tượng trở thành người có năng lực, có khả năng làm việc theo những tiêu chuẩn nhất định, có biện pháp thực hiện công việc chuyên môn của 1 nghề.
Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng nhất của tất cả các trường đại học. Do đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở
đào tạo đại học nào. Nhằm thực hiện những nhiệm vụ và các giải pháp phát triển giáo dục, ngày 01/11/2007Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký quyết định ban hành “Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng”. Đánh giá chất lượng đào tạo sẽ trở thành một hoạt động tích cực tại các trường Đại học trên cả nước với việc thành lập các Trung tâm Đánh giá chất lượng đào tạo từ cấp Bộ xuống tới từng trường. Điều này thể hiện tầm quan trọng và quyết tâm của Nhà nước trong việc đổi mới giáo dục nói chung và công tác đào tạo tại các trường Đại học nói riêng. Mặc dù có tầm quan trọng như vậy nhưng chất lượng vẫn là một khái niệm khó định nghĩa, khó xác định, khó đo lường và có nhiều cách hiểu. Theo Nghiên cứu mang tên: “Đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên của trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh” của hai tác giả ThS.GVC Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và CN. Nguyễn Thị Thanh Thoản đưa ra một số cách hiểu về chất lượng trong giáo dục như sau:
- Khi chính phủ xem xét chất lượng, trước hết họ nhìn vào tỉ lệ đậu/rớt, những người bỏ học và thời gian học tập. Chất lượng dưới con mắt của chính phủ có thể miêu tả như “càng nhiều sinh viên kết thúc chương trình theo đúng hạn quy định, với chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, và với chi phí thấp nhất”
- Những người sử dụng, khi nói về chất lượng, sẽ nói về kiến thức, kỹ năng và đạo đức trong suốt quá trình học tập: “sản phẩm” bị thử thách chính là những cử nhân, kỹ sư.
- Đội ngũ cán bộ giảng dạy sẽ định nghĩa chất lượng như là “đào tạo hàn lâm tốt trên cơ sở chuyển giao kiến thức tốt, môi trường học tập tốt và quan hệ tốt giữa giảng dạy và nghiên cứu”.
- Đối với sinh viên, chất lượng liên hệ đến việc đóng góp vào sự phát triển cá nhân và việc chuẩn bị cho một vị trí xã hội. Giáo dục phải kết nối với mối quan tâm cá nhân của người sinh viên.
Vì vậy chúng ta có thể nói rằng “chất lượng được xác định bởi sự thỏa thuận giữa các bên liên quan về những yêu cầu mong muốn. Giáo dục đại học phải cố gắng hoàn thành càng nhiều ước muốn càng tốt và điều này phải thể hiện trong những mục đích và mục tiêu đào tạo”.[ 14,tr.1-2 ]
Sự phù hợp giữa việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp với ngành nghề được đào tạo là thể hiện một cách thiết thực trên thực tế mục tiêu đề ra: đào tạo gắn với sử dụng. Đây là mục tiêu hết sức quan trọng của giáo dục đại học, nhằm tránh lãng phí nguồn nhân lực. Việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp là vấn đề bức thiết, được cả xã hội quan tâm. Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học. Vì thế, đánh giá chính xác khả năng tìm việc làm, mức độ phù hợp với ngành nghề được đào tạo của sinh viên sau khi tốt nghiệp là việc làm rất cần thiết. Đây có thể coi là sự phản biện của xã hội đối với “sản phẩm” đào tạo của các nhà trường. Kết quả khảo sát của Dự án Giáo dục đại học cho thấy, chỉ có khoảng 60% sinh viên trả lời đã tìm được việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng (trong đó khoảng 20% trả lời là việc làm rất phù hợp); 30% sinh viên tìm được việc làm ít sử dụng đến chuyên môn được đào tạo. Số còn lại là có việc làm không liên quan đến chuyên ngành được đào tạo. Vấn đề cấp thiết được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo các cấp trong ngành Giáo dục bậc Đại học những năm gần đây là cần phải đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội, hướng tới nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển đất nước, tiến nhanh và vững chắc, theo kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Đào tạo không đáp ứng nhu cầu xã hội, chỗ thừa, chỗ thiếu, thừa người không sử dụng được, thiếu người có chuyên môn cao… tất cả đều làm lãng phí tài chính, chất xám và thời gian của
đất nước. Nếu không tích cực đẩy mạnh xu hướng này thì có khả năng sẽ ảnh hưởng tới tốc độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong tương lai.
Đảm bảo chất lượng cho giáo dục đại học là hoạt động cần thiết nhằm cung cấp cho sinh viên tốt nghiệp có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Hoạt động đào tạo nhân lực làm truyền hình tại các trường Đại học nước ta cũng chịu tác động của yêu cầu cấp thiết này.