Quan điểm về đào tạo nhân lực làm báo hình tại các trƣờng Đại học Việt Nam

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ BÁO HÌNH TRONG XU THẾ XÃ HỘI HOÁ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH (Trang 29 - 31)

Việt Nam

Hiện nay, cả nước có 04 cơ sở đào tạo Báo chí truyền hình là Khoa Phát thanh – Truyền hình (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), Khoa Báo chí và Truyền thông (Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội), Khoa Báo chí và Truyền thông (Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Thành phố Hồ Chí Minh), Bộ môn Báo chí – Truyền thông (Đại học Khoa học Huế). Có 02 mô hình đào tạo được thực hiện ở 04 cơ sở này: phân chuyên ngành và không phân chuyên ngành. Chỉ có Khoa Phát thanh – Truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền có chương trình đào tạo chia chuyên ngành. Như vậy có hai nét đặc trưng riêng đối với sinh viên của hai mô hình đào tạo này. Một là sinh viên được đào tạo lý luận và nghiệp vụ báo hình trên cơ sở các học phần tương đương với các loại hình báo chí truyền thông khác (báo in, báo phát thanh, báo điện tử, báo ảnh) trong cùng khóa học. Hai là sinh viên được trang bị chuyên sâu về kiến thức truyền hình. Ở mỗi mô hình đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. Nhóm sinh viên thứ nhất sẽ được trang bị phông kiến thức nền về lĩnh vực khoa học xã hội –chính trị - kinh tế - văn hóa khá đầy đủ, tuy nhiên các kĩ năng chuyên biệt của mỗi loại hình báo chí vì thế không được chuyên sâu. Ngược lại, nhóm sinh viên thứ hai sẽ tập trung vào hệ thống

nghiệp vụ chuyên biệt, như Phát thanh, Truyền hình hoặc báo in, báo điện tử. Khả năng tìm kiếm việc làm của các đối tượng sinh viên cũng không đồng nhất. Trong khi với những sinh viên có kiến thức tổng hợp tốt sẽ có cơ hội việc làm đa dạng thì sinh viên nhóm thứ hai chỉ thích ứng được với chuyên ngành hẹp của mình.

Bất cứ hành động có mục đích nào của con người đều phải dựa trên 2 yếu tố: kinh nghiệm và lí thuyết. Từ trước đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về đào tạo nhân lực nghề báo nói chung và báo hình nói riêng:

Một là hoạt động báo chí truyền hình là một hoạt động thuộc lĩnh vực đặc thù về kĩ năng, cần gắn liền với năng khiếu, người làm báo phải có khả năng bẩm sinh: phát hiện ra những điều người bình thường ko phát hiện được; thông qua các phương tiện để thể hiện thành tác phẩm và truyền tải đến công chúng. Vì vậy yêu cầu chọn lựa người có năng khiếu. Thực tế VN có 1 bộ phận ko nhỏ đến với nghề báo hình theo con đường này – không cần đào tạo cơ bản từ trước, học theo phương thức truyền nghề, phát huy năng khiếu, tích lũy kinh nghiệm để phát triển.

Hai là làm báo hình là 1 nghề hoạt động xã hội, có tác động lớn vào quá trình hình thành và phát triển của các hệ tư tưởng, thẩm mỹ đối với xã hội, cần phải được đào tạo chuyên nghiệp, trang bị hệ thống kiến thức nền rộng, lý thuyết và kĩ năng, nên nhiều khoa đào tạo BC chỉ tập trung chủ yếu đến việc kiểm tra kiến thức nền khi tuyển sinh. Khi học được trang bị kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp một cách “hàn lâm”. Việc tập nghề và môi trường tập nghề còn hạn chế cả về phương pháp, thời gian và các hoạt động có tính chuyên nghiệp. Chương trình đào tạo lại bị gò ép theo những tiêu chí, quy chuẩn có tính bao cấp của cả hệ thống đại học truyền thống.

Thực tế cho thấy cả 2 quan điểm trên đều có những ưu điểm và hạn chế. Một số vấn đề chung cần đặt ra về đào tạo người làm báo đã tồn tại trong một thời gian dài là: Tỷ lệ, thời lượng thích hợp giữa các môn hàn lâm và các môn nghiệp

vụ ứng dụng, giữa nội dung lí thuyết và thực hành tác nghiệp thực tế, giữa nội dung đào tạo về nghề nghiệp và năng lực tiếp cận thực tế, nhận thức và phản ánh cuộc sống một cách trung thực đúng đắn. Tỷ lệ, thời lượng thích hợp giữa chuyên ngành hẹp với các chuyên ngành khác trong toàn bộ lý thuyết về truyền thông đại chúng. Cần tính toán khả năng người làm báo tương lai có thể di dịch công việc từ loại hình này sang loại hình khác- một thực tế càng trở nên phổ biến.

Hiện nay, các cơ sở đào tạo nghề báo nói chung và truyền hình nói riêng đã có những chuyển biến quan trọng trong quan điểm, tổ chức và triển khai thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục. Những điểm còn hạn chế, bất hợp lý đang trong quá trình chỉnh sửa, tiến tới hoàn thiện chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận thực tế, hiện đại và đáp ứng nhu cầu xã hội.

Kinh tế thị trường phát triển là môi trường tốt cho báo chí phát triển. Nghề báo hình nước ta đang phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo nhân lực tham gia. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức lớn đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực báo hình tại các cơ sở đào tạo bậc đại học. Trong tương lai, nhiều khả năng các trường, các trung tâm đào tạo nghiệp vụ truyền hình mới được thành lập, các cơ quan báo chí truyền thông sẽ có hướng tự đào tạo nguồn nhân lực theo điều kiện, yêu cầu của mình… Chính vì vậy, xu thế cạnh tranh trong công tác đào tạo nguồn nhân lực báo chí truyền thông hiện nay và trong tương lai sẽ ngày càng gay gắt.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ BÁO HÌNH TRONG XU THẾ XÃ HỘI HOÁ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH (Trang 29 - 31)