VTV6 là một kênh truyền hình mới của Đài Truyền hình Việt Nam, lên sóng bắt đầu từ 29/4/2007. Hiện tại VTV6 phát trên kênh 10 của Truyền hình Cáp Việt Nam. Lần đầu tiên ở Việt Nam có một kênh truyền hình dành riêng cho giới trẻ. Trước VTV6 chưa có một kênh truyền hình nào dành riêng cho người trẻ, trong khi họ lại chiếm phần đông dân số, là lực lượng chính tạo ra động lực phát triển của xã hội. Bà Tạ Bích Loan – Giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên VTV6 cho biết: “VTV6 ra đời đã là hơi muộn, nhưng muộn vẫn còn hơn không. Chúng ta vẫn chưa có cách nói với thanh niên một cách hợp lý, vẫn là cách giảng dạy đạo đức của người lớn với trẻ con. Mà thanh niên ngày nay thì không thích như thế, chúng tôi phải tìm cách khác để nói với họ, và lắng nghe họ nói. Quả thật là vấn đề khó khăn. Nhưng chúng tôi có lòng tin và sự quyết tâm, chúng tôi sẽ thành công, cho dù hiệu ứng xã hội không thể mạnh mẽ được như khi VTV3 xuất hiện”.
Có khoảng 20 người chuẩn bị cho sự ra đời của VTV6, hầu hết là nhân lực của VTV3 chuyển sang và một số nhân lực từ các chuyên mục khác trong đó có cả những sinh viên vừa mới ra trường hoặc vẫn đang theo học các trường Đại học. Các phóng viên, biên tập viên, quay phim của VTV6 đều là những người trẻ tuổi, năng động và giàu sức sáng tạo.
Khi kênh VTV6 – Đài Truyền hình Việt Nam ra đời, các biên tập viên đã có những sự chuẩn bị về khung các chương trình sẽ thực hiện. Một trong số đó là
“Thế hệ Tôi” với mục tiêu xã hội hóa, cụ thể là bắt tay hợp tác với các cơ sở đào tạo báo chí trong nước. Chương trình sẽ đem tới cho khán giả những góc nhìn mới mẻ của các nhà báo tương lai. Ngoài ra, sinh viên theo học chuyên ngành truyền hình ở các trường đại học luôn có những bài thực hành, sáng tạo những tác phẩm hoàn chỉnh.
“Thế hệ tôi” là chương trình mang tính chính luận cao nhất của VTV6, ra đời và lên sóng cùng với thời điểm của kênh. Nội dung chương trình bám sát và phản ánh các vấn đề của giới trẻ. Bằng những lập luận chặt chẽ, cách triển khai vấn đề logic, các luận cứ, luận điểm thuyết phục, chương trình đã góp phần giáo dục và định hướng lối sống đúng cho các bạn trẻ hiện nay. Chương trình ra đời đã tạo ra một diễn đàn cho giới trẻ nói lên tiếng nói của mình về những vấn đề chính trị, xã hội liên quan tới giới trẻ. Qua đó, những người làm công việc giáo dục, phụ huynh sẽ hiểu hơn suy nghĩ, quan điểm sống của các em để kịp thời đưa ra định hướng đúng đắn.
“ Thế hệ tôi” là chương trình đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam có sự tham gia sản xuất chính của sinh viên các trường Báo chí. Sự hợp tác sản xuất đã đem tới cho chương trình những thành công nhất định, đồng thời tạo ra cho sinh viên các trường Báo chí một sân chơi thực hành nghề nghiệp. Điều đó cho thấy “xã hội hoá” truyền hình một xu thế tất yếu của truyền hình Việt Nam đã được các cơ sở đào tạo nghề báo, đặc biệt là có khả năng sản xuất các chương trình truyền hình tích cực tham gia. Th.S, Nhà báo Đỗ Bạch Dương, Trưởng phòng Nội dung 1 – VTV6 - Đài THVN cho biết : “Có 3 đơn vị đào tạo báo chí tại miền Bắc tham gia: Khoa phát thanh truyền hình Học viện báo chí và Tuyên Truyền; Khoa Báo chí, Đại học KHXH và NV, Trường Cao Đẳng Truyền hình. Khu vực phía Nam có mời Khoa Báo chí Truyền thông (ĐHKHXH&NV tp HCM) tham gia nhưng vì lý
do phải làm việc từ xa, khó khăn trong việc trao đổi, chỉnh sửa các tác phẩm nên sau cùng việc hợp tác chưa có kết quả.”
“Thế hệ tôi” là một chương trình chính luận hay, bổ ích và cần thiết cho giới trẻ. Hai năm lên sóng, chất lượng chương trình chính luận “Thế hệ Tôi” đang có chiều hướng giảm sút. Ban biên tập VTV6 cần có những đổi mới, sáng tạo và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng chương trình, đưa chương trình tiếp cận sát hơn với giới trẻ.
Để thực hiện được chương trình xã hội hóa không phải việc đơn giản. Tên chương trình, kết cấu các phần (format) cũng như các phương án hợp tác phải trải qua một quá trình bàn bạc rất kĩ lưỡng giữa các bên tham gia. Từ đầu năm 2007, các cuộc họp bàn giữa VTV6 và các đơn vị tham gia sản xuất chương trình đã được tổ chức. Các ý kiến riêng được đưa ra, xem xét đánh giá. Cuối cùng tên gọi
“Thế hệ Tôi” được nhất trí cùng với nội dung, kết cấu kèm theo. Hợp đồng sản xuất chƣơng trình cũng đƣợc kí và có giá trị từ ngày 1/5/2007. Số đầu tiên của chương trình được phát sóng vào 19h30’ ngày 7/5/2007 do Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội thực hiện
Nội dung, kết cấu chƣơng trình:
Tôi thấy (5 – 7 phút):
- Nội dung: Phóng sự phản ánh một vấn đề, hiện tượng nóng được xã hội đặc biệt là giới trẻ quan tâm trong thời điểm hiện tại. Nội dung phóng sự có tính vấn đề: nêu được vấn đề là gì, ở đâu, diễn ra trong thời gian nào, thực trạng như thế nào? Đồng thời sự phát hiện, những góc tiếp cận mới mẻ.
- Hình thức thể hiện: Hình ảnh đa dạng, sinh động; tiết tấu nhanh; nhạc hiện đại, trẻ trung, tận dụng được hết các nguồn hình ảnh để thông tin đầy đủ nhất.
- Nội dung: Phản ánh các ý kiến đa chiều về vấn đề nêu ở trên. (Ý kiến nhiều chiều của sinh viên, của những học sinh chuẩn bị trở thành sinh viên, ý kiến của phụ huynh, thầy cô, những người lớn tuổi hơn,…). Qua đó thể hiện được những góc độ khác nhau, với thái độ chủ quan, khách quan khác nhau của những người có liên quan tới vấn đề có khả năng đánh giá vấn đề bằng những góc độ khác). Đồng thời đưa ra góc nhìn của phóng viên, chương trình “Thế hệ Tôi” với định hướng và cá tính của chương trình. (Đây là phần thấy được thái độ và góc nhìn của phóng viên chương trình nhiều nhất).
- Hình thức thể hiện: Phỏng vấn nhanh lấy được nhiều bối cảnh sống, làm việc của nhân vật được phỏng vấn… Thể hiện với nhiều hình thức khác nhau, có thể là phỏng vấn Anket hoặc tọa đàm. (Có thể là phóng sự hoặc các đoạn clip ngắn xen kẽ với chùm phỏng vấn ý kiến để làm rõ vấn đề hơn).
Chia sẻ cùng tôi (4 – 5 phút):
Nội dung: Là những câu chuyện cảm động, đáng suy nghĩ, sâu lắng, gợi những vấn đề về nhân cách, tâm hồn… Câu chuyện ở nhiều lĩnh vực khác nhau, câu chuyện thành công, câu chuyện thất bại… Những điều xung quanh cuộc sống mới với góc nhìn của người trẻ cần được chia sẻ…
Hình thức thể hiện: Sử dụng nhạc: sâu lắng, cảm động, trữ tình… Những người làm chương trình thoả sức sáng tạo cách thể hiện (có thể từ lời kể của một nhân vật thật, qua dòng cảm xúc, tâm sự, sự trải nghiệm…)
Khi mới phát sóng chương trình gồm bốn phần là: Tôi thấy, Tôi tranh luận, Tôi có và Chia sẻ cùng tôi. Tôi có được thực hiện theo thể loại phóng sự, thời lượng khoảng 5 phút, giới thiệu những thông tin về việc học, việc làm, địa điểm ẩm thực, vui chơi, giải trí…, chia sẻ ý tưởng hay về mọi lĩnh vực mà giới trẻ quan tâm. Từ tháng 2/2008 để cho chương trình ngắn gọn và cô đọng hơn, phần Tôi có
này đã được cắt đi. Chương trình chỉ còn lại ba phần như hiện nay.
Tạo một diễn đàn để giới trẻ thể hiện tiếng nói, cách hiểu, cách nghĩ của mình về cuộc sống (trên giảng đường và ngoài xã hội).
Qua chương trình, mọi người có thể hiểu hơn về giới trẻ, đặc biệt là sinh viên (cách nhìn, cách sống, cách nghĩ…) bằng chính lăng kính của những người trẻ tuổi.
Tạo ra một sân chơi cho sinh viên báo chí được thực hành, thể hiện những góc nhìn của mình, được nói về những vấn đề của chính thế hệ mình.
Chương trình tạo cho mình tính cách rất riêng: Năng động, thân thiện và thiết thực với những người trẻ trong xã hội, bổ ích, dám nói, dám tranh luận, thể hiện thái độ thẳng thắn, có chính kiến và cá tính.
Chương trình được phát sóng vào 19h30’ thứ Năm hàng tuần. Tuy nhiên từ tuần thứ 3 của tháng 4/2008, cùng với sự cắt giảm chương trình chung của cả Đài Truyền hình nên chương trình giảm xuống 2 tuần/số.
Quy trình sản xuất:
Tại VTV6, mỗi kịch bản được duyệt đi sản xuất phải có quy trình cụ thể. Hàng tháng, các thành viên trong nhóm phải đăng kí các đề tài có thể thực hiện để trưởng nhóm lên danh sách. Các thành viên sẽ bàn bạc cùng nhau xem đề tài nào hay, cần làm sớm để giữ tính mới mẻ, hấp dẫn cho chương trình. Sau khi ý tưởng được duyệt, phóng viên sẽ viết kịch bản chi tiết, nộp cho trưởng nhóm. Trưởng nhóm sẽ góp ý, sửa lại kịch bản. Kịch bản sửa sẽ được nộp cho trưởng phòng duyệt. Trưởng phòng sẽ góp ý bổ sung và kí duyệt. Kịch bản này sẽ được nộp tiếp cho Giám đốc Trung tâm xem xét, bổ sung ý kiến. Chỉ khi nào có đủ chữ kí và phê duyệt sản xuất thì phóng viên mới được đi sản xuất tác phẩm của mình. Với chương trình “Thế hệ Tôi” thì phức tạp hơn do có nhiều đơn vị tham gia sản xuất. Các trường sẽ tự đăng kí đề tài. Hàng tháng các biên tập viên của chương trình sẽ thống nhất với các trường kế hoạch sản xuất xem trường nào thực hiện số nào, đề
tài nào. Các trường sẽ gửi kịch bản tới cho biên tập của chương trình qua email. Biên tập có nhiệm vụ phản hồi, góp ý về cách thể hiện. Khi đã thống nhất ý kiến, biên tập viên sẽ đi duyệt kịch bản qua các cấp: Phòng, Trung tâm. Khi đã có đủ ý kiến và chữ kí thì các trường mới tổ chức sản xuất các chương trình. Các trường phải đảm bảo tất cả các khâu: từ liên hệ, ghi hình, dẫn kết nối, dựng hoàn thiện thành một chương trình hoàn chỉnh với đầy đủ hình cắt, hình hiệu, nhạc cắt, nhạc hiệu. Sau đó các trường sẽ nộp băng cho các biên tập viên của chương trình. Biên tập viên có trách nhiệm mang băng đi duyệt, nộp băng phát sóng. Nếu có sai sót cần sửa chữa thì góp ý luôn với các trường để sửa băng cho tốt, kịp ngày phát sóng.