Chất lượng sản phẩm Cả hai trường đều có những tác phẩm, hoặc từng phần tốt nhưng tất
3.2 Một số đề xuất, kiến nghị
Từ kết quả khảo sát, phân tích công tác đào tạo nghiệp vụ truyền hình và cụ thể là việc hợp tác thực hiện chương trình TH theo phương thức XHH tại một số Khoa đào tạo Báo chí, luận văn đề xuất một số ý kiến sau:
Thứ nhất, về công tác đào tạo nghiệp vụ báo hình nói chung:
Chương trình đào tạo: nghiên cứu trƣớc khi đào tạo – chương trình cần bám sát với nhu cầu thực tiễn. Việc các đơn vị đào tạo tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của các đoqn vị sử dụng nguồn nhân lực, ý kiến của sinh viên và cựu sinh
viên là một việc làm cần thiết, giúp chương trình đạo tạo được đánh giá và thiết kế lại hợp lí hơn. Công việc này cần được đầu tư tiến hành thường xuyên để đảm bảo tính liên tục, liên kết, cập nhật, hiện đại. Chương trình đào tạo cần theo hướng mở, thoát khỏi tình trạng đóng khép, thường bảo thù trong nhiều năm từ năm này qua năm khác hoặc rất ít thay đổi. Chương trình cần đảm bảo cung cấp đủ khối kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp cần thiết nhưng cũng phải bắt người học phải làm việc với cường độ cao, phải tự học, tự nghiên cứu. Cần cụ thể hơn nữa mục tiêu đào tạo: người học sau khi hoàn thành chương trình phải thành thục công việc gì, những cái gì cần phải tự học…nếu không sẽ dẫn đến sự bất cập về thời gian đào tạo và dung lượng kiến thức. Nghiên cứu đánh gía sau đào tạo – hiệu quả của đào tạo chỉ có thể nhận biết rõ rệt sau một thời gian nhất định; ở các trường đào tạo dài hạn chưa có nghiên cứu đánh gía nào tiến hành một cách bài bản: bao nhiêu sinh viên ra trường có việc làm, bao lâu thì xin đuợc việc? làm có đúng nghề không? Hoạt động này đối với Việt Nam cũng chưa trở thành một thói quen khoa học trong mọi hoạt động xã hội, chưa được đánh giá và quan tâm đúng mức. Có thể nói rằng, công tác nghiên cứu, khảo sát trước và sau bất kì hoạt động có ý thức nào cũng đều đem lại nhiều lợi ích. Việc tiến hành nghiên cứu, khảo sát trước và sau khi đào tạo một phần thúc đẩy tính linh hoạt, chủ động, tăng cường mối quan hệ hợp tác, giao lưu giữa đơn vị đào tạo và xã hội. Điều này cũng góp phần nâng cao uy tín, vị thế của cơ sở đào tạo đối với xã hội.
Giáo dục Đại học Việt Nam đang hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng, sánh ngang với các nền giáo duc tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Phương thức đào tạo theo tín chỉ và đánh giá chất lượng đào tạo được áp dụng và ngày càng hoàn thiện, phát huy được hiệu quả. Chương trình học báo hình cũng cần được nghiên cứu, xây dựng lại theo phương thức “module hóa” khối lƣợng kiến thức. Toàn bộ chương trình học được xây dựng thành những “gói” kiến thức theo từng bậc với những mức yêu cầu, mục tiêu phân cấp rõ. Sinh viên có thể đạt tới trình
độ nhất định khi hoàn thành mỗi module học tập. Ví dụ, sinh viên muốn theo nghề báo hình không phải đợi đến năm thứ 3, thứ 4 mới có khả năng làm một sản phẩm truyền hình nhất định, do khối lượng kiến thức về lý thuyết và kĩ năng phân bố một cách phân tán, tính chuyên môn chỉ rõ rệt trong giai đoạn cuối của khóa học. Khi áp dụng phương thức này, sinh viên sau khi hoàn thành năm thứ nhất – một module – đã nắm được những kiến thức cơ bản, đơn giản nhưng tương đối hoàn thiện để có thể thực hiện ngay được những công việc đơn giản nhất trong sản xuất chương trình truyền hình: sử dụng máy quay phim, xây dựng được một ekip thực hiện chương trình, phân biệt được cách xem truyền hình như thế nào với nhãn quan của một người làm nghề với cách xem của một khán giả bình thường… Hoàn thành những module tiếp theo, sinh viên có thể thực hiện được những sản phẩm phức tạp hơn, hoàn thiện hơn sau khi đã được cung cấp những mức độ kiến thức tương ứng.được cung cấp cho sinh viên. Đối với nghề báo hình, cần chương trình đào tạo hƣớng mạnh đến thực hành, tác nghiệp: tăng tỷ lệ các môn thực hành, thời gian thực hành và hình thức thực hành, thực hành được triển khai với những hình thức phù hợp càng sớm càng tốt. Cần đầu tư về mọi mặt cho việc đi thực tế. Sinh viên làm quen với nghề, không thụ động tiếp thu kiến thức, sáng tạo hơn, giảm bớt sự mơ hồ về nghề nghiệp, có định hướng tương lai; giáo viên cũng luôn phải vận động tư duy; khoảng cách giữa nhà trường và thực tiễn, khoảng cách giữa các đối tượng sinh viên được thu hẹp Bên cạnh đó, cần nâng cao tính cập nhật và phù hợp của phần lý thuyết. Lý thuyết đối với nghiệp vụ báo hình cần đảm bảo yêu cầu giúp sinh viên nhận thức được công việc của mình, các hoạt động, cách thức sản xuất chương trình, đạo đức nghề nghiệp và khả năng phân tích, khái quát, tổng kết thực tiễn, dự đoán hướng phát triển tương lai của nghề nghiệp. Hình thức đào tạo theo tín chỉ đang được áp dụng tại một số cơ sở đào tạo tạo điều kiện thuận lợi cho hướng đi này. Trong đó, cần tăng cƣờng các môn học mang tính chất chuyên đề, liên ngành để mở rộng khả năng tiếp thu kiến thức
của sinh viên báo hình. Điều này sẽ góp phần khắc phục tình trạng yếu kém về các lĩnh vực chuyên môn và kiến thức xã hội của sinh viên báo hình. Mỗi sinh viên tùy theo điều kiện và khả năng của mình, bên cạnh các kiến thức bắt buộc của ngành, họ có thể tự trang bị thêm kiến thức của các chuyên ngành khác: tâm lí, xã hội học, ngôn ngữ, quản lý xã hội … Việc làm này giúp sinh viên có sự chủ động ngay từ trong quá trình học tập, rèn luyện và càng có tác động tích cực đến tương lai phát triển nghề nghiệp lâu dài của sinh viên. Sinh viên báo hình sau khi ra trường, vừa có khả năng tác nghiệp, vừa có kiến thức về lĩnh vực mình đảm nhiệm: phóng viên nội chính, kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao… đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với mỗi nhà báo; tăng khả năng cạnh tranh của nhân lực chuyên ngành báo hình, khắc phục tình trạng bị lép vế so với nhân lực từ cac lĩnh vực khác – điều đã tồn tại trong một thời gian dài tại “thị trường” lao động nghề báo hình. Lâu dài cần tính đến các đài phát sóng nội bộ để thực hiện đồng thời 3 trong 1: là phương tiện tham gia điều hành, quản lý mô hình đào tạo trong Nhà trường, là kênh cung cấp thông tin, là nơi để sinh viên rèn nghề bằng việc thực hiện các chương trình phát sóng. Đặc biệt, cần tích cực, chủ động trong việc hợp tác với các cơ quan tổ chức truyền thông, Đài Truyền hình để trực tiếp thể hiện sản phẩm đào tạo của mình ....
Tài liệu và trang thiết bị dạy – học: cần đầu tư cho công tác nghiên cứu, hệ thống hóa tài liệu giảng dạy báo hình: giáo trình, sách công cụ đối với giảng viên và sinh viên để trang bị thêm kiến thức và khả năng chủ động tiếp nhận kiến thức của người học. Tập trung rà soát, nghiên cứu, bổ sung, xây dựng bộ gíao trình chuẩn, thống nhất về nội dung đào tạo trong các nhà trường.
Trong trường ĐH, việc nghiên cứu khoa học là hoàn toàn cần thiết. Đối với báo hình cũng vậy, cần được quan tâm, khuyến khích nghiên cứu khoa học. Cần đẩy mạnh những nghiên cứu mang tính ứng dụng, phương pháp hiện đại, gắn liền với thực tiễn, tổng kết thực tiễn và tìm ra những yếu tố mới mẻ, góp phần nâng
cao hiệu quả trong quá trình tác nghiệp. Đối với tài liệu nước ngoài, cần tuyển chọn và dịch thuật sao cho phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam, khả năng tiếp nhận thông tin của mỗi đối tượng khác nhau: đối tượng là giảng viên, nghiên cứu viên, là nhà báo, là sinh viên, học viên, là học sinh chuẩn bị vào ĐH….
Trang thiết bị dạy – học là điều cần được quan tâm rõ nét nhất: đầu tư thích đáng, đồng bộ, có sự tư vấn của các chuyên gia. Cần được hỗ trợ nhân lực cho việc quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, vì cán bộ giảng dạy vốn ít ỏi của các đơn vị đào tạo không có chuyên môn này. Máy móc trang thiết bị thường nhanh chóng bị lạc hậu và quan trọng nhất là thường xuyên bị hỏng hóc, trục trặc, xuống cấp là cản trợ lớn nhất đối với việc dạy và học báo hình. Các cơ sở đào tạo cần
thành lập các mô hình Trung tâm Nghiệp vụ với quy mô và năng lực hoạt động phù hợp để chuyên trách trong hoạt động giảng dạy và thực hành tác nghiệp. Thực chất, việc làm này góp phần sử dụng hiệu quả thiết bị và tạo điều kiện thuận lợi trong khâu tổ chức đào tạo.
Phương thức tổ chức lớp học: Chia nhỏ lƣợng sinh, chia thời gian học thành nhiều hình thức khác nhau: nghe giảng, thảo luận nhóm, thực hành
….Trước đây, do môn học nặng về lý thuyết, hình thức dạy học đơn thuần là nghe giảng, cán bộ và sinh viên không đủ thời gian để nghiên cứu và tham gia cộng tác với các cơ quan báo chí. Kiến thức lý luận do đó sẽ ít có khả năng được kiểm nghiệm qua thực tế. Giáo trình đang cố gắng bám sát thực tiễn và cập nhật, nhưng đó là những kiến thức sinh viên có thể tự nghiên cứu, học hỏi. Cần phải hướng dẫn, đánh gía năng lực tiếp thu của sinh viên thông qua kiểm tra, thảo luận. Các môn học lý thuyết: giúp sinh viên nêu vấn đề, chuẩn bị đề cương trên cơ sở nghiên cứu 1 số tài liệu cần thiết, thảo luận và kết luận – gắn chặt giữa lí luận và thực tiễn, làm rõ các vấn đề thực tiễn đã đặt ra. Do số sinh viên lớp quá đông nên họ ít có cơ hội thực hành và cũng khó nhận được hướng dẫn cũng như phản hồi chi tiết của giảng viên đối với các hoạt động thực hành đó. Phƣơng pháp đào tạo dìu
dắt hơn là chỉ đạo. Đây là phương pháp của các chuyên gia Thụy Điển trong các lớp đào tạo do Viện Báo chí nâng cao FOJO tổ chức cho các tòa soạn báo chí ở Việt Nam. Phương pháp này giúp người học có thể chủ động tìm ra phương hướng giải quyết bằng cách trao đổi và đặt câu hỏi; qua đó người học tự nhận ra điểm mạnh và yếu của mình. Nó liên quan đến khả năng suy nghĩ có tính phê phán và biết nghi ngờ (critical thinking) – sự sáng tạo; thứ mà người học không dễ có nếu làm theo chỉ đạo.
Nhân lực đào tạo: nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ giảng viên cơ hữu, tăng cƣờng nhân lực phụ trách kĩ thuật trong giảng dạy báo hình, đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm, có các điều kiện ràng buộc cụ thể cả về chuyên môn và thời gian. Đối với cán bộ giảng dạy cần tăng cƣờng thực tế - nhiều giảng viên không hoặc chưa có cơ hội làm việc thực tế để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Có thể kết hợp với các cơ quan, tổ chức truyền thông trong việc trao đổi nhân lực trong thời gian phù hợp, coi đây là một công việc cần thiết và được đánh giá trong nhiệm vụ vụ một giảng viên, cán bộ của Khoa. Nghiên cứu ứng dụng về ngành nghề cũng chưa được đầu tư đúng mức. Những điều này ảnh hưởng tới chất lượng bài giảng và công tác hướng dẫn thực hành. Khắc phục hạn chế về ngoại ngữ và trình độ công nghệ bằng cách thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn chuyên môn, tạo điều kiện cho cán bộ đi nghiên cứu, học tập, trao đổi tại các ĐTH, các trường ĐH trong và ngoài nước; Tăng thu nhập và các điều kiện giảng dạy, sinh hoạt – thu nhập cho giảng viên cơ hữu và cán bộ mời ngoài thấp. Nhà trường đang không đủ điều kiện để thu hút chất xám và đang bị chảy máu chất xám.
Nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng bám sát yêu cầu thực tiễn và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong công tác đào tạo đại học, sau đại học.
Điều đặc biệt quan trọng trong đào tạo bậc đại học là việc trao đổi thông tin khoa học giữa các trường, các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước nhưng ở
VN còn rất hạn chế. Tăng cƣờng hợp tác, liên kết đào tạo, nghiên cứu, tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn với các trường ĐH, các tổ chức quốc tế, các viện NCKH… như ĐH Tổng hợp công nghệ Sydney, ĐH Truyền thông TQ, ĐH Lille, ĐH Tổng hợp Hamburg v.v..
Thứ hai, về việc tiến hành hợp tác giữa các cơ sở đào tạo báo hình và các Đài TH, các công ty truyền thông theo phƣơng thƣc XHH.
Phương thức XHH SXCTTH trước hết cần là một đối tượng nghiên cứu và giảng dạy trong nhà trường, với tư cách là một xu thế phát triển của Truyền hình Việt Nam. Khi nghiên cứu một cách có hệ thống và thấu đáo, các cơ sở đào tạo sẽ có những quan điểm và phương pháp tích cực trong việc triển khai hợp tác với các tổ chức bên ngoài Nhà trường. Sinh viên cũng sẽ được tiếp cận với xu thế này ngay từ trong lý thuyết để có thể hiểu được bản chất và những hình thức biểu hiện, xu thế vận động của nó. Điều này giúp các đơn vị đào tạo có được thế chủ động, sẵn sàng tham gia xu thế này, đạt được hiệu quả cao nhất, đảm bảo tính lâu dài, ổn định. Đây cũng là một đóng góp tích cực, hữu ích đối với thực tiễn phát triển của Truyền hình Việt Nam.
Trên cơ sở rút ra những bài học kinh nghiệm của quá trình hợp tác nhỏ lẻ, manh mún và thiếu chủ động trước đây, các đơn vị đào tạo hoàn thiện, từng bƣớc khắc phục những hạn chế trong các khâu đào tạo như phần trên đã đề xuất.
Đầu tƣ thích đáng cho khâu quản lý, tổ chức sản xuất. Khi tiến hành hợp tác sản xuất chương trình truyền hình, các đơn vị đào tạo cần trở thành một bộ máy sản xuất truyền hình thực thụ, hiện dại và chuyên nghiệp. Điều cần thiết là cần phải xây dựng một cơ chế, hình thức tổ chức, quản lý phù hợp để triển khai được hoạt động này. Ví dụ: một đơn vị tự hoạch toán, một trung tâm sản xuất theo mô hình một công ty … hoạt động theo quy định của Nhà nước…. Chỉ có sự thay đổi linh hoạt này mới có thể “dọn đường”, tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo trở
thành một đơn vị sản xuất, cung cấp sản phẩm, hợp tác ngang bằng, đảm bảo quyền lợi với các tổ chức bên ngoài.
Cụ thể hóa nội dung trên, nhà trường trước hết cần có những đổi mới trong tuyển dụng nhân lực: tăng cường đội ngũ giảng viên nghiệp vụ, hướng dẫn, kĩ thuật viên … với chuẩn đầu vào không cần tương ứng thích hợp. Trước đây, những quy định khắt khe trong tuyển dụng nhân lực, quy mô chức danh tuyển dụng bó hẹp trong ngành giáo dục … khiến cho các đơn vị đào tạo chuyên ngành không có điều kiện triển khai hiệu quả chương trình học. Nhân lực chịu áp lực về thời gian, tính chất lao động không phù hợp. Cần có đội ngũ cán bộ chuyên trách được tuyển dụng, tạo điều kiện làm việc để có thể góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Nhà trường tạo điều kiện cho đơn vị sản xuất trong trường có cơ chế thanh toán tài chính phù hợp, thuận tiện để giao dịch với các cơ quan bên ngoài trên cơ sở theo đúng pháp luật.
Về đội ngũ thực hiện chương trình, đối tượng nòng cốt là sinh viên. Suy cho cùng sinh viên chính là mục tiêu của quá trình hợp tác này. Cần tổ chức sinh viên thành những nhóm sản xuất chƣơng trình chuyên nghiệp. Điều này được