Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một cơ sở đào tạo nghề báo hình bậc đại học một cách toàn diện, xuyên suốt. Tại HVBCTT, Truyền hình là một chuyên ngành thuộc Khoa Phát thanh – Truyền hình (tách ra từ Khoa Báo chí từ năm 2003). “Trong Khoa hiện đang đào tạo các chuyên ngành phát thanh, truyền hình, báo mạng, quay phim truyền hình” (Th.S Đinh Ngọc Sơn - Phó trưởng Khoa Phát thanh – Truyền hình,HVBCTT cho biết). Tại Khoa Báo chí và Truyền thông trường ĐHKHXH&NV – HN, Truyền hình thuộc Bộ môn Phát thanh – Truyền hình. Sinh viên mỗi khóa nhập học là 90-100 người học chung tất cả các môn học thuộc kiến thức chung của ngành khoa học xã hội, kiến thức lý luận và nghiệp vụ của toàn bộ hệ thống loại hình báo chí truyền thông. Như vậy, khối kiến thức về Truyền hình là một bộ phận trong chương trình đào tạo. Sinh viên ra trường với tấm bằng cử nhân ngành Báo chí học. Khoa BC&TT của ĐHKHXH&NV tpHCM tiền thân là Bộ môn Báo chí thuộc Khoa Ngữ văn và Báo chí. Theo mục tiêu đào tạo của Khoa, “sinh viên ra trường làm việc trong lĩnh vực báo chí là 20-30%, chủ yếu là làm truyền thông, một bộ phận làm trong ngành xuất bản và nghiên cứu truyền thông… Nghiệp vụ Truyền hình là một phần nhỏ thuộc loại hình truyền thông điện tử được đào tạo tại khoa” (TS. Huỳnh Văn Thông – Chủ nhiệm Khoa cho biết). Hiện tại, trường Đại học Khoa học Huế cũng tách Bộ môn Báo chí
thuộc Khoa Ngữ văn thành Bộ môn Báo chí và Truyền thông có mã đào tạo riêng, trong đó, Truyền hình cũng chỉ là một phần trong chương trình đào tạo chung. Như vậy, mặc dù mảng kiến thức về Truyền hình luôn được các đơn vị đào tạo chú trọng, thực tế đây là một phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo ngành báo chí, tuy nhiên, do quy mô và cơ cấu tổ chức trong các đơn vị khác nhau nên mức độ tập trung cho mảng kiến thức này cũng không đồng đều.
Đội ngũ cán bộ cơ hữu giảng dạy mảng kiến thức Truyền hình hiện nay trong tổng số cán bộ của các đơn vị và học vị như sau: ĐHKHXH&NV – HN có 4 cán bộ dạy truyền hình/18 cán bộ (1 PGS.TS, 1 NCS, 1 học viên Cao học), HVBCTT là 5/20 cán bộ (3 Thạc sỹ, 2 Nghiên cứu sinh), ĐHKHXH&NV- tpHCM là 3/13 cán bộ (Thạc sỹ), Khoa Báo chí – Truyền thông (Đại học Khoa học Huế) có 2 Thạc sỹ/11 cán bộ của Khoa. Theo đánh giá của lãnh đạo các đơn vị đào tạo thì cùng chung một nhận định về đội ngũ cán bộ giảng dạy cơ hữu cho mảng kiến thức truyền hình là “còn thiếu về số lượng và đang tiếp tục nâng cao trình độ truyên môn và kinh nghiệm thực tế” (PGS.TS Dương Xuân Sơn, Chủ nhiệm Bộ môn Phát thanh- Truyền hình, Khoa BC&TT, ĐHKHXH&NV HN), cũng theo như Th.S Phan Quốc Hải, cán bộ Bộ môn BC&TT,ĐH Khoa học Huế, “đội ngũ giáo viên còn ít” là một điểm hạn chế trong quá trình đào tạo của Khoa. Trên thực tế, các cơ sở đào tạo đều có cơ chế mời đội ngũ chuyên gia là các nhà báo truyền hình cùng tham gia giảng dạy một số chuyên đề và nói chuyện thời sự, chia sẻ kinh nghiệm. Tuy nhiên, đội ngũ sinh viên đánh giá cao bởi tinh thần nhiệt tình trong giảng dạy (72% ý kiến đánh giá của sinh viên). Do truyền hình là một lĩnh vực đặc thù, liên quan trực tiếp đến máy móc, trang thiết bị và việc truyền đạt đến sinh viên những kĩ năng nghiệp vụ đòi hỏi phải cặn kẽ, chi tiết, cụ thể. Không giống như các môn học thuộc phần Lý luận chung, sinh viên có thể ngồi nghe giảng, lớp tổ chức đông, cách thức tiếp nhận chủ yếu bằng thính giác, thì các môn học về Truyền hình cần được truyền tải – tiếp nhận bằng phương pháp trực quan
và thao tác thực nghiệm. Do vậy, phương pháp giảng dạy và cách thức học của sinh viên – với tư cách là quá trình tự học, là rất quan trọng.
Về kết cấu chương trình đào tạo, các đơn vị đào tạo đều khẳng định sự đổi mới trong việc tổ chức, phân bổ các khối kiến thức lý luận chung và kiến thức chuyên môn, giữa các môn lý thuyết và các môn thực hành tác nghiệp. Điều tra ý kiến sinh viên về nhu cầu tiếp nhận các kiến thức thực hành truyền hình so với thực tế được đáp ứng trong quá trình học có kết quả như sau:
Tỷ lệ giữa thời lƣợng lý thuyết và thực hành
truyền hình
Mức đánh giá của sinh viên Khoa BC&TT HN
Mức đánh giá của sinh viên khoa PT-TH Chưa hợp lý - Thiên về lý thuyết - Các ý kiến khác Hợp lý 78,9% 91,5% 8,5% 21,1% 66,67% 75% 25% 33,33%
Bảng 2.1 . Đánh giá của sinh viên về tỷ lệ thời lƣợng lý thuyết – thực hành trong nghiệp vụ truyền hình
Theo khảo sát 90 sinh viên (1 lớp học) của khoa Báo chí và Truyền thông, ĐHKHXH&NV và 30 sinh viên (1 lớp học) của Khoa Phát thanh – Truyền hình, HVBCTT, có thể thấy rằng đa phần sinh viên cho rằng tỷ lệ giữa thời lượng học thực hành trong mảng kiến thức truyền hình của Khoa là chưa hợp lý. Trong số đó, phần lớn nguyên nhân là do chương trình đạo tạo quá thiên về lý thuyết. Tuy nhiên khi tiến hành phỏng vấn sâu một số sinh viên, cựu sinh viên của hai đơn vị đào tạo về vấn đề này, chúng tôi thu được một số nhận xét bổ sung như sau: Phan Thị Hoài ( Truyền hình K24 – Khoa Phát thanh – Truyền hình Khóa học: 2004 - 2008, đang làm việc tại: Ban Thanh Thiếu Niên VTV6 – Đài Truyền hình Việt Nam) cho biết: “ Thực chất các môn lý thuyết có những tác dụng nhất định đối với sinh viên khi ra trường đi làm. Tuy nhiên những kiến thức lý thuyết đó quá ít ỏi và
đôi khi không còn thích hợp nữa. Việc sinh viên được trực tiếp làm các tác phẩm, sau đó phân tích đúng, sai có tác dụng hơn rất nhiều.” : Đào Thị Hồng Lĩnh (Lớp Truyền hình K25 – Khoa Phát thanh – Truyền hình, Khóa học: 2005 -2009, đang làm việc tại Đài Truyền hình Việt Nam): “Lý thuyết rất quan trọng nhưng lý thuyết đưa vào chưa thực sự hợp lý. Có giảng viên quá nặng thực hành, không coi trọng lý thuyết. Có người thì chỉ có lý thuyết mà ít thực hành”.
Nguyễn Thị Thùy Ngân (K50 (2005-2009), Khoa Báo chí và Truyền thông, làm việc tại: Công ty cổ phần truyền thông Nhất): “Số lượng môn học lý thuyết vừa thừa vừa thiếu. Thừa về số lượng thể loại, thiếu về lý thuyết nghiệp vụ. Giữa lý thuyết và thực hành có sự chênh lệch khá lớn. Khả năng thu hút của của các môn học lý thuyết còn hạn chế”.
Ngô Thành Vũ (2005-2009), Khoa Báo chí và Truyền thông, làm việc tại: Đài Truyền hình Việt Nam): “ Về các môn học lý thuyết: xét về mặt số lượng chung là tương đối dày dặn, nhưng về độ sâu sắc của lý thuyết thì chưa đạt tới. Hệ thống thể loại được cung cấp đầy đủ về số lượng, tuy vậy, về chất lượng, về chiều sâu, về việc truyền đạt kiến thức để sinh viên có thể hình dung một cách toàn vẹn thì chưa đạt được. Số lượng kiến thức lớn, nhưng chưa được cung cấp 1 cách hiệu quả, chất lượng chưa được cao. Chưa thu hút, hấp dẫn sinh viên mặc dù hệ thống kiến thức này rất cần thiết”.
Qua một số ý kiến trên có thể nhận thấy, sinh viên đánh giá cao cả lý thuyết và thực hành trong nghiệp vụ truyền hình. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần phân bố tỷ lệ này hợp lý hơn, chú trọng thực hành hơn. Bên cạnh đó là vấn đề nội dung kiến thức của cả hai phần học này, cần phải thực sự cập nhật và hữu ích, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Sinh viên thấy phần lý thyết là cần thiết bởi đối với đào tạo bậc cử nhân, sinh viên ý thức được việc trang bị kiến thức nền tảng xã hội là rất quan trọng trong phát triển nghề nghiệp. Đồng thời khả năng tư duy, phân tích, tổng
hợp, phát hiện ra những vấn đề mang tính nguyên tắc, quy luật trong hoạt động truyền thông bằng báo hình là rất quan trọng, chứ không dừng lại ở trình độ thao tác nghiệp vụ. Vấn đề khó khăn đặt ra là khả năng tổ chức chương trình đào tạo của các đơn vị và phần quan trọng nữa là từ phía nhận thức của sinh viên. Đối tượng sinh viên không đồng nhất trong mục tiêu học tập, phương pháp học tập.
PGS.TS Dương Xuân Sơn cho biết “ Trước đây, tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo là 70-30 vì hạn chế về đội ngũ cán bộ, trang thiết bị, cơ sở vật chất, các môn học chủ yếu là các kiến thức lý luận; Khoa đã từng bước thay đổi cái tỷ lệ này. Mục tiêu là 50 – 50, thậm chí là 40 – 60, đẩy mạnh thực hành lên…”. Th.S Đinh Ngọc Sơn cũng khẳng định những thay đổi tích cực của chương trình đào tạo của Khoa Phát thanh- Truyền hình, HVBCTT là
“Điểm đổi mới là trước kia sinh viên học theo 2 giai đoạn, thì nay ngay từ năm đầu sinh viên đã học các môn chuyên ngành. Trong khung chương trình đào tạo các môn chuyên ngành được tăng thêm thời lượng”. Tuy nhiên việc thay đổi trong chương trình của một đơn vị đào tạo không thể tiến hành gấp gáp, cần có lộ trình khoa học, từng bước chỉnh sửa đồng thời phải có sự đánh giá, rút kinh nghiệm.
Hệ thống giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo và các đề tài nghiên cứu về lý luận truyền hình, kỹ thuật truyền hình cũng chưa được các đơn vị rà soát một cách hệ thống. Vì vậy sinh viên chưa thể tự trang bị kiến thức bằng nguồn tài liệu tham khảo này. Nhiều sinh viên không biết tìm tài liệu để tự học tập và nghiên cứu. Phần lý thuyết vốn được nghiên cứu và tham khảo từ các nguồn tài liệu và hoạt động truyền hình từ nhiều năm trước đây, chưa kịp thời bổ sung, cập nhật, chỉnh sửa. Một số đầu sách nước ngoài được dịch ra nhưng văn phong và nội dung chưa phù hợp với cách tiếp cận của công chúng sinh viên nên quá trình thu nhận kiến thức chưa hiệu quả.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị là một trong những điều kiện quan trọng của công tác đào tạo nghiệp vụ truyền hình. Các đơn vị đều nhận được sự đầu tư nhất
định từ phía cơ quan quan lý, đồng thời luôn cố gắng huy động các nguồn tài trợ, sự đầu tư từ các dự án nhằm bổ sung, nâng cấp thiết bị máy móc, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. Trung tâm Nghiệp vụ Phát thanh – Truyền hình được thành lập tại Khoa Báo chí và Truyền thông – ĐHKHXH&NV ngay sau khi Khoa được thành lập, thể hiện sự quan tâm đến công tác dạy và học nghiệp vụ truyền hình. Thời gian đầu, máy móc của Trung tâm này còn thiếu thốn, chỉ với 3 máy quay phim, 1 số đầu video, màn hình lạc hậu. Trong quá trình phát triển, Trung tâm đã được đầu tư thêm hệ thống máy hiện đại hơn, sát với thực tế hơn: máy quay kĩ thuật số, bàn dựng ki thuật số. Khoa cũng được đầu tư kinh phí từ tiểu Dự án 180.000 USD trong Dự án Word Bank tài trợ để nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị… Tại Khoa Phát thanh – Truyền hình của HVBCTT cũng có sự đầu tư lớn cho cơ sở vật, thiết bị chuyên ngành Truyền hình. Đây là hai đơn vị có hệ thống cơ sỏ vật chất, thiết bị được đầu tư lớn nhất trong các cơ sở đào tạo nghề báo bậc Đại học hiện nay.
Thiết bị Khoa BC&TT Khoa PTTH
Số lượng camera 10 20
Số lượng bàn dựng 5 5
Số lượng trường quay 1 1
Bảng 2.2: Thống kê trang thiết bị của 2 đơn vị đào tạo nghiệp vụ truyền hình khảo sát năm 2008
Tuy nhiên, khả năng đáp ứng yêu cầu đào tạo về nghiệp vụ truyền hình với hệ thống trang thiết bị như hiện nay của các đơn vị đào tạo là hạn chế cả về hiệu suất và tính lâu dài. Theo khảo sát, hệ thống thiết bị hiện nay của các khoa đều đã xuống cấp do quá trình sử dụng mắc nhiều lỗi sai phạm, không có điều kiện bảo dưỡng, sửa chữa. Vì vậy, hiệu suất sử dụng không cao và ngày càng có chiều hướng giảm sút. Những hạn chế về phương tiện cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự hứng thú học tập, hiệu quả và chất lượng dạy và học của cán bộ, sinh viên. Với
yêu cầu sau mỗi phần lý thuyết cần có một bài tập thực hành kĩ năng, khả năng đáp ứng cho sinh viên có thể sử dụng thiết bị và làm tốt bài tập của mình là rất hạn chế.
Mức độ sử dụng trang thiết bị thực hành
truyền hình
Khoa BC&TT Khoa PTTH
Thường xuyên 22,22% 66,67%
Thỉnh thoảng 41,11% 23,33%
Rất ít 25,56% 10%
Chưa lần nào 11,11% 0%
Bảng 2.3 Mức độ sử dụng trang thiết bị thực hành truyền hình
Th.S Đinh Ngọc Sơn cho biết: “Với hệ thống thiết bị phát thanh và truyền hình hiện có đã đáp ứng một phần nhu cầu thực hành của sinh viên, ngoài ra sinh viên còn chủ động thực hành qua thiết bị cá nhân hoặc ngoài xã hội”.
Với Khoa Báo chí và Truyền thông, mức độ sử dụng thiết bị truyền hình thấp hơn là do số lượng sinh viên đông trên tổng số thiết bị có hạn. Đồng thời yếu tố phân hóa về mục đích học tập, khả năng học tập trong sinh viên cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới mức độ sử dụng trang và hiệu quả khai thác thiết bị.
Mục đích học nghiệp vụ truyền hình Khoa BC&TT Khoa PTTH
Xác định làm việc trong lĩnh vực truyền hình 33,4% 83,33% Có khả năng và thích nghiệp vụ truyền hình,
nhưng chưa xác định làm việc
55,6% 16,67%
Chỉ để đảm bảo đạt yêu cầu môn học 5,3% 0
Không có khả năng học nghiệp vụ truyền hình nên không hứng thú
5,7% 0
Bảng trên cũng cho thấy được thực tế mục đích học tập nghiệp vụ truyền hình của sinh viên trong thời gian tiến hành khảo sát. Đây là đối tượng sinh viên năm thứ cuối, chuẩn bị tốt nghiệp nên ý thức về mục đích học tập đã có một quá trình để hình thành và củng cố. Sự phân hóa thể hiện mạnh ở Khoa BC&TT trong khi Khoa PTTH khá đồng nhất. Sự khác nhau xuất phát từ đặc thù của hai Khoa ngay từ khâu thi tuyển sinh, hình thức đào tạo và từ chính nhu cầu tự thân của sinh viên. Trên thực tế, chưa có cơ sở đào tạo nào tiến hành khảo sát về khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp một cách có hệ thống.
Việc tổ chức các đợt thực hành, thực tập cho sinh viên trong kế hoạch đào tạo cũng là một điểm quan trọng trong đào tạo nghiệp vụ truyền hình. Hằng năm, các đơn vị đào tạo đều thiết kế khoảng thời gian để sinh viên tiếp xúc và thực hành nghiệp vụ ngoài thực tế thông qua các đợt kiến tập, thực tế, thực tập tốt nghiệp của sinh viên. Ở Khoa BCTT, sinh viên có 2 đợt kiến tập trong 2 năm đầu, năm thứ 3 có đợt thực tế. Vào năm thứ 4, sinh viên thực tập tại các cơ quan báo chí truyền thông theo nguyện vọng. Đây vừa là môn học bắt buộc đánh giá kết quả học tập của sinh viên với thời gian 3 tháng. Đây cũng là mô hình được áp dụng bên Khoa PTTH. Các khoa đã có sự khuyến khích sinh viên tự tìm lấy hội tiếp cận thực tế nghề nghiệp bên cạnh các đợt thực tế, thực tập bắt buộc. Điều này giúp sinh viên chủ động hơn trong quá trình trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phẩm chất, bản lĩnh, tăng cường khả năng tìm kiếm việc làm cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nghề nghề. Tuy nhiên, lượng sinh viên Khoa BCTT có nguyện vọng và khả năng đăng kí kiến tập, thức tập tại các cơ quan truyền hình, các bộ phận sản xuất CTTH của các tổ chức truyền thông chỉ chiếm một phần, bên